SỚM GỠ VƯỚNG CHO NGƯ DÂN NINH THUẬN ĐÓNG TÀU

Một phần của tài liệu Noi dung so 2-2015 (Trang 29 - 31)

ĐÓNG TÀU

ong muốn của ngư dân Ninh Thuận hiện nay là

được sở hữu những con

tàu có cơng suất từ 400 CV trở lên để

vươn khơi xa, nhưng hầu hết ngư dân đang rất khó khăn vì khơng có vốn đối ứng từ 5-30% khi làm thủ tục vay vốn ưu đãi để đóng mới, cải hốn tàu vỏ sắt, vỏ

gỗ, hoặc vỏ gỗ bọc composite theo Nghị

định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về

một số chính sách phát triển thủy sản.

Ngư dân thiếu vốn đối ứng

Sau hơn tám tháng triển khai thực

hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, UBND tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt danh sách

13 ngư dân ở huyện Ninh Hải và TP Phan

Rang – Tháp Chàm đủ điều kiện vay vốn hỗ trợ (đợt 1) để đóng mới 13 chiếc tàu sử dụng vật liệu composit, gỗ bọc composit, sắt (ba tàu dịch vụ hậu cần và

mười tàu khai thác) với tổng vốn đầu tư hơn 104 tỷ đồng, trong đó vốn vay ngân

hàng 79 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều ngư dân cho biết, đang khó khăn về nguồn vốn đối ứng khi làm thủ tục vay.

Ông Huỳnh Văn Sê ở xã Tri Hải,

huyện Ninh Hải chia sẻ: “Tui (tơi) có một tàu lớn, giờ muốn vay của ngân hàng khoảng 20-30% vốn để đầu tư thêm lưới cụ cùng máy dò quét tầm rộng từ 100- 200m cho chiếc tàu dài 17 thước, để

vươn khơi xa, nhưng tui chưa có vốn đối ứng chắc là khó vay được tiền”.

Theo Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Ninh Thuận

Vũ Ngọc Niên, thực hiện Nghị định 67, toàn tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ 71 chiếc, trong

đó tàu khai thác có 66 chiếc và tàu dịch

vụ hậu cần là năm chiếc. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đang hướng dẫn các chủ dự án

hoàn thiện hồ sơ vay vốn, ban đầu, dự kiến sẽ giải ngân cho ngư dân trong tháng 5-2015, nhưng, giờ phải thay đổi kế hoạch, vì các chủ dự án chưa bảo đảm vốn đối ứng để tham gia dự án.

Thực tế cho thấy, phần nhiều tàu của ngư dân đã thế chấp cho khoản vay

trước đó, cho nên bà con khó mà “xoay

sở” được số tiền vài trăm triệu để làm vốn đối ứng. Mặt khác, theo quy định, khi nâng cấp tàu phải sử dụng máy mới

100% nhưng ngư dân muốn sử dụng máy

cũ được nhập từ các nước, Mỹ, Đức, Nhật… để giảm chi phí. Vả lại, đến thời

điểm này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn chỉ mới thông báo các cơ sở

đóng tàu đủ điều kiện đóng mới tàu vỏ

gỗ, vỏ gỗ bọc composit, nhưng lại khơng

có hướng dẫn cụ thể về quy cách, mẫu tàu đáp ứng đủ yêu cầu về kỹ thuật được

duyệt, cho nên ngư dân rất khó dự tốn chi phí đóng tàu vỏ gỗ, vỏ gỗ bọc

composit.

Trước nhu cầu đóng mới, cải hốn

tàu cá có cơng suất từ 400-800CV của

ngư dân, một số cơ sở đóng tàu ở Ninh

Thuận cũng đã đầu tư, nâng cao năng lực

đủ sức đáp ứng nhu cầu. Theo ông Võ

Hữu Thơng, Giám đốc phân xưởng đóng tàu Khánh Hội, huyện Ninh Hải, hiện tại,

phân xưởng của chúng tơi có thể đóng

mới 20 chiếc tàu có cơng suất lớn, giờ

đành phải đợi, vì nhiều ngư dân tham gia

dự án đang trong tình cảnh “lực bất tịng tâm”.

