hỉ từ một phát hiện tình cờ,
để rồi thành niềm đam mê đến như ám ảnh. Rồi vượt
bao ngọn núi, đổ bao cơng sức tìm kiếm, chế tác... anh nông dân Nguyễn
Văn Như, 57 tuổi, ở thị trấn Tân Sơn,
huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) đã dành gần 20 năm để thực hiện được ước mơ của đời mình: chế tác được hai bộ đàn
đá - một loại nhạc cụ độc đáo của đồng
bào dân tộc thiểu số Ra Glai. Mỗi ngày, trong ngôi nhà của anh, những thanh đá
tưởng chừng vô tri ấy lại "hát" lên
những thanh âm đầy sức lôi cuốn.
Anh nông dân mơ mộng
Năm 1994, trong lúc làm rẫy gần
bờ sông Trà Co, anh Nguyễn Văn Như tình cờ phát hiện một bộ đàn đá cổ của
người dân tộc Ra Glai. Phải mất cả tháng đào bới dưới lòng đất, anh mới
chuyển được bộ đàn đá cổ về nhà rồi tập gõ trong những lúc rảnh rỗi. Sau đó, anh bàn giao bộ đàn đá này cho ngành
văn hóa thơng tin đưa về trưng bày tại
Nhà Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận. Nhưng cũng từ lúc đó, anh bắt đầu thích âm thanh phát ra từ những thanh đá cổ và nói với bạn bè, sẽ tìm hiểu để chế tác một bộ đàn khác từ đá thiên nhiên để thỏa nỗi đam mê những thang âm riêng biệt của núi rừng.
Nghe vậy, bạn bè thì bảo anh mơ mộng hão huyền. Vợ con cũng hết lời bàn ra, bởi nông dân như anh, quần quật cả ngày trên rẫy, lấy đâu ra thời gian, tiền của để làm đàn đá. Nhưng anh vẫn quyết chí làm bằng được. Từ năm 1995
đến năm 1999, ngoài thời gian sản xuất,
anh lặn lội hết ngọn núi này đến ngọn
núi khác trên địa bàn huyện Ninh Sơn để tìm loại đá khi gõ vào có thể phát ra
âm thanh giống như bộ đàn đá cổ trước
đó, nhưng thất bại.
Qua báo chí, anh biết vùng Phước Bình là cái nơi của những bộ đàn đá của
đồng bào Tây Nguyên, nên năm 2000,
anh quyết đưa gia đình đến xin tạm trú tại thôn Bạc Rây 2, xã Phước Bình, huyện Bác Ái. Anh Như mua lại 2 ha
đất để sản xuất và tranh thủ thời gian
rảnh rỗi đi tìm đá làm đàn. Phải mất mười năm tìm kiếm khắp núi rừng Bác
Ái, tuyển chọn từ hàng nghìn thanh đá, anh Như mới tìm đủ 13 thanh đá, nặng gần 110kg và khi dùng cây "dùi" tự chế bằng gỗ có bọc xương thú vật gõ vào, mỗi thanh đá vang lên âm thanh trầm, bổng trong trẻo, thang âm khớp với các nốt nhạc trên cây đàn ghi-ta mà anh đã từng học chơi thời niên thiếu.
Việc chế tác đàn đá tốn kém nhiều thời gian và công sức. Hằng đêm, anh kiên trì cưa, đục, đẽo từng thanh đá, thử thang âm bằng cách dùng các nốt nhạc
trên cây đàn ghi-ta để định âm cho từng thanh đá và mời anh Nguyễn Văn Sinh
công tác tại Trung tâm Văn hóa huyện Bác Ái giúp "thẩm" âm rồi cẩn thận
đánh dấu các nốt, từ đồ, rê, mi, fa, sol,
la, si... lên từng thanh đá.
Đến giữa năm 2011, anh Như đã
chế tác xong bộ đàn đá đầu tiên gồm 13
thanh. Thanh đá lớn nhất dài 64 cm,
rộng 33 cm, dày 3 cm, nặng khoảng 10
kg (ký âm đồ) và thanh đá nhỏ nhất dài 28 cm, rộng 6 cm, dày 3 cm, nặng
Trên cây đàn tự chế, anh Như có thể biểu diễn nhiều ca khúc.
