.aegypti theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti và aedes albopictus tại tỉnh bình định và gia lai (2016 2018) (Trang 105)

Tỉnh Chủng muỗi Ae. aegypti Số mẫu đột biến L982W V1016G L982W + V1016G Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Bình Định Thành thị 13 7 53,8 5 38,5 1 7,7 Đồng bằng 12 6 50,0 6 50,0 0 0 Miền núi 7 7 100 0 0 0 0 Gia Lai Thành thị 14 14 100 0 0 0 0 Nông thôn 1 12 12 100 0 0 0 0 Nông thôn 2 8 8 100 0 0 0 0

Phân tích hai loại đột biến tại các điểm nghiên cứu cho thấy: Tại tỉnh Bình Định, sinh cảnh thành thị trong số 13 mẫu ghi nhận đột biến thì tỷ lệ đột biến L982W chiếm 53,8% so với đột biến V1016G là 38,5%, đồng thời tại sinh cảnh thành thị cũng ghi nhận 1 mẫu xuất hiện cùng lúc hai đột biến L982W + V1016G chiếm tỷ lệ 7,7%.

Tại sinh cảnh đồng bằng tỉnh Bình Định, tỷ lệ đột biến L982W và V1016G lần lượt là 50% và 50%; còn ở sinh cảnh miền núi 100% mẫu xuất hiện đột biến L982W (bảng 3.36).

Tỉnh Gia Lai, tại tất cả các sinh cảnh thành thị, nông thôn 1 và nơng thơn 2 có 100% đột biến L982W (bảng 3.36).

3.2.2.2. Kết quả PCR thu nhận gen kdr của muỗi Aedes aegypti

Các mẫu muỗi Ae. aegypti kháng hóa chất sau khi thử sinh học được tiếp tục thực hiện phản ứng PCR để thu nhận gen mã hóa vùng kdr, với kích thước lý thuyết là khoảng 650bp. Kết quả điện di sản phẩm PCR đúng như dự kiến là 650bp và có chất lượng đủ để giải trình tự (hình 3.16)

Hình 3.16. Kết quả điện di sản phẩm PCR gen kdr muỗi Aedes aegypti tại các điểm nghiên cứu

Ghi chú: (-); chứng âm; 1,2,7-31: sản phẩm điện di gen kdr muỗi Ae. aegypti với kích thước khoảng 650bp; M: thang chuẩn là ladder 100bp của hãng Promega.

3.2.2.3. Kết quả giải trình tự gen kdr của Ae. aegypti

Kết quả đo nồng độ DNA dao động trong khoảng từ 30 ng/µl đến 50 ng/µl và kết quả độ tinh sạch A260/280 nằm trong khoảng 1,8-2.

Sản phẩm PCR của gen kdr sau khi được tinh sạch và giải trình tự trực tiếp trên máy Beckman Coulter, kết quả được trình bày trong hình dưới đây.

Hình 3.17. Kết quả giải trình tự gen kdr muỗi Ae. aegypti

Các trình tự thu nhận được từ các mẫu đã nhân bản thành công gen

kdr được kiểm tra bằng chương trình BLAST trên ngân hàng gen. Kết quả

cho thấy đây là trình tự của đoạn gen kdr.

3.2.2.2. Phân tích so sánh trình tự gen mã hóa cho kdr của muỗi Ae. aegypti

Sau khi giải trình tự và xác định các trình tự thu được đúng là đoạn gen kdr, các chuỗi nucleotide của đoạn gen kdr của muỗi Ae. aegypti tại các

điểm nghiên cứu được phân tích, so sánh với nhau và so sánh với các trình tự kdr của các chủng Ae. aegypti đã công bố trên ngân hàng gen, cụ thể mẫu tham chiếu ở đây là trình tự gen kdr hồn chỉnh của chủng Ae. aegypti cịn nhạy với hóa chất có ký hiệu trên ngân hàng gen là AB909019.1. Kết quả được trình bày dưới đây.

Hình 3.18. Phân tích một phần trình tự gen kdr của muỗi Ae. aegypti dưới dạng nucleotide và mẫu cịn nhạy với hóa chất nhóm pyrethroid.

So sánh phân tích các chuỗi gen thu được cho thấy trình tự nucleotide gen mã hóa đoạn exon 20 và exon 21 cho kênh natri tại vị trí gắn

của nhóm pyrethroid của các mẫu muỗi Ae. aegypti tại các điểm nghiên cứu có 2 vị trí sai khác dẫn đến thay đổi acid amin so với các mẫu tham chiếu.

