Tính kháng hóa chất diệt cơn trùng của muỗi Aedes trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti và aedes albopictus tại tỉnh bình định và gia lai (2016 2018) (Trang 32 - 36)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Nghiên cứu tình trạng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes

1.2.4. Tính kháng hóa chất diệt cơn trùng của muỗi Aedes trên thế giới

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về tính kháng hóa chất của muỗi Ae.

aegypti và Ae. albopictus, các nghiên cứu xác định tính kháng hóa chất xảy ra ở hầu hết các vùng có SXHD lưu hành trên tồn thế giới từ châu Á Thái Bình Dương đến châu Phi, châu Mỹ và nhiều vùng khác với mức độ kháng khác nhau phụ thuộc vào mức độ và thời gian sử dụng hóa chất.

lồi trong năm 1946 lên 150 loài năm 1980 và 198 loài năm 1990. Trong số đó, có một số lồi có khả năng kháng với hai hay nhiều loại hóa chất khác nhau, làm cho công tác phịng chống gặp nhiều khó khăn và thách thức. Chính vì vậy, việc xác định mức độ nhạy cảm của các véc tơ truyền bệnh là yêu cầu cần thiết nhằm lựa chọn hóa chất thích hợp trong chương trình phịng chống sốt rét, sốt xuất huyết.

Brengues và cộng sự (2003) [51] đã chứng minh muỗi Ae. aegypti

kháng DDT ở 13 điểm thuộc nhiều nước khác nhau từ năm 1995-1998: Brazil, French Guiana, French Polynesia, Indonesia, Ivory Coast, Martinique, Thái Lan và Việt Nam; Rapeeporn Yaicharoen và cộng sự (2005) kiểm tra tính kháng hóa chất của 5 chủng muỗi Ae. aegypti tại Băng Cốc và tỉnh

Pathum Thani, Thái Lan cho thấy: hai quần thể Ae. aegypti ở Băng Cốc có

mức độ kháng với deltamethrin cao hơn 3 quần thể còn lại và xuất hiện kháng chéo với DDT được quan sát ở các chủng muỗi này [101] . Tại các sân bay quốc tế phía Nam Ấn Độ, Ae. aegypti và Ae. albopictus kháng với

DDT, và dieldrin, nhưng hai loài này vẫn nhạy với propoxur, fenitrothion, malathion, deltamethrin, permethrin và lambdacyhalothrin [110].

Một nghiên cứu khác tại quần đảo Andaman và Nicobar, Ấn Độ trong năm 2015 cho thấy muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus kháng với DDT nhưng vẫn còn nhạy với dieldrin. Cả hai loài kháng với fenitrothion, carbamate và bendiocarb, trong khi vẫn còn nhạy với malathion và propoxur. Đối với các hóa chất nhóm pyrethroid thì cả hai loài nhạy với deltamethrin, nhưng kháng với permethrin, lambdacyhalothrin và cyfluthrin [114] và mức độ nhạy cảm của hai lồi muỗi này có thể khác nhau tùy theo khu vực.

Ở Thái Lan, nghiên cứu mức độ nhạy cảm với malathion, fenitrothion và propoxur của muỗi Ae. aegypti từ năm 2000-2011 cho thấy: kháng cao với

malathion và fenitrothion ở Ae. aegypti đã được báo cáo ở miền Trung, Bắc và Đông Bắc của Thái Lan. Trong khi đó, chỉ một điểm ở miền Nam báo cáo muỗi Ae. aegypti kháng với malathion [114] ở miền Bắc muỗi Ae. aegypti

Ae. albopictus kháng mạnh với DDT, ở một số khu vực hai loài này cũng

kháng với permethrin và deltamethrin [112].

Nghiên cứu tại thủ đô Bangkok, Thái Lan năm 2011 cho thấy: muỗi

Ae. aegypti còn nhạy với malathion và cyfluthrin nhưng muỗi lại kháng với

deltamethrin ở 6 quận của Bangkok. Tất cả các quần thể muỗi Ae. aegypti

kháng với DDT [78]; Nghiên cứu trong năm 2015 tại Penang, Malaysia đã xác định muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus kháng với lambdacyhalothrin

nhưng vẫn còn nhạy với pirimiphos-methyl [66]; Năm 2017, tại Trung Quốc ghi nhận muỗi Ae. aegypti cịn nhạy với 4 nhóm hóa chất [89].

Nghiên cứu trong năm 2016 tại phía Đơng Punjab, Pakistan cho biết: muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus đã kháng với DDT, deltamethrin,

lamdacyhalothrin, permethrin ở tất cả các điểm nghiên cứu, tuy nhiên cả hai lồi vẫn cịn nhạy với malathion tại quận Lahore [94]. Một nghiên cứu khác tại Mansehra, Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan cho biết Ae. aegypti kháng với DDT, malathion, lambdacyhalothrin và deltamethrin [96].