Kinh tế

Lùi thời gian giải ngân

Hiện tại, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã và đang triển khai những giải pháp tháo gỡ khó

khăn và tạo thuận lợi cho ngư dân tham

gia dự án, như: tổ chức cho 13 khách

hàng được phê duyệt vay vốn đi tham quan các cơ sở đóng tàu tại tỉnh Khánh

Hòa, để từng khách hàng tự khảo sát và

học tập kinh nghiệm tiết kiệm chi phí

đóng tàu; cho khách hàng được vay mức

cao nhất theo quy định của NĐ 67; không bắt buộc chủ tàu phải bổ sung thêm tài sản bảo đảm; có thể xem xét cho vay khơng có tài sản bảo đảm khi chủ tàu tham gia liên kết chuỗi từ khâu khai thác, chế biến đến tiêu thụ; rút ngắn thời gian thẩm định cho vay… và chuẩn bị tốt nguồn tiền để giải ngân cho ngư dân. Tuy

nhiên, theo Giám đốc Chi nhánh Ngân

hàng Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận Đặng Ngọc Ba, nếu thuận lợi lắm, thì đến cuối tháng 6 hoặc tháng 7-2015, đơn vị mới giải ngân được.

Trong số 13 dự án tập trung ở hai huyện Ninh Hải và TP Phan Rang – Tháp

Chàm được duyệt vay vốn đợt 1, đóng

mới tàu có cơng suất từ 500 đến 1.000 CV, chúng tơi nhận thấy có những chủ dự án cịn rất trẻ, họ khơng chỉ thể hiện ý chí

vươn khơi xa để làm giàu mà còn bày tỏ

quyết tâm góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Anh Trần Cơng Bình, 27 tuổi, ngụ phường Đông Hải, TP Phan Rang- Tháp Chàm, một

ngư dân hành nghề lưới rê đáy đang sở

hữu hai tàu cá có cơng suất 310 CV và 326 CV, cho biết: Đợt này, tui (tơi) đã

đăng ký đóng tàu vỏ gỗ bọc composite có

cơng suất 800 CV và đã chuẩn bị xong vốn đối ứng là ba tỷ đồng. Tui rất tin

tưởng vào tay nghề và khả năng hoàn

vốn.

Tuy chi phí đóng tàu tại thời điểm này tăng so với dự toán sơ bộ ban đầu

làm nhiều ngư dân bị động vốn, nhưng họ

đều cố gắng bổ sung thêm vốn đối ứng.

Ngư dân Trần Văn Năm ở phường Đông

Hải tâm sự: “Tui (tơi) vay vốn đóng mới tàu vỏ gỗ bọc composite có cơng suất 700 CV vào giao cho con trai hành nghề. Khi nào ngân hàng giải ngân là đóng ngay”. Cịn anh Dương Văn Thắng, 28 tuổi, ở

phường Mỹ Đông, bộc bạch: “Ban đầu gia đình dự định vay vốn đóng tàu composite, nhưng qua nghiên cứu, thấy

tàu vỏ sắt có nhiều ưu điểm vượt trội, nên

tui đăng ký đóng tàu vỏ sắt cơng suất 800

CV làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Dự kiến, kinh phí từ 17-18 tỷ đồng, phần vốn

đối ứng chỉ 5%, tui đã chuẩn bị xong.

Theo anh Nguyễn Duy Hưng,

Trưởng Phịng Tín dụng, Chi nhánh Ngân

hàng NN và PTNT tỉnh, ngoài một số trục trặc sẽ được tháo gỡ về mẫu tàu, so sánh dự tốn chi phí đóng tàu, còn lại việc giải ngân cho 13 dự án đóng tàu

được phê duyệt đã sẵn sàng. Qua kiến

nghị của đơn vị, UBND tỉnh cũng đã cho ý kiến giải quyết linh hoạt, cụ thể nếu tổng chi phí thực hiện dự án đóng tàu

tăng, vốn vay dự án được duyệt cũng sẽ tăng tương ứng.

Theo đăng ký của chủ dự án, hiện

tại, Chi nhánh Ngân hàng NN và PTNT tỉnh Ninh Thuận đã chủ động tổ chức thẩm định, thông báo phê duyệt cho vay

đối với những dự án đủ điều kiện. Để bảo đảm kinh phí cho mỗi dự án, ngân hàng

sẽ giải ngân theo hạng mục cơng trình, tức là chỉ giải ngân sau khi có kiểm định hoàn thiện hạng mục trước của cơ quan

đăng kiểm, đáp ứng các tiêu chuẩn kinh

tế kỹ thuật và môi trường do Bộ NN

vàPTNN quy định. Vì thế, dự tính thời gian bắt đầu giải ngân cho dự án vay

đóng tàu (đợt 1) của tỉnh vào cuối tháng 6

hoặc đầu tháng 7 tới.

Ngư dân được vay vốn đóng tàu, có

kế hoạch trả nợ tiền vay ngay từ khi bắt

đầu thực hiện dự án.

NGUYỄN TRUNG

Kinh tế

Một phần của tài liệu Noi dung so 2-2015 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)