PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚ IY TẾ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu Noi dung so 2-2015 (Trang 56 - 57)

NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN

ượt qua những khó khăn,

thử thách, ngành Y tế tỉnh

nhà đã không ngừng vươn

lên, nâng cao chất lượng hoạt động trên các lĩnh vực công tác. Bước sang tuổi 23, ngành Y tế đang ngày càng hoàn thiện

hơn trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe

nhân dân.

Với điểm xuất phát thấp, những ngày đầu tái lập tỉnh, ngành Y tế phải đối mặt mn vàn khó khăn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực thiếu thốn; hoạt động y tế dự phòng cho đến khám, chữa bệnh đều yếu, thậm chí, nhiều xã miền núi còn “trắng” về y tế, dẫn đến có nhiều dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Bắt tay vào “khôi phục” sự nghiệp, ngành Y tế củng cố lại bộ máy tổ chức, đồng thời tham mưu, kiến nghị UBND tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng mạng lưới y tế ở cơ sở, trong đó, ưu tiên xây dựng trạm y tế cho các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa; lấy công tác y tế dự phịng là chính nhằm đẩy lùi bệnh tật, bên cạnh đó, từng bước nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho các tuyến. Đến nay, mạng lưới y tế đã phủ đều khắp trong toàn tỉnh, với kết cấu hạ tầng khang trang, trang thiết bị y tế tương đối đồng bộ gồm: 19 cơ sở khám, chữa bệnh (1 Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 2 Bệnh viện Đa khoa khu vực, 5 trung tâm chuyên khoa, Bệnh viện Điều dưỡng- Phục hồi chức năng, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi, Bệnh viện Y dược cổ truyền, Trung tâm Y tế Quân-Dân y và 7 trung tâm y tế huyện, thành phố); tính từ phịng khám đa khoa khu vực trở lên, toàn tỉnh có 1.410 giường bệnh, tăng hơn 800 giường so với năm 1992, đạt 24,5 giường bệnh/vạn dân, là chỉ số cao so với trung bình cả nước; 100% xã, phường có trạm y tế. Ngồi ra, ngành cũng quan tâm công

tác xã hội hóa y tế, tạo điều kiện thành lập, hoạt động cho các cơ sở y tế tư nhân. Hiện toàn tỉnh có 124 phịng khám tư nhân, trong đó có 4 phịng khám đa khoa, 120 phòng khám chuyên khoa và y học cổ truyền. Mạng lưới cung ứng thuốc, vật tư y tế phát triển với 8 doanh nghiệp, 31 cơ sở bán lẻ thuốc và 2 cơ sở sản xuất thuốc đông y.

Song song với đầu tư cơ sở vật chất, ngành Y tế còn chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ các năm 1995, 1996, ngành đã có chủ trương đưa một số y sĩ tại các trung tâm y tế huyện, thành phố, trạm y tế xã đi đào tạo bác sĩ, sau đó về các trạm y tế cơng tác. Thực hiện Đề án 1816, ngành còn cử bác sĩ tuyến trên luân phiên xuống hỗ trợ cho các bệnh viện, cơ sở y tế tuyến dưới, giúp người dân được tiếp cận những dịch vụ y tế có chất lượng cao, giảm áp lực cho tuyến trên. Đến nay, tồn ngành có trên 5.520 CB, CC, VC; trong đó, có 2.032 nhân viên chuyên môn y tế, đạt 42,9 người/vạn dân; 420 bác sĩ, đạt 7,1 bác sĩ/vạn dân; 34 dược sĩ đại học, đạt 0,57 người/vạn dân; 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 100% thơn, khu phố có nhân viên y tế thôn bản; 47,7% trạm y tế có bác sỹ.

Cán bộ Trạm Y tế xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn) chăm sóc trẻ sơ sinh. Ảnh: Thanh Long

Một phần của tài liệu Noi dung so 2-2015 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)