Sau khi thu được kết quả so sánh phân tích vùng gen kdr Ae. aegypti của muỗi của các mẫu thu thập tại các điểm nghiên cứu, các chuỗi nucleotide được dịch mã thành các trình tự ở dạng acid amin cũng bằng phần mềm Geneious R8 (Hình 3.19).

Hình 3.19. Phân tích một phần trình tự gen kdr của muỗi Ae. aegypti dưới dạng acid amin và mẫu cịn nhạy với hóa chất nhóm pyrethroid

Kết quả so sánh về nucleotide trên vùng gen mã hóa đoạn exon 20 và exon 21 của gen kdr có 4 vị trí sai khác về nucleotide, trong đó 2 vị trí có sự

Chương 4 BÀN LUẬN BÀN LUẬN

4.1. Phân bố, tập tính và tỷ lệ nhiễm virus Dengue của muỗi sốt xuất huyết Dengue tại Bình Định và Gia Lai, 2016-2018 huyết Dengue tại Bình Định và Gia Lai, 2016-2018

4.1.1. Phân bố muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue

Theo TCYTTG năm 2014 [126], các bệnh do véc tơ truyền chiếm 17% trong tổng số các bệnh truyền nhiễm và là nguyên nhân gây ra 1 triệu ca tử vong mỗi năm. Trong số các bệnh do véc tơ truyền thì các bệnh do muỗi Aedes spp. truyền như bệnh do virus Zika, Chikungunya và đặc biệt là SXHD đang nổi lên và trở thành vấn đề y tế nghiêm trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam [11]. Trong lịch sử y học, bệnh SXHD ghi nhận chủ yếu ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới, bệnh xảy ra chủ yếu ở đô thị, nơi tập trung đông dân cư, nhưng trong thập niên gần đây bệnh có xu hướng lan rộng ra các vùng ơn đới, những nơi có khí hậu mát mẻ và lan rộng từ thành phố, thị trấn về nơng thơn, miền núi [123],[124]. Có nhiều ngun nhân, trong đó nguyên nhân có thể là do sự mở rộng vùng phân bố của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus ra nhiều vùng sinh thái khí hậu khác nhau kể cả vùng khí hậu lạnh ở châu Âu. Một nghiên cứu mới nhất trong năm 2018 của tác giả Samson Leta và cộng sự (2018) [106] cho biết, có 251 quốc gia/vùng lãnh thổ có mơi trường sống thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus, trong đó có 197 quốc gia/vùng lãnh thổ có mơi trường sống thích hợp cho muỗi Ae. albopictus và 188 quốc gia/vùng lãnh thổ thích hợp cho muỗi Ae. aegypti, điều này gây ra mối hiểm họa đối với sức khỏe toàn cầu.

Sự mở rộng vùng phân bố của hai lồi muỗi này khơng những làm gia tăng nguy cơ mắc SXHD mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh do

virus khác như virus Zika, Chikungunya và bệnh sốt vàng. Vì vậy, việc kiểm sốt thành cơng hai lồi muỗi này cùng lúc chúng ta phòng chống được nhiều bệnh quan trọng. Do vậy, hiện nay nhiều nước, trong đó có Việt Nam đang thực hiện chiến lược giám sát lồng ghép muỗi Aedes trong phòng

chống các bệnh do virus Zika, Chikungunya và SXHD [11].

Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2018 đã cho thấy sự có mặt của hai lồi muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus ở tất cả các sinh cảnh của tỉnh Bình Định và Gia Lai (bảng 3.1). Tuy nhiên sự phân bố của hai lồi này khơng đồng đều giữa các sinh cảnh cũng như giữa các thời gian, mùa trong năm. Nghiên cứu này khác với một số nghiên cứu trước đây của Đặng Tuấn Đạt (2005) tại tỉnh Đắc Lắk [25],[25], Đỗ Văn Nguyên (2018) [37] tại Phú Yên, chỉ ghi nhận sự có mặt của muỗi Ae. aegypti, hay nghiên cứu của Đỗ Công Tấn (2017) [42] và Nguyễn Xuân Quang (2017) [41] tại tỉnh Bình Định cũng chỉ ghi nhận có mặt của lồi Ae. aegypti. Sự

khác biệt này có thể là do các nghiên cứu trước điều tra ở khu vực đông dân cư, những điểm có nguy cơ cũng như thời gian điều tra ngắn có thể là nguyên nhân không thu thập được muỗi Ae. albopictus, mặt khác phạm vi phân bố loài này cũng hạn chế hơn so với muỗi Ae. aegypti.

