ược xây dựng vào khoảng
cuối thế kỷ thứ 13 dưới thời vua Shihavaman (người Việt gọi là Chế Mân), tháp Pô Klong Garai tọa lạc trên ngọn đồi Trầu, thuộc
phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang-
Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) là một trong những di sản nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa. Dù
đã trải qua hơn 700 năm lịch sử nhưng vẻ đẹp và sự vẹn ngun của cơng trình
khiến Pơ Klong Garai được ví như “đóa hoa bất tử” trên vùng đất nắng Ninh Thuận.
Thực ra Pô Klong Garai là một cụm gồm 3 tháp, được xây dựng với các vật liệu chủ yếu là gạch, gỗ và đá. Mỗi tháp có một chức năng riêng. Tháp cổng cao 8,65m mang chức năng trang trí là chủ yếu, tháp hỏa cao 9,31m là nơi thờ thần lửa. Đối với đức tin của người Chăm theo
đạo Bà-la-môn, lửa khơng chỉ đóng vai
trị quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày mà còn tượng trưng cho sự hủy diệt, một mặt tất yếu của sự sống, bởi sống-chết không chỉ là sự luân chuyển liên tục mà còn song hành giữa dòng đời.
Nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của tháp
Hỏa mà không một tháp Chăm nào khác
có được là phần mái giống như mái đình
của người Việt. Một số nhà nghiên cứu
văn hóa cho rằng, đây chính là biểu hiện
của sự giao thoa văn hóa Đại Việt -
Chăm-pa trong giai đoạn này.
Tháp lớn nhất là tháp chính, cao
20,5m, nơi thờ vua Pô Klong Garai
(1151-1205). Đây là vị vua đã có nhiều công lao xây dựng vương quốc Chăm-pa trở nên hùng mạnh trong lịch sử, đặc biệt ơng cịn được biết tới như là một nhà quy hoạch thủy lợi kiệt xuất. Bằng chứng là một số cơng trình do ơng chỉ đạo xây dựng cách đây hơn 700 năm tại Ninh Thuận như đập Nha Trinh, đập sông
Cấm, mương Đực, mương Cái… đến nay vẫn là những cơng trình thủy lợi lớn và
đóng vai trị quan trọng đối với sản xuất
nông nghiệp địa phương. Trong điện thờ của tháp chính hiện có tượng vua Pô
Klong Garai được tạc trên một Linga
bằng đá, phần bệ phía dưới là Yoni, bên phải lối vào có tượng bị thần Nadin, phía trên cửa ra vào của ngơi tháp chính có
tượng thần Shiva trong điệu múa vũ trụ.
Bất chấp thời gian và những biến cố của lịch sử, tháp Pô Klong Garai ngày nay vẫn được bảo tồn trong tình trạng khá nguyên vẹn. Trong khi hầu hết các tháp
Chăm khác hiện nay chỉ còn là những
phế tích hoặc đã kết thúc sứ mệnh từ lâu thì Pơ Klong Garai từ khi được xây dựng tới nay luôn thực hiện đúng chức năng của một ngôi đền và gắn chặt với các sinh hoạt tín ngưỡng, tinh thần của người dân
địa phương. Hằng năm, vào các dịp lễ
trọng như Ka-tê, Ra-mư-wan, cúng đập, cầu mưa…đồng bào dân tộc Chăm trong vùng lại nô nức kéo về khu tháp để thực hiện các nghi lễ và tham gia sinh hoạt
văn hóa văn nghệ. Bên vẻ đẹp tráng lệ và đầy bí ẩn của “đóa hoa bất tử” Pơ Klong
Garai, nền văn hóa Chăm ln hiện hữu và không ngừng chuyển động trong suốt
hơn 7 thế kỷ qua.
Bài và ảnh: VŨ ĐÌNH ĐƠNG
http://www.qdnd.vn
Tháp Pơ Klong Garai nhìn từ xa.
Văn hóa - thể thao