gười dân xứ hoang mạc đi qua
mùa hạn hán không chỉ bằng sự chắt chiu từng mạch nước...
Hàng trăm năm qua, người dân xứ
hoang mạc đi qua mùa hạn hán không chỉ bằng sự chắt chiu từng mạch nước, bằng kỹ thuật trị thủy từ ngàn xưa mà còn bằng cả những quy tắc sống mà ai cũng nhớ để chia sẻ cho nhau từng giọt nước, dắt nhau
đi qua những mùa hạn hán triền miên.
Cái đạo đi lấy nước
Theo chân cha con anh Đàng Năng Hèo đi chăn cừu vào vùng hoang mạc Vụ
Bổn, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy anh Hèo chỉ
mang theo lưng chai nhựa 1 lít đựng nước
uống. Càng đi vào vùng đồng hoang mới biết không chỉ anh Hèo mà tất cả người du mục vùng này đều chỉ mang lưng chai
nước đi theo bầy cừu. Bởi tít trong hoang
mạc xa xơi kia đã có sẵn một nguồn nước trong vắt mà tất cả họ đều chung tay giữ gìn.
Nguồn nước mà những người du mục
như anh Hèo sẽ lấy trên đường chăn cừu là
một hố nước nhỏ, được quây lại bằng một cái thùng thiếc khơng đáy, phía trên được
đậy lại bằng một tấm vải và chèn kín bằng
những viên cuội nhỏ. Trưa nắng gắt, sau chặng đường cuốc bộ hơn chục kilômet,
nước trong chai đã cạn, anh Hèo mới dẫn tôi đến nguồn nước này, nằm ở sát mé cây
duối cạnh đáy hồ Suối Lớn.
Lật lớp vải lên, bên dưới là một dòng
nước trong vắt, trời nắng đổ lửa nhưng nước mát lạnh, uống một ngụm cảm giác
tỉnh cả người. Rất cẩn thận, anh Hèo dùng một chiếc gáo nhỏ múc đổ đầy chai nước và lại kỹ lưỡng phủ vải, đặt những viên cuội nhỏ che kín mạch nước.
Nước trong hố cịn lưng chừng nhưng
anh Hèo chỉ lấy nửa chai. “Nếu uống hết chiều sẽ quay lại lấy tiếp, múc cạn nước thì mạch chảy ra sẽ đục, người tới sau khơng
có nước trong uống” - anh Hèo nói.
Đó là mạch nước qua cơn khát cho hàng trăm người dân chăn cừu ở vùng
hoang mạc Vụ Bổn này. Anh Hèo không nhớ ai đã đào ra mạch nước ấy, nhưng anh và tất thảy dân du mục ở đây mỗi lần lấy
nước đều cẩn thận và chỉ lấy một ít để người đến sau ln có nước trong để dùng.
Câu chuyện của những người du mục vùng Vụ Bổn này cũng là chuyện tôi gặp ở những vùng đất khát khác tại Ninh Thuận.
Ở thôn Tam Lang cách đó khơng xa, một
trong những vùng thiếu nước gay gắt nhất của Ninh Thuận, tôi cũng gặp những đôi
thùng gánh nước nhẫn nại xếp hàng trước
những cái giếng cạn đào giữa lịng suối để
đợi đến lượt mình. Và cũng như ở vùng du
mục Vụ Bổn, mỗi người chỉ gánh lưng
thùng nước để chừa lại những mạch nước trong cho người đến sau.
Câu chuyện của hôm nay cũng như
ký ức xưa của vùng hoang mạc này, cái
“đạo lý” lấy nước của dân xứ này dường như chưa bao giờ thay đổi. Nhà văn, nhà
nghiên cứu Inra Sara, đứa con của paley Chakleng (làng Mỹ Nghiệp, Phước Dân,
Ninh Phước), vẫn nhớ thời chưa có nước
máy, vào mùa hạn dân Chakleng lại quảy thùng vào giếng nước cổ trước đền Po Riyak (Thần Sóng) gần làng để lấy nước.
Và người đến sớm chỉ cần để lại đơi thùng đó rồi đi về, nếu đến lượt sẽ có người gọi hoặc múc nước giúp. “Chưa ai
tranh giành của nhau, khơng ai mất lịng nhau và nhờ thế mạch nước ấy vẫn còn mãi
Đập Nha Trinh hơn 900 năm qua được giữ gìn với sự góp sức của cộng đồng người Chăm
Kinh tế
đến bây giờ” - nhà văn, nhà nghiên cứu
Inra Sara kể.