Tuy nhiên, nghiên cứu này tương tự như nghiên cứu của tác giả Yukiko Higa (2010) [135] khi nghiên cứu trên toàn quốc cũng đã xác định có mặt cả hai lồi ở Tây Nguyên, trong đó muỗi Ae. aegypti phổ biến hơn và càng vào nam thì mật độ muỗi Ae. aegypti càng tăng, trong khi đó với muỗi

Ae. albopictus thì càng giảm. Gần đây nghiên cứu của Trần Vũ Phong (2015) [40] cũng cho biết có mặt Ae. aegypti Ae. albopictus với mật độ và tỷ

trọng khác nhau tại Đắk Lắk; Lê Thành Đồng (2015) [26] nghiên cứu tại các tỉnh phía Nam hay nghiên cứu của Huỳnh Xuân Lộc (2017) [23] tại tỉnh

phổ biến hơn so với muỗi Ae. albopictus. Ngoài ra như nhận định của các nhà khoa học trong và ngoài nước trước đây cho biết muỗi Ae. albopictus là loài hoang dã, phân bố chính ở khu vực rừng núi, nơng thơn và có khả năng thích nghi khí hậu lạnh hơn [30],[121],[124]. Như vậy, miền Trung-Tây Nguyên nằm trong phạm vi phân bố của hai loài và kết quả này một lần nữa chứng minh sự có mặt của hai loài Ae. aegypti và Ae. albopictus tại tỉnh

Bình Định và Gia Lai, trong đó muỗi Ae. aegypti phổ biến và chiếm ưu thế hơn so với muỗi Ae.albopictus ở tất cả các sinh cảnh nghiên cứu.

Muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus là hai véc tơ SXHD ở Việt Nam, trong đó Ae. aegypti là véc tơ quan trọng nhất, phân bố chính ở đơ thị nơi mật độ dân số cao, còn muỗi Ae. albopictus là véc tơ thứ yếu phân bố chủ

yếu ở nông thôn và rừng núi [6],[135]. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy hai loài muỗi này đã mở rộng vùng phân bố, nghĩa là lồi Ae. aegypti khơng chỉ phân bố chủ yếu ở thành thị (Quy Nhơn và Pleiku) mà cịn mở rộng ra các sinh cảnh vùng nơng thơn 1 và nông thôn 2 tỉnh Gia Lai và vùng đồng bằng ven biển, miền núi thuộc tỉnh Bình Định và dần trở thành lồi bản địa ln có mặt tại quanh năm tại các sinh cảnh này. Ngược lại, Ae. albopictus phân bố chủ yếu ở nông thôn, rừng núi thì nay đã xâm lấn vào thành thị (Pleiku, Quy Nhơn) nơi có dân cư đơng đúc, chật hẹp và có nhiều DCCN nhân tạo thích hợp cho muỗi Ae. albopictus sinh sản và phát triển. Việc mở rộng vùng phân bố của hai véc tơ này là một trong những nguyên nhân có thể làm cho tình hình dịch bệnh SXHD thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bình Định và Gia Lai diễn biến phức tạp, với số ca mắc hàng năm luôn ở mức cao ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên [9],[10].

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả khác như: Phạm Văn Minh (2011) [35] cho biết: tất cả các tỉnh thành

mật độ cao và càng vào Nam thì mật độ muỗi càng cao; Nghiên cứu muỗi truyền bệnh SXHD tại khu vực bệnh viện 87 và các vùng phụ cận TP Nha Trang của tác giả Đỗ Duy Bình (2007) [3] cho biết, có mặt 2 véc tơ, trong đó muỗi Ae. aegypti chiếm tỷ lệ (61,54%) cao hơn so với Ae. albopictus

(38,46%) hay nghiên cứu của tác giả Huỳnh Xuân Lộc (2017) [32] tại tỉnh Quảng Ngãi cũng ghi nhận muỗi Ae. aegypti chiếm ưu thế hơn nhiều so với

Ae. albopictus. Thậm chí nhiều nghiên cứu tại khu vực này ghi nhận sự có mặt của muỗi Ae. aegypti như nghiên cứu của Đỗ Văn Nguyên (2018) [37] tại Phú Yên và Nguyễn Xuân Quang (2017) [41] tại Bình Định.

