III. Thành tựu trên lĩnh vực khám, chữa bệnh
Y tế giáo dục 2014 Em Lê Bảo Lộc, ngườ
2014… Em Lê Bảo Lộc, người
đầu tiên mang cầu truyền hình
Cuộc thi Đường lên đỉnh
Olympia về Ninh Thuận, hay em Huỳnh Nguyễn Hồng Chiến, là thí sinh nắm giữ nhiều kỷ lục nhất của Cuộc thi “Đường lên
đỉnh Olympia” của Đài Truyền
hình Việt Nam tổ chức tính đến thời điểm hiện nay. Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, đã có 249 giải học sinh giỏi văn hóa cấp quốc
gia, trong đó có 2 giải nhất, 13
giải nhì, 74 giải ba và 160 giải khuyến khích. Ninh Thuận cũng là tỉnh hiện đứng đầu cả nước về
số sinh viên trúng tuyển du học tại Liên bang Nga theo kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân. 87 sinh viên này đã và đang góp phần làm rạng danh quê hương bằng thành tích học tập, rèn luyện nổi trội của mình. Hàng nghìn học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng trưởng thành cũng đã và
đang cống hiện tài năng, trí tuệ, góp phần xây dựng quê hương.
Một trong những kết quả nổi bật của ngành GD&ĐT sau 40 năm giải phóng là cơng tác giáo dục dân tộc, giáo dục miền núi luôn được quan tâm, ưu tiên đầu tư và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục. Hệ thống trường lớp, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên tại các xã miền núi, vùng đặc biệt khó khăn đã
được ưu tiên đầu tư, bố trí đồng bộ, đáp ứng yêu cầu dạy tốt, học tốt. Đến nay, tỉnh có 5 trường phổ thông dân tộc nội trú và 11 trường phổ thông dân tộc bán trú làm nhiệm
vụ tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc miền núi. Việc chuẩn bị Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, cơng tác bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa, tiếng nói, chữ viết của dân tộc Chăm, Raglai được chú trọng và lồng ghép hiệu quả thông qua các hoạt động ngoại khóa trong nhà
trường. Điều đáng ghi nhận, là nhiều học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ở các
xã đặc biệt khó khăn đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và đang góp phần xây dựng chính q hương mình.
Với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vươn lên, tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tỉnh nhà đã và đang tích cực đổi mới phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá,
đưa sự nghiệp trồng người của tỉnh nhà vươn lên ngang tầm với sự nghiệp đổi mới đất nước. Tỉnh đã hoàn thành và giữ vững phổ cập giáo dục TH- Chống mù chữ, phổ cập
THCS và phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi. Có 80% xã, phường đã đạt chuẩn phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Có 63 trường phổ thơng đạt chuẩn quốc gia, trên 45% học sinh TH được học 2 buổi/ngày… Tin rằng, với những thành tựu của 40 năm
qua, ngành GD&ĐT tỉnh nhà sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, tiếp tục chăm lo đào tạo những thế hệ trẻ vừa hồng, vừa chuyên, có đủ năng lực làm chủ xã
hội và góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
Bích Thủy
http://www.baoninhthuan.com.vn
Trường THPT Bác Ái được Nhà nước đầu tư xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh
vùng đồng bào Raglai. Ảnh: V.M
Y tế - giáo dục