Giữ nước cho đời sau
Những ngày lang thang khắp vùng hoang mạc Ninh Thuận để tìm tư liệu viết bài, chúng tơi cứ thắc mắc về một hình
ảnh: những phiến đá đắp nên con đập Nha
Trinh, con đập lớn nhất do người Chăm
xây dựng trong vùng, có nhiều màu sắc và hình thù, chất đá khơng đồng nhất. Và khối
lượng đá xây đập dường như rất “dư thừa” nên phía chân đập vẫn còn nhiều tảng đá
vuông vức được xếp nối nhau về hạ nguồn. Thắc mắc ấy chỉ được giải đáp khi tôi trở về paley Danau Panrang (làng Bàu Trúc), một paley Chăm ở cuối nguồn con
mương Chàm, và gặp được ông già Thạch Hơn, một pô nưh - người từng giữ đập trên
con sông Ma Rên gần 40 năm rịng. Ơng Thạch Hơn nay đã trên 80 tuổi, kể cùng với
đập Nha Trinh, những con đập nhỏ khác
trên dịng sơng Ma Rên và sông Cái cho
đến những năm sau giải phóng người Chăm vẫn còn giữ tục lệ góp chà, góp đá để đắp đập mỗi năm.
Và đó là lý do vì sao những con đập
của người Chăm bao giờ cũng được tạo nên bằng những khối đá không đồng nhất,
ở khắp paley, khắp hamu (ruộng) ở hạ
nguồn đưa về. Ông Hơn kể: “Thời tôi cịn
làm pơ nưh, cứ mỗi năm người Chăm khắp
vùng hạ lưu, ăn nước và được cắt lũ từ con
đập. Ai làm ruộng từ 10 giạ giống (một giạ
khoảng 16kg - PV) lại góp một xe bị, một xe chà (cây chùm bầu - PV) và 10 cây cọc
để đắp đập”.
Những pô nưh như ông Thạch Hơn luôn nhận được sự kính nể của người dân
trong vùng, được miễn góp chà, góp đá giữ đập và được chia những khoảnh ruộng tốt để canh tác. Ơng Hơn nói đó như một dạng
“thủy lợi phí” của Nhà nước thu sau này,
nhưng chưa bao giờ bị thất thu.
Bởi với những người Chăm xứ này, nghĩa vụ đóng góp ấy như một cách để trả
ơn Pô Giang (ông trời) đã cho nước để tưới
tắm ruộng đồng. Nhờ vậy mà con đập Nha Trinh và rất nhiều đập nước khác trên con sông Ma Rên và sông Cái trải qua hàng
trăm năm, không cần bêtông cốt thép vẫn đứng vững, giữ nước lại cho vùng đất này
qua nhiều mùa hạn hán.
Ông Thạch Hơn kể bây giờ hệ thống
kênh mương bêtông đã phủ khắp vùng, nhưng vào những ngày đầu năm mới Chăm
lịch (cuối tháng 4 dương lịch - PV) những
người Chăm có ruộng ở vùng hạ lưu lại
quẩy lễ vật lên vị trí những con đập năm
xưa để làm lễ cầu đảo, tạ ơn Pơ Giang mong mưa thuận gió hịa.
“Đó cũng là cách để người Chăm
mình nhắc con cháu hiểu về tài trị thủy của cha ông và giữ được cái đạo với láng giềng, tộc họ trong những mùa hạn hán” - ông Thạch Hơn trầm ngâm.
Ông Dương Tấn Ngọc - một người Chăm, nguyên trạm trưởng trạm thủy nông Ninh Phước (Ninh Thuận) - kể: Hơn chục năm trước, sau khi hoàn chỉnh
bêtơng hóa hệ thống kênh mương và Nhà
nước quản lý toàn bộ việc điều tiết nước
và tu bổ hệ thống thủy lợi nhưng gặp nhiều bất cập, cơ quan quản lý cấp trên
đã đưa chương trình PIM của Mỹ (quản
lý thủy lợi có sự tham gia của cộng đồng) vào áp dụng tại Ninh Phước và dần phát huy hiệu quả.
Nhưng ơng Ngọc nói hiệu quả đó là điều tất yếu bởi chương trình quản lý
thủy lợi tiên tiến này không khác mấy với những gì trong quá khứ người Chăm đã làm để xây dựng và bảo vệ những dịng kênh, con đập của mình.
“Bây giờ đã về hưu nhưng hơn 60 năm gắn bó với ruộng đồng của người Chăm xứ này, tôi vẫn nghĩ cần áp dụng
những luật tục của người Chăm đã từng làm, gắn trách nhiệm của mỗi người nơng dân vào dịng kênh, con đập chia nước, cắt lũ cho mảnh ruộng của mình như người Chăm ngày xưa từng làm. Đó
cũng là một kỹ thuật trị thủy cần được bảo tồn” - ông Dương Tấn Ngọc chia sẻ.
NGUYỄN VIỄN SỰ
Kinh tế