Văn hóa - thể thao
khoảng 2 kg (ký âm sol). Anh dùng dây kẽm để treo, giữ các thanh đá được sắp xếp nằm dọc liền kề nhau theo những nốt nhạc cơ bản trên một chiếc khung
đàn được làm bằng dây rừng để đỡ cho các thanh đá ổn định.
Thỏa nỗi đam mê
Vào một đêm núi rừng tĩnh lặng,
anh Như mang đàn đá ra tập gõ, bà con
trong xóm nghe tiếng đàn đã tề tựu quanh anh chúc mừng. Cứ thế, hằng
đêm anh tập gõ và dần dần thành thạo
một số bài hát, như: Như có Bác Hồ
trong ngày vui đại thắng; Tiếng đàn ta lư; Cơ gái vót chơng; Nối vịng tay
lớn... Tuy nhiên, do kích thước của bộ
đàn đá được chế tác còn nặng nề và
cồng kềnh, người gõ đàn phải di chuyển nhiều trong lúc chơi đàn, cho nên anh lại tiếp tục đi tìm đá để chế tác bộ đàn
thứ hai nhỏ gọn hơn.
Năm 2012, anh bắt tay vào việc
chế tác bộ đàn mới gồm 17 thanh đá. Bộ
đàn thứ hai, đẹp hơn bộ đàn trước đó
nhiều. Thanh đá lớn nhất dài 58 cm, rộng 15 cm, dày 2,5 cm và thanh đá nhỏ nhất dài 29 cm, rộng 7 cm, dày 2,5 cm. Lần này, 17 thanh đàn đá được mài giũa rất thẩm mỹ, anh đã tạo dáng cho mỗi
thanh đá giống như một chiếc thuyền,
phần chính giữa của mỗi thanh đá, anh khoét lõm như khoang thuyền sâu 0,5
cm... khi gõ, âm thanh phát ra trầm ấm,
ngân vang hơn. Nhờ một thiết bị chuyên dùng để thẩm âm chính xác âm độ của
từng nốt nhạc do một người quen tặng,
anh đã chế tác bộ đàn đá thứ hai vừa
đẹp về hình thức và âm thanh phát ra
theo từng nốt nhạc cơ bản như đạt chuẩn. Sung sướng với thành quả sáng tạo của mình, anh đã mang bộ
đàn đá về đặt tại nhà, sẵn lòng "độc
tấu" cho bạn bè thưởng thức.
Anh Nguyễn Văn Như, quê gốc ở tỉnh Bình Định, theo cha mẹ vô định cư tại thị trấn Tân Sơn từ năm 1972. Giờ đây, người dân trong
khu phố đặt cho anh những cái tên rất gần gũi, là: "Như đàn đá", "Nghệ
nhân đàn đá của nông dân".
Lý giải cho niềm đam mê đặc biệt của mình, anh Như tâm sự: "Tôi nghe tiếng đàn đá và mê từ lúc nào không biết. Nhưng, những bộ đàn đá cổ khi tìm thấy đều được cất giữ cẩn thận ở nhà bảo tàng, ít được mang ra biểu diễn, vì vậy, tôi quyết chế tác bộ đàn đá mới
để gõ cho bà con thưởng thức sau
những mùa nương rẫy, lễ hội".
Đã thỏa được mong ước của mình,
và giải được những thắc mắc, băn
khoăn của những người thân về cả một
hành trình rịng rã để thực hiện niềm đam mê kỳ lạ, anh Như vui lắm. Mỗi
ngày, sau những giờ lao động vất vả, khi có chút thời gian rảnh rỗi, hoặc khi bạn bè quần tụ đông vui, anh Như lại cầm đôi dùi gỗ, gõ lên những thanh đá
đã được anh nâng niu suốt mấy năm
trời.
Thanh âm bổng trầm, ngân trong của những thanh đá như kéo gần tâm hồn của những người dân thuần hậu về với sự hồn nhiên, trong trẻo, phóng khống của núi rừng.
NGUYỄN TRUNG
http://www.nhandan.org.vn
Bộ đàn đá cổ do anh Như tìm được đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận.
Văn hóa - thể thao