hông học hàm, học vị, là
người tự học, đam mê với
nghiên cứu văn hóa Chăm,
nhưng ông Sử Văn Ngọc (ảnh) được giới
nghiên cứu đánh giá cao vì những đóng góp của ơng trong sưu tầm, biên dịch và nghiên cứu văn hóa Chăm.
Ơng Sử Văn Ngọc sinh năm 1941, tại làng Phát Thế (Hữu Đức), xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Vốn xuất thân từ một gia đình
Chăm nghèo khó, ơng phải đi ở đợ, làm mướn và không được học chữ. Nhưng
những khó khăn ấy lại là động cơ để cậu bé Sử Văn Ngọc sống mạnh mẽ hơn.
Năm 13 tuổi, Sử Văn Ngọc bắt đầu tìm
thầy để học chữ, với quyết tâm “gian khổ cách mấy cũng đi học” và người thầy đầu tiên là một trí thức người Chăm nổi tiếng thời bấy giờ - thầy Thiên Sanh Cảnh.
Ơng gắn bó với việc nghiên cứu về
văn hóa Chăm một cách tình cờ, khi nghe
những câu thơ Chăm. Từ thích thú, đến
đam mê, ông quyết tâm học và tìm hiểu
về ngơn ngữ Chăm. 36 tuổi, từ bỏ nghề nghiệp ổn định, ơng chính thức bước
chân vào con đường của những người
nghiên cứu văn hóa bằng con đường tự học hỏi.
"Mình đói bụng có thể ăn rau ăn độn
được, nhưng “đói” về di sản, quên lãng
truyền thống cha ơng mình là người có tội”, ơng Ngọc tâm niệm. KHông chỉ nghiên cứu văn hóa Chăm, ơng mày mị nghiên cứu về văn hóa Raglai, dân tộc
gần gũi với dân tộc Chăm. Năm 1994, ơng chính thức làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm - Phan Rang, Ninh Thuận. Hiện nay, dù đã nghỉ hưu
nhưng ông khơng chịu nghỉ, vẫn đam mê
khám phá, tìm hiểu về văn hóa Chăm và Raglai.
Ơng là người tham gia thiết kế, thực
hiện và thuyết minh về nhà truyền thống
Chăm ở Bảo tàng Dân tộc học, quần thể tháp Chăm (Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Hà Nội) và tham gia
sưu tầm và dịch sử thi Raglai trong dự án
“Sử thi Tây Nguyên”, biên dịch tàng thư
Chăm cổ, sưu tầm sách cổ trên lá bng
và giấy dó của người Chăm, biên soạn nhiều tác phẩm về phong tục tập quán
người Chăm và người Raglai như: “Đám
hỏa táng ở Hữu Đức”, “Hệ thống thủy nông và nghi lễ nông nghiệp truyền thống của người Chăm”, “Lễ cầu đảo người
Chăm”; “Truyện cổ dân gian Chăm”...
Bài và ảnh: Đào Loan
http://baotintuc.vn K
Văn hóa - thể thao