Ngộ thể khế dụng

Một phần của tài liệu nhatlabode-02 (Trang 70 - 72)

Yêm Bà Nữ hỏi Ngài Văn Thù:

-Người đạt lý vì sao chưa tự tại trong sanh tử? Ngài Văn Thù đáp:

-Vì lực dụng chưa đủ.

Ngài Văn Thù trả lời nghĩa này thế nào? Người đạt lý khơng sanh tử, đối với sự sanh tử khơng cịn lầm mê, tuy nhiên về khởi hạnh chưa cĩ (lực dụng chưa đủ). Vì vậy muốn đạt rốt ráo lý sinh tử, phải dụng cơng khởi hạnh, diệt phiền não dứt vọng hoặc. Khi phiền não vọng hoặc dứt sạch, mới thể nhập lý khơng sinh tử. Thể nhập lý khơng sinh tử viên mãn, mới khế hợp với chân tánh và hằng sống với tâm thể vơ sanh. Khi trở về với tâm thể vơ sanh, mới cĩ đủ diệu dụng nhiệm mầu, phát đại bi tâm tùy cơ

giáo hĩa độ khắp hữu tình.

Vì thế, nên nĩi "Ngộ" khơng sanh tử khơng bằng "Thể" khơng sanh tử, "Thể" khơng sanh tử khơng bằng "Nhập" khơng sanh tử, "Nhập" khơng sanh tử khơng bằng "Khế" khơng sanh tử, "Khế" khơng sanh tử khơng bằng "Dụng" khơng sanh tử.

Cùng nghĩa này Tiến Sơn Chủ đem câu hỏi trên hỏi Tu Sơn Chủ. Tu Sơn Chủ

đáp:

-"Giống như măng sẽ thành tre, nhưng ngày lúc cịn măng thì khơng thể kết thành bè".

Vì thế, người muốn thể nhập rốt ráo lý vơ sanh, phải theo thứ lớp mà tu tập. Trước tiên ngộ lý khơng sanh tử, kế phải thực hành để thể nhập được lý ấy. Khi thể

nhập viên mãn mới khế hợp thể tánh thanh tịnh sẵn cĩ của mình. Bấy giờ cĩ đủ diệu dụng bất khả tư nghì giáo hĩa chúng sinh, khi cơng hạnh viên mãn thành Phật quả.

Đây là con đường tiến tu của người tu hạnh Đại thừa phải trải qua vậy.

8. Sống thật

Thiền Sư Triệu Châu nĩi: "Cả ngày ăn cơm mà chẳng nhai nát một hạt gạo. Cả ngày mặc áo mà chẳng dính mắc một sợi tơ". Ngài muốn nĩi gì với chúng ta?

-Bởi vì người đạt đạo thấu được lẽ chân, nhận ra tánh chân thật của chính mình. Rõ thơng các hành động đều từ tâm thể hiện, nên khơng dấy niệm cĩ khơng, được

mất... Trái lại, phàm phu ngu mê, chạy theo thức tình phân biệt, lúc ăn cịn nghĩ trăm thứ, lúc mặc cịn nghĩ trăm việc. Do đĩ mà phiền não (tham, sân, si) dấy khởi mất tánh thường nhiên, tâm luơn luơn bàng hồng xao xuyến, khắc khoải lo âu... Vì vậy mà sống xa với đạo (lẽ thật). Vì sống với đạo phải sống với tánh bình thường. Tánh bình thường này ai ai cũng cĩ và khơng lúc nào vắng mặc nĩ. Tuy nhiên, vì ta mãi lo chạy theo ngoại cảnh mà bỏ quên tánh ấy. Khi chúng ta nhớ lại khơng chạy theo ngoại cảnh, tức là trở lại tánh thường nhiên. Tánh ấy nĩ thường hằng và miên viễn khơng phải đợi tìm kiếm mới cĩ.

Thiền Sư Vĩnh Gia Huyền Giác nĩi: "Ma ni châu, nhân bất thức. Như lai tàng lý thân thâu đắc. Lục ban thần dụng khơng bất khơng. Nhất khỏa viên quang sắc phi

sắc". Nghĩa là: Cĩ ngọc Ma ni người khơng biết. Sáu ban thần dụng (lục thơng diệu dụng) khơng mà chẳng khơng. Một viên trịn sáng sắc mà chẳng phải sắc.

Thể tánh vắng lặng thường nhiên của chúng ta ví như hạt minh châu. Hạt châu này sẵn trong kho Như Lai của chúng ta, nếu chịu khĩ sẽ nhận đặng. Khi nhận được châu liền cĩ đủ thần thơng diệu dụng bất khả tư nghì. Nĩ vốn trịn sáng khơng phải sắc, khơng phải khơng mà gồm đủ cả sắc và khơng.

Người nhận ra hạt châu này sống với nĩ mới là sống thật. Hạt châu này chính là tánh giác của mọi người chúng ta vậy.

Tĩm lại, muốn sống thật là phải nhận ra được tánh giác của chính mình, tánh

ấy nĩ bất sanh bất diệt trịn sáng khơng từng ơ nhiễm. Khi hằng sống với tánh giác thì

khơng cịn lầm mê, khơng bị sáu trần sai sử. Nhờ đĩ mà định lực chúng ta kiên cố, trí tuệ trịn đầy, sanh tử nhân đây mà dứt. Đây chính là sống thực và sống miên viễn vậy.

Một phần của tài liệu nhatlabode-02 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)