Bác sĩ Lê Minh Định, Giám đốc Sở
Y tế cho biết: Tỷ lệ số trạm y tế có bác sĩ như hiện nay vẫn chưa như mong muốn, tuy nhiên, đây kết quả mà ngành Y tế đã hết sức nỗ lực trong điều kiện hoạt động cịn hết sức khó khăn. Điều đáng phấn khởi là đội ngũ bác sĩ các trạm y tế đã phát huy vai trị của mình trong cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cơ sở.
Một ngày đầu tháng Tư, chúng tôi có chuyến đi thực tế đến xã miền núi Phước Chiến (huyện Thuận Bắc), nơi có 100% dân số là đồng bào dân tộc Raglai, để tìm hiểu tình hình hoạt động y tế nơi đây. Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Trạm y tế xã không giấu được niềm vui: Ngồi 1 trạm chính ở thơn Đầu Suối A, xã còn được đầu tư xây dựng hai phân trạm tại thôn Động Thông, Ma Trai. Cơ sở, trang thiết bị y tế của trạm được đầu tư khá đồng bộ. Trạm đã có máy siêu âm, máy điện tim, bộ ghế nha khoa, máy xét nghiệm nước tiểu, các y dụng cụ khác. Về nhân lực, có 1 bác sĩ, 1 y sĩ, 1 y tá, 2 nữ hộ sinh, 1 dược tá, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Nhờ được tuyên tuyền, vận động, bà con nơi đây đã có ý thức hơn về phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Chỉ tính riêng năm 2014, trạm đã khám và điều trị cho 4.467 lượt bệnh nhân, tăng 1.063 lượt so với năm 2013.
Được đầu tư đồng bộ cả về nhân lực, vật lực, cùng sự quyết tâm của ngành Y tế, năm 1995, tỉnh ta đã đẩy lùi dịch tả; năm 2000, thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh. Có trên 97% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm phòng đủ 8 bệnh truyền nhiễm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hằng năm giảm từ 1-1,5%; tỷ suất mắc tai biến sản khoa giảm còn 0,13%...
Chất lượng khám, chữa bệnh không ngừng được nâng cao. Điểm nhấn trong công tác này phải kể đến việc xây mới và
đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa tỉnh, với quy mô 500 giường bệnh, kết cấu hạ tầng khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại. Những năm qua, được sự hỗ trợ tích cực của các bệnh viện tuyến trên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thực hiện thành cơng nhiều kỹ thuật mới, trong đó, có cả các kỹ thuật của bệnh viện tuyến
trung ương đã được Bộ Y tế cho phép
Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai: Tán sỏi bằng laser, thay khớp gối nhân tạo, mỗ thốt vị đĩa đệm, phẫu thuật thay tồn bộ khớp háng, nội soi khớp, kỹ thuật đặt catheter động mạch rốn trẻ sơ sinh; đặt catheter tĩnh mạch trung tâm cho trẻ sơ sinh và trẻ lớn... chữa trị nhiều bệnh mà trước đây bệnh viện không thể thực hiện được, phải chuyển lên tuyến trên, qua đó, giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí, giảm tải cho tuyến trên, tạo niềm tin yêu đối với người dân.
Bác sĩ Lê Minh Định, cho biết thêm: Thời gian đến, ngành Y tế tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, làm tốt cơng tác phịng bệnh. Trong đó, đặc biệt quan tâm củng cố mạng lưới y tế, ưu tiên củng cố y tế tại các xã miền núi, vùng khó khăn. Tập trung xây dựng các xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Tăng cường thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế, nhất là đối với các chuyên ngành còn thiếu. Tiếp tục cải tiến chất lượng bệnh viện, phấn đấu đưa Bệnh viên Đa khoa tỉnh lên mức 4 (chất lượng tốt); các bệnh viện khác lên mức 3 (mức khá). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành công tác y tế...
Với những giải pháp thiết thực, tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, ngành Y tế sẽ thực hiện được các mục tiêu kế hoạch đề ra, hoàn thành tốt trọng trách, nhiệm vụ cao cả vì sức khỏe tồn dân, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh nhà...
Linh Giang
Y tế - giáo dục