Một nghiên cứu khác của Vũ Trọng Dược (2013) [18] ghi nhận có mặt cả Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội. Tại nội thành và vùng đệm có mặt cả Ae. aegypti và Ae. albopictus, trong khi đó tại khu vực ngoại thành chỉ phát hiện Ae. albopictus. Trong đó, lồi Ae. aegypti chiếm ưu thế so với loài Ae. albopictus. Nghiên cứu sự mở rộng vùng phân bố của Ae. albopictus đối với lan truyền virus Dengue, Louis Lambrechts (2010) [86] cho thấy trong 3 thập kỷ qua muỗi Ae. albopictus mở rộng ra nhiều vùng khác nhau

trên thế giới làm gia tăng nguy cơ lan truyền virus Dengue.

Sự mở rộng phân bố địa lý của véc tơ SXHD một lần nữa cũng đã được chứng minh tại Mỹ. Trong năm thập kỷ không ghi nhận dịch SXHD, nhưng gần đây dịch SXHD xảy ra ở phía nam như bang Texas (2004-2005), Florida (2009-2011) và khi điều tra phát hiện sự có mặt lồi Ae. aegypti và hiện đã mở rộng đến phía bắc nơi có khí hậu lạnh (Eisen L, 2013) [62]. Nghiên cứu của tác giả Laurent G (2012) [82] cho biết, muỗi Ae. albopictus mở rộng ra các quốc gia phía Tây Nam Thái Bình Dương và lần đầu tiên ghi nhận có mặt của loài này ở Vương quốc Tonga. Nghiên cứu tại Thái Lan, muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus có mặt tại tất cả các sinh cảnh vùng ngập

Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2016-4/2018, tỷ lệ thu thập muỗi Ae. aegypti cao hơn nhiều so với Ae. albopictus và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Cụ thể, tỷ lệ thu thập muỗi Ae. aegypti và muỗi Ae. albopictus lần lượt tại Bình Định là 97,1% và 2,9%; tại Gia Lai là 88,1%

và 11,9% (bảng 3.1). Sự khác biệt này là do lồi muỗi Ae. aegypti là véc tơ chính ở các đô thị, phổ biến tại các khu dân cư ở Việt Nam cũng như tại tỉnh Bình Định và Gia Lai. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trong nước như Đặng Tuấn Đạt (2015) tại Đắk Lắk [24]; Lê Thành Đồng (2017) [26] tại các tỉnh phía Nam; Đỗ Duy Bình (2007) [3] tại Khánh Hòa; Vũ Trọng Dược (2013) [17] tại Hà Nội; Đỗ Cơng Tấn (2017) [42] tại Bình Định. Cũng như nghiên cứu của Christophe Paupy (2010) [54] tại Trung Phi cho biết khu vực ngoại thành Ae. albopictus đốt người và phong phú hơn so với Ae. aegypti ở Gabon. Ngược lại, muỗi Ae. aegypti chiếm ưu thế ở trung tâm đô thị. Hay nghiên cứu tại Cebu, Philippine cho biết muỗi Ae. aegypti

phổ biến hơn so với Ae. albopictus [61].

Tuy nhiên nghiên cứu này có sự khác biệt với các nghiên cứu của tác giả tại Hà Nội [16],[39],[33] khi cho rằng, muỗi Ae. albopictus chiếm ưu thế hơn so với loài muỗi Ae. aegypti tại các tỉnh phía Bắc. Nghiên cứu này cũng phù hợp với nhiều nhà khoa học nhận định rằng, mật độ muỗi Ae. albopictus ở phía bắc cao và càng vào Nam thì mật độ giảm dần [135]. Thậm chí nhiều nghiên cứu ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên và miền Nam chỉ ghi nhận có mặt của lồi Ae. aegypti, như nghiên cứu của La Hoàng Huy (2017) [29] khi điều tra các ổ dịch SXHD, Zika chỉ ghi nhận sự muỗi Ae. aegypti.

