Một số bệnh do muỗi Aedes truyền trên thế giới vàViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti và aedes albopictus tại tỉnh bình định và gia lai (2016 2018) (Trang 39 - 43)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Một số bệnh do muỗi Aedes truyền trên thế giới vàViệt Nam

1.3.1. Một số bệnh do muỗi Aedes truyền trên thế giới

1.3.1.1. Bệnh sốt vàng

Sốt vàng là bệnh nhiễm virus cấp tính do muỗi Ae. aegypti truyền và

là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao trước khi có vắc xin phịng bệnh. Đây là bệnh khơng có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng hiện nay đã có vaccine phịng bệnh. Bệnh lưu hành ở các quốc gia vùng nhiệt đới châu Phi (34 quốc gia) và châu Mỹ (13 quốc gia). Hằng năm có khoảng 200.000 ca mắc và 30.000 ca tử vong tập trung ở các quốc gia châu Phi, châu Mỹ. Một nghiên cứu khác trong năm 2013 ước tính có khoảng 84.000-170.000 ca bệnh nặng và 29.000-60.000 ca tử vong (WHO, 2018) [126],[129].

Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) thì biện pháp tốt nhất phòng chống bệnh sốt vàng ở các vùng lưu hành là tiêm vắc xin (WHO, 2018) [129].

1.3.1.2. Bệnh do virus Zika

Virus Zika lần đầu tiên được phân lập vào năm 1947 trên khỉ Rhesus tại Uganda thông qua mạng lưới giám sát bệnh sốt vàng [71]. Đến năm 1952, ca nhiễm virus Zika đầu tiên ở người được ghi nhận tại Uganda và Tanzania. Sau đó dịch đã được ghi nhận ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á và Thái Bình Dương. Virus Zika liên quan đến hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng Guillain-Barré [58],[91],[126].

Từ năm 2015-2016, virus Zika tiếp tục lan rộng ra 75 quốc gia và là nguyên nhân gây dịch ở châu Mỹ, Thái Bình Dương và lần đầu tiên bùng phát dịch do virus Zika được báo cáo ở Mỹ, châu Phi và Đông Nam Á [58].

Đến ngày 10/3/2017, TCYTTG thơng báo có 148 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lưu hành hoặc lây truyền virus Zika. Có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận trẻ mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến virus Zika [11].

1.3.1.3. Bệnh do virus Chikungunya

Virus Chikungunya được phân lập lần đầu tiên vào năm 1952-1953 tại Tanzania ở cả người và muỗi. Hiện nay virus đã xác định có mặt hơn 106 quốc gia ở châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Mỹ [64],[106],[126]. Năm 2016, có 349.936 ca nghi ngờ và 146.914 ca xác định trong phịng thí nghiệm và số ca mắc tập trung chủ yếu ở Brazil, Bolivia và Colombia. Năm 2016 cũng là năm đầu tiên báo cáo lan truyền tại chỗ được ghi nhận tại Argentina với hơn 1.000 ca nghi ngờ nhiễm virus Chikungunya. Châu Phi, Kenya báo cáo với hơn 1.700 ca nghi ngờ (WHO, 2017) [128]

1.3.1.4. Bệnh sốt xuất huyết Dengue

Theo báo cáo mới nhất của TCYTTG, số mắc SXHD tiếp tục gia tăng và ước tính khoảng 3,9 tỷ người sống ở 128 quốc gia có nguy cơ nhiễm, với 390 triệu người nhiễm hàng năm, chủ yếu là trẻ em và khoảng 2,5% người tử vong trong số 500.000 trường hợp SXHD mức độ nặng nhập viện. Ba khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là châu Mỹ, Đơng Nam Á và Tây Thái Bình Dương, với số ca mắc trong năm 2008 là 1,2 triệu ca tăng lên hơn 3,2 triệu ca trong năm 2015 và hiện đang tiếp tục gia tăng (WHO, 2018). Trong năm 2015, riêng khu vực châu Mỹ ghi nhận 2,35 triệu ca, trong đó 10.200 ca SXHD nặng với 1.181 ca tử vong [50],[130].

