Biệt biệt giải thoát thu thúc giới (Pātimokkhasamvarasila)

Một phần của tài liệu NGŨ GIỚI dưới góc NHÌN tư DUY PHÊ PHÁN (Trang 51 - 52)

4 hạng người dùng rượu

11.4.1 Biệt biệt giải thoát thu thúc giới (Pātimokkhasamvarasila)

Biệt biệt giải thoát thu thúc giới là vị Tỳ khưu đã thu thúc theo giới bổn, đều đủ cả ācāra và gocara, là người đã thọ trì những điều học, hay có lịng lo sợ tội lỗi, dầu là nhỏ nhen chút ít. Pātimokkha là giới bổn Tỳ kheo (biệt biệt giải thoát giới) [11] là tất cả điều học mà thế tôn đã chế

định. Pātimokkha nghĩa là "Pháp mà người đã thọ trì đúng đắn rồi, nó hằng làm cho người đó được thốt khỏi sự thống khổ, nhứt là khỏi khổ trong bốn đường dữ (cầm thú, atula, ngạ quỉ, địa ngục)"

Patimokkha có nghĩa là Biệt giải thốt hay Xứ xứ giải thoát, Tùy thân giải thoát. Biệt giải thoát là giải thoát từng phần: giữ giới nhiều thì giải thốt nhiều, giữ giới ít thì giải thốt ít. Tùy thuận giải thốt là giải thốt tùy thuộc vào quả hữu vi hay vô vi của người hành. Từ Patimokkha thì có nghĩa là, theo cách phân tích từ ngữ, trói buộc các hành động, giữ gìn, thúc liễm các hành động của thân và khẩu không để cho rơi vào đường ác, sai lầm, tổn hại mình và người. Ví như buộc mồm trâu để ngăn nó ăn lúa mạ. [8]

Ācāra: phẩm hạnh và Anācāra: khơngcó giới hạnh; gocara: trần cảnh, chỗ nên đi và agocara: phi hành xứ. [11]

Ācāra là phẩm cách người mong được điều hữu ích, phải cố gắng hành theo tức là thu thúc theo giới luật do nghiệp thân và nghiệp khẩu, tức là nói về sự giữ giới.

Anācāra là nói về sự hành ác, do nghiệp thân (kāyika), nghiệp khẩu (vācasika), hoặc luôn cả nghiệp thân và khẩu, tức là nói về sự phá giới.

Gocara là cảnh vật (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) mà lục căn thường xu hướng theo. Lục dục nếu nói cho tột lý thì có cả dữ và lành.Dữ là tư cách làm cho phát sanh tội, nhất là phạm giới. Lành là tư cách làm cho phát sanh phước, nhất là gìn giữ giới luật cho trong sạch

Agocara, đức Phật có sự thuyết rằng "Tỳ-khưu thường hay thân cận phụ nữ, bán nam, bán nữ, Tỳ-khưu ni, hàng rượu hoặc lưu luyến theo vua chúa, quan lại, người cao sang, phú hộ, kẻ dữ, người khơng tín ngưỡng tam bảo, hạng khinh rẽ Phật pháp, hay gây gổ cùng tín đồ và tăng chúng. Xu hướng theo những điều ấy gọi là agocara, trái lại là gocara".

1. Upanissayagocāra: Nơi nương nhờ có thể làm cho đức hạnh phát sanh, như thân cận cùng bậc thiện trí thức.

2. Ārakkhagocāra: Cái có thểgìn giữ lục căn thanh tịnh, như trí nhớ.

3. Upanipandhagocāra: phương pháp trau dồi có thể buộc chặt cái tâm, như phép tứ niệm xứ. Giải: những bậc thiện trí thức có đủ 10 lời nói trong sạch 4hoặc cao minh, hằng tