àng Thành Tín -
được xem như
một tiểu sa mạc
nhưng hàng trăm năm
nay, cánh đồng làng vẫn xanh tốt như một biệt lệ của tự nhiên nhờ hai giếng cổ ở cuối làng.
Làng Thành Tín ở xã Phước Hải (Ninh Phước,
Ninh Thuận) nằm kẹt giữa hai vùng hạ lưu con sông Cái và sông Lu, mùa nắng cũng như mùa lụt, những
dịng nước từ hai con sơng chủ lưu của xứ hoang mạc này chưa bao giờ chảy
được về làng.
Một mặt nữa của làng lại giáp những động son (cát đỏ) cao như núi vây bọc.
Cùng với Nam Cương, Tuấn Tú, Từ Tâm... - những ngôi làng không ăn
được nước từ hai con sông ấy, Thành
Tín vẫn được coi là một tiểu sa mạc.
Mạch nước mát quanh năm
Men theo những trảng cát bỏng tôi về Thành Tín khi người Chăm ở
đây đang vào vụ gặt. Phía xa là động cát, hơi nóng phả lên hừng hực nhưng cánh đồng làng Thành Tín vào vụ gặt
vẫn vàng ươm, máy gặt đập liên hợp hối hả xả ra những bao lúa mẩy hạt.
Một phần trong những khoảnh ruộng đang gặt ấy được ăn nước từ hai giếng cổ quây bằng gỗ đã bạc màu thời gian.
Ông Kiều Ngọc Sinh, năm nay 91 tuổi, một ông giáo làng người Chăm là
thế hệ thứ tư trong dòng tộc giữ giếng cổ, dẫn tôi ra thăm giếng. Giữa trưa hè, dòng nước chảy từ hai giếng cổ làm mát dịu cái nắng từ động cát phả vào.
Thật lạ, giữa một vùng khô cằn xung quanh khơng có con sơng con suối, hồ đập nào nhưng trong lòng giếng mạch nước vẫn phun trào, nhìn rõ mặt nước đang sôi lên.
Lạ hơn nữa, cả hai giếng cổ cách nhau chừng 10m lại được đào rất nông, chỉ sâu chừng 2m nhưng nước chảy quanh năm.
Dưới đáy giếng là đá tảng và
khác với các giếng nước thơng thường có hình trịn được xây gạch phía ngồi, giếng cổ Thành Tín lại được qy theo hình vng bằng gỗ da đá.
Cũng như bao cơng trình trị thủy khác của người Chăm, giếng cổ Thành
Tín được chia làm hai: giếng Đực và
giếng Cái để phân biệt hai nơi lấy
nước riêng biệt cho nam, nữ trong làng.
Ơng Kiều Ngọc Sinh đã có hơn nửa thế kỷ giữ gìn giếng cổ cho làng Thành Tín - Ảnh: Viễn Sự
Văn hóa - thể thao Phía ngồi miệng
giếng, người Chăm đã đào
một dòng mương nhỏ dẫn thẳng ra cánh đồng Thành Tín và dịng nước cứ thế chảy đều đặn ra đồng, mặt
nước xanh thẫm thấy rõ cả
những đàn cá bơi ngược từ
đồng vào giếng rỉa rêu,
từng bầy dê, cừu thong thả gặm cỏ bên dịng mương.
Ơng Thành Ngọc Sinh kể từ thuở bé chăn trâu quanh giếng cổ cho đến khi
được trao trọng trách giữ
giếng cho làng ông chưa
bao giờ thấy giếng cạn. Mùa nắng hay
mùa mưa mạch giếng vẫn chậm rãi nhưng hào phóng cấp nước cho làng
Thành Tín.
Chỉ tay về phía cánh đồng đang vào vụ gặt dưới chân động cát, ơng Sinh nói khơng nhớ cánh đồng ấy rộng
bao nhiêu nhưng chỉ biết thời ơng cịn
mạnh tay mạnh chân thì mỗi vụ cả làng phải gieo đến 10 xe bò lúa giống mới đủ, tất cả đều ăn nước từ hai giếng cổ này.
Vỗ vào thành giếng có những dịng chữ Chăm được khắc nắn nót, ơng Kiều Ngọc Sinh nói cứ 30 năm làng lại lên rừng cúng, xin chặt cây da
đá để xẻ ván làm lại thành giếng một
lần.
Bây giờ làng Thành Tín đã có
nước máy, người Chăm dù khơng cịn
dùng nước giếng để sinh hoạt nhưng
ơng Kiều Ngọc Sinh nói mạch nước ấy với làng vẫn là mạch nước trong lành và linh thiêng nhất.
Tất thảy người Chăm trong làng khi có lễ lạt, thờ cúng của làng hay gia
đình đều ra giếng múc nước đem về
làm lễ.
Có thể đào thêm nhiều “giếng cổ”
Vốn là một ơng giáo làng có chút chữ nghĩa, ông Thành Ngọc Sinh cho biết sử sách của người Chăm ghi lại giếng cổ Thành Tín có từ thời vua Poklongirai thế kỷ 12.
Thời đó vùng Thành Tín chưa có
người ở, có lẽ vua Chăm xưa chỉ đào
giếng để phục vụ một công việc tạm thời nào đó của qn lính.
Mãi sau này khi làng Thành Tín
được khai lập, tộc họ của ông Kiều Văn Sinh là những người được sở hữu
giếng cổ vì giếng nằm ngay trong khu rẫy của dòng tộc.
Nhưng do nước giếng quá nhiều,
chảy quanh năm nên dần dần thành một giếng chung cho cả làng. Và ông Sinh là thế hệ thứ tư trong tộc họ lãnh trách nhiệm giữ giếng cho làng.
Những cái giếng cạn được khoét giữa dòng suối đã trơ đáy ở thôn Rã Giữa, xã Phước Trung - Ảnh: Thuận Thắng
Văn hóa - thể thao Câu chuyện về giếng cổ Thành
Tín khơng chỉ dừng lại trong câu chuyện truyền miệng của người Thành Tín mà với một kỹ sư thủy nông đã
hơn 30 năm gắn bó với xứ hoang mạc như ơng Dương Tấn Ngọc, đó lại là
một câu chuyện về kỹ thuật dẫn thủy nhập điền thú vị nữa của người Chăm.
Ông Ngọc kể năm 2005, trong
cơn hạn hán lịch sử của Ninh Thuận,
ông là trạm trưởng thủy nông Ninh
Phước đã về Thành Tín và quyết định
mở rộng đường mương dẫn nước từ hai giếng cổ, nhờ vậy cứu được hơn 20ha lúa của vùng Thành Tín và Hịa Thủy kề bên.
“Tơi đem câu chuyện này kể với
nhiều đồng nghiệp tỉnh khác, ai cũng trịn mắt vì khơng thể tin hai giếng sâu 2m, bề rộng 1m lại cứu được cả cánh
đồng. Nhưng tôi tin không chỉ hai
giếng mà vùng đất này cịn có thể đào
được hàng chục giếng nữa” - ơng Ngọc nói.
Ơng Dương Tấn Ngọc giải thích
chính ở vùng đất tứ bề là cát bỏng,
khơng có con sơng dịng suối nào lại chứa đựng nguồn tài nguyên nước phong phú.
Tổ tiên xưa của người Chăm đã rất khôn khéo đào những cái giếng
ngay dưới chân động cát, đó là nơi
những mạch nước dồn từ trên xuống,
được cát giữ lại và quanh năm đều có
thể phun trào.
“Người Chăm gọi những cánh đồng ăn nước từ giếng cổ là cánh đồng
im (tiếng Chăm có nghĩa là những
cánh đồng ăn nước quanh năm).
Chuyện đó thật ra khơng có gì bí ẩn,
thiên nhiên khắc nghiệt nhưng không
lấy đi của ai tất cả bao giờ” - ông
Dương Tấn Ngọc tâm đắc.
Không chỉ những con đập, những dịng kênh mà chính sự đối đãi với nhau của người dân xứ hoang mạc đã giúp họ tồn tại trong sự khốc liệt của tự nhiên.
Nhiều giếng cổ từng tồn tại ở Ninh Thuận
Ông Thập Liên Trưởng - trưởng
phòng nghiên cứu sưu tầm Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận - cho biết giếng cổ Thành Tín khơng phải là cá biệt ở các làng Chăm tại Ninh Thuận.
Ở làng Thành Ý (paley Takang)
thuộc TP Phan Rang - Tháp Chàm cũng từng có một giếng cổ cấp nước cho cả cánh đồng rộng hàng chục hecta.
Mới đây khi xây dựng Trung tâm Viettel Ninh Thuận cũng phát hiện một giếng cổ đã bị vùi lấp, các thanh gỗ quây thành giếng đã được Bảo
tàng Ninh Thuận đem về lưu trữ. Ông Thành May, một thầy paxe (chức sắc tôn giáo) ở làng Bỉnh Nghĩa, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, cũng cho biết cách đây hơn mười năm
người Chăm ở Bỉnh Nghĩa vẫn ra hai
giếng cổ bằng đá hình tam giác ở mé
biển Mỹ Tường sát chân núi lấy nước về thờ cúng trong các nghi lễ tôn giáo.
Sau đó q trình canh tác đã bồi đắp
hai giếng cổ này.
Nhưng mùa hạn năm nay, một người chăn cừu ở làng Bỉnh Nghĩa đã khơi lại một trong hai giếng cổ này để
lấy nước và kỳ lạ là sau nhiều năm bị bồi lấp giếng vẫn cho mạch nước rất trong.
NGUYỄN VIỄN SỰ
Văn hóa - thể thao