Một số quốc gia châu Phi cũng bắt đầu ghi nhận muỗi Ae. aegypti

kháng với một số hóa chất đặc biệt là DDT. Tại Nigeria, trong hai năm nghiên cứu (2011-2012) đã ghi nhận muỗi Ae. aegypti kháng với DDT, cịn các hóa chất khác như deltamethrin, permethrin muỗi vẫn còn nhạy, nhưng tại điểm Ebute Metta muỗi đã tăng sức chịu đựng trong hai năm theo dõi. Tại Trung Phi, loài Ae. aegypti (Libreville) và Ae. albopictus (Buea và

Yaoundé) kháng DDT. Tất cả muỗi thu thập ngoài thực địa đều nhạy với deltamethrin, DDT, fenitrothion và propoxur (Ayorinde A, 2015) [47]. Năm

2011, tại Colombia quần thể Ae. aegypti vẫn còn nhạy với deltamethrin,

cyfluthrin nhưng kháng cao với DDT, etofenprox và một số điểm ở bang Choco và Putumayo muỗi Ae. aegypti kháng với lamdacyhalothrin,

permethrin và fenitrothion [70]. Hay tại Sao Paulo, Brazil cũng ghi nhận muỗi Ae. aegypti kháng với temephos và fenitrothion [88].

Bên cạnh kháng hóa chất được xác định bằng thử nghiệm sinh học theo hướng dẫn của TCYTTG, thì nhiều nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật sinh hóa và kỹ thuật sinh học phân tử để xác định các cơ chế kháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có hai cơ chế kháng chủ yếu được xác định ở hai véc tơ

Ae. aegypti và Ae. albopictus là kháng do cơ chế chuyển hóa và kháng do thay đổi vị trí đích. Kháng do thay đổi vị trí đích trong đó kháng ngã gục hay cịn gọi là kháng kdr là cơ chế kháng phổ biến nhất và cơ chế kháng này lần đầu phát hiện trên ruồi nhà. Kháng kdr là do đột biến trên gen quy định kênh natri, đây là đích tác động của các hóa chất nhóm pyrethroid. Kháng kdr là cơ chế kháng phổ biến được phát hiện ở muỗi Aedes gồm đột biến kdr

F1534C và V1016I [108], V410L ở quần thể Ae. aegypti, đột biến kdr

Phe1534Cys ở Ae. albopictus tại Brazil [48],[65]; ngoài ra lần đầu phát hiện đột biến kdr F1534S và F1534L ở muỗi Ae. albopictus kháng với pyrethroid tại đảo Hải Nam (Trung Quốc) [53]. Nghiên cứu của Murcia (2019) [95] tại Panama cũng phát hiện đột biến kdr Ile1011Met và

Val1016Gly ở muỗi Ae. aegypti. Như vậy, các đột biến gen kdr liên quan

đến kháng hóa chất ngày càng phổ biến ở nhiều nơi và đang là vấn đề thách thức lớn trên tồn cầu trong chiến lược phịng chống véc tơ SXHD.

Có hai cơ chế kháng pyrethroid chính đã được xác định đó là tăng cường khử độc tố do P450-monooxygenases và các đột biến gen ở kênh natri cảm ứng điện thế (Vssc). Một số P450s được cho là có liên quan đến kháng

pyrethroid có thể là do các đột biến đơn hoặc kết hợp các đột biến ở Vssc. Sự có mặt các đột biến kênh vận chuyển natri có thể dẫn đến mức độ muỗi kháng rất cao (Smith L.B và cộng sự, 2016) [111]. Do vậy, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai để chứng minh điều này.

Muỗi kháng hóa chất diệt đang là vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến thành quả của các chương trình phịng chống véc tơ, nhất là muỗi truyền bệnh SXHD, Zika và Chikungunya. Hiện nay, các nghiên cứu ở nhiều quốc gia cho thấy muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus đều kháng với DDT ở tất cả

các điểm. Tuy nhiên, đối với các loại hóa chất nhóm pyrethroid, phospho hữu cơ thì mức độ kháng khác nhau, tùy theo quốc gia cũng như khu vực, thậm chí trong một quốc gia thì mức độ nhạy kháng cũng khác nhau. Mức độ gia tăng kháng hóa chất như hiện nay nhất là nhóm pyrethroid đang là thách thức trong phịng chống muỗi trên tồn cầu. Hai loài Ae. aegypti và Ae. albopictus kháng cao với nhóm pyrethroid ở Mỹ Latinh nhưng mức độ thấp

hơn xảy ra ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti và aedes albopictus tại tỉnh bình định và gia lai (2016 2018) (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)