4.1.2. Các chỉ số muỗi Aedes tại các điểm nghiên cứu

Phân tích các chỉ số muỗi truyền bệnh SXHD tại các sinh cảnh tỉnh Bình Định cho thấy: chỉ số CSMĐ và CSNCM của Ae. aegypti vượt trội so

với Ae. albopictus ở tất cả sinh cảnh và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Khi phân tích các CSMĐ và CSNCM của muỗi Ae. aegypti giữa

các sinh cảnh có khác nhau nhưng sự khác nhau này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05), cụ thể CSMĐ của muỗi Ae. aegypti tại sinh cảnh thành thị là 0,47 con/nhà, tiếp đến đồng bằng 0,44 con/nhà và miền núi là 0,31 con/nhà. Chỉ số CSNCM tại thành thị (28,7%) và đồng bằng (28%) gần bằng nhau và thấp nhất là miền núi (18,6%). Tương tự với muỗi Ae. albopictus tại các sinh cảnh tỉnh Bình Định, CSMĐ cao nhất tại thành thị (0,02 con/nhà) tiếp đến đồng bằng (0,01 con/nhà), còn CSNCM tại thành thị và đồng bằng lần lượt là 1% và 0,6%. Riêng tại sinh cảnh miền núi huyện Vĩnh Thạnh trong quá trình điều tra không bắt được muỗi Ae. albopictus (bảng 3.2).

So sánh CSMĐ của hai loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus với

ngưỡng nguy cơ của Bộ Y tế năm 2014 (CSMĐ ≥ 0,5 con/nhà là khu vực có nguy cơ cao) thì thấp hơn, nhưng trong thực tế nhiều khu vực CSMĐ muỗi thấp nhưng dịch SXHD vẫn xảy ra. Như vậy có thể thấy rằng, các mức chỉ số của Bộ Y tế đưa ra cần xem xét trong nhiều tình huống thực tế tại các địa phương. Nguyên nhân là hiện nay các sinh cảnh đều có mặt véc tơ, nên khi xuất hiện mầm bệnh thì nguy cơ xảy ra dịch bệnh là rất cao, cho dù chỉ số thấp, nếu chúng ta khơng có biện pháp phịng chống kịp thời.

Các chỉ số bọ gậy được xem là những chỉ số rất quan trọng trong việc kiểm sốt véc tơ bởi vì chúng cung cấp những thông tin về chủng loại DCCN có bọ gậy, nơi đẻ để cho các địa phương ưu tiên xử lý cũng như đánh giá hiệu quả của chương trình kiểm sốt véc tơ.

Phân tích các chỉ số bọ gậy Aedes trung bình giai đoạn 2016-2018 tại tỉnh Bình Định cho thấy các chỉ số bọ gậy Ae. aegypti cao hơn nhiều so với bọ gậy loài Ae. albopictus (p < 0,05) tại tất cả các sinh cảnh. Chỉ số BI của

muỗi Ae. aegypti cao nhất tại đồng bằng (32,7), chỉ số này vượt ngưỡng nguy cơ và chỉ số BI thấp nhất tại miền núi (25,5). Chỉ số CSNBG tại sinh cảnh đồng bằng, miền núi, và thành thị lần lượt là 26,4%, 17,3% và 16,7%, còn chỉ số CSDCBG cao nhất tại sinh cảnh miền núi (34,1%) và thấp nhất tại thành thị (13,4%); Đối với muỗi Ae. albopictus thì chỉ số BI, CSDCBG và CSNBG tại thành thị lần lượt là 2,3, 1,73% và 1,3% tại đồng bằng là 2,1, 0,01% và 1,1%. Các chỉ số bọ gậy của Ae. albopictus đều thấp, tuy nhiên sự có mặt

loài này cùng với Ae. aegypti sẽ làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Phân tích các chỉ số tại Gia Lai cho thấy: CSMĐ muỗi Ae. aegypti cao nhất tại sinh cảnh nông thôn 1 (0,44 con/nhà) và thấp nhất là tại sinh cảnh thành thị (0,31 con/nhà) và chỉ số CSNCM cao nhất tại sinh cảnh nông thôn 1 (27,5%) và thấp nhất tại thành thị (21,8%) và nông thơn 2 (21,8%). Cịn CSMĐ của muỗi Ae. albopictus cao nhất tại nông thôn 1 (0,09 con/nhà), tiếp đến là nông thôn 2 (0,04 con/nhà) và thấp nhất tại Pleiku (0,02 con/nhà), còn chỉ số CSNCM tại các điểm lần lượt là cao nhất tại nông thôn 1 (2,2%) và thấp nhất tại thành thị (0,8%).

Chỉ số BI của loài Ae. aegypti rất cao ở tất cả các điểm điều tra cụ thể tại nông thôn 2 chỉ số BI là 48,8 cao hơn BI của thành thị (40) bằng với BI của nông thôn 1 (48,7). Bên cạnh đó chỉ số BI của lồi Ae. albopictus thấp ở

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti và aedes albopictus tại tỉnh bình định và gia lai (2016 2018) (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)