Không chỉ gia tăng số ca mắc mới mà bệnh còn lan rộng ra nhiều vùng mà trước đây chưa ghi nhận dịch, gây ra mối đe dọa lớn cho sức khỏe cộng đồng như tại một số quốc gia châu Âu gồm Pháp, Croatia, quần đảo Madeira của Bồ Đào Nha và 10 quốc gia khác ở châu Âu. Năm 2013, SXHD

xảy ra ở bang Florida (Mỹ), Vân Nam (Trung Quốc) và tiếp tục ảnh hưởng đến một số quốc gia Trung Mỹ, đáng chú ý là Costa Rica, Honduras và Mexico. Ở châu Á, Singapore báo cáo gia tăng số mắc sau nhiều năm biến mất và các ổ dịch cũng đã được báo cáo ở Lào. Năm 2014, xu hướng gia tăng số ca mắc ở Trung Quốc, Quần đảo Cook, Fiji, Malaysia và Vanuatu. SXHD cũng được báo cáo ở Nhật Bản sau hơn 70 năm biến mất [130].

1.3.2. Một số bệnh do muỗi Aedes truyền tại Việt Nam

Trước năm 2015, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc virus Zika, nhưng kể từ tháng 3 năm 2016 đến ngày 12/6/2017, cả nước ghi nhận 246 trường hợp nhiễm virus Zika tại 15 tỉnh/thành phố. Trong đó có 01 trường hợp trẻ 4 tháng tuổi mắc chứng đầu nhỏ nghi liên quan đến virus Zika tại tỉnh Đắk Lắk [11]. Còn bệnh do virus Chikungunya, tại Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ, tuy nhiên thông qua một số nghiên cứu gần đây cũng đã xác định được tỷ lệ nhất định bệnh nhân nhiễm virus Chikungunya.

Như vậy, đến thời điểm này tại Việt Nam bệnh SXHD, bệnh do virus Chikungunya và Zika đều được ghi nhận, trong đó SXHD là bệnh phổ biến nhất với số ca mắc và tử vong hằng năm luôn ở mức cao. Hiện SXHD là một trong mười bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong 10 năm trở lại đây, với tỷ lệ mắc đứng thứ tư và tỷ lệ chết đứng thứ năm. Hiện có ít nhất khoảng 70 triệu người nước ta nằm trong vùng SXHD lưu hành và có nguy cơ mắc bệnh này bất kỳ lúc nào [11].

Trong năm 2010, nhiều nơi có số ca mắc và tử vong gia tăng đột biến, nhất là miền Trung (24 ca tử vong/35.865 ca mắc) và Tây Nguyên (5 ca tử vong/13.255 ca mắc) [4]. Từ năm 2011-2014 ghi nhận số mắc tại 55/63 tỉnh/thành phố, trong đó miền Nam có tỷ lệ mắc cao nhất chiếm 68,6%. Tử vong SXHD ghi nhận tại 32/63 tỉnh, thành phố, trong đó chủ yếu tại các tỉnh

phía Nam và trẻ em dưới 15 tuổi [7]. Số mắc giảm dần qua các năm và đến năm 2015 vào chu kỳ dịch nên số mắc tăng lên 97.770 ca, 62 ca tử vong [9].

nh hình SXHD tại hai tỉnh nghiên cứu: Bình Định và Gia Lai là

hai tỉnh trọng điểm SXHD ở miền Trung-Tây Nguyên, năm 2010 có số ca mắc cao nhất kể từ năm 1998, cụ thể ở tại Bình Định là 3.934 ca và Gia Lai 3.565 ca [4],[45]. Sau đó bệnh giảm nhưng đến năm 2015 số mắc tăng trở lại, cụ thể tại Gia Lai có 3.022 ca mắc, đây là số ca mắc cao nhất ở Tây Nguyên và tại Bình Định là 2.849 ca, đứng thứ 2 sau khánh Hòa ở miền Trung [9]. Năm 2016 [10], số mắc tiếp tục tăng tại Bình Định (4.378 ca) và Gia Lai (13.374 ca). Đáng lưu ý số mắc phân bố nhiều ở miền núi, nông thôn và tăng nhiều so với trước đây, điều này gây nhiều khó khăn trong phịng chống bệnh và sự cần thiết phải có các biện pháp phịng chống thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti và aedes albopictus tại tỉnh bình định và gia lai (2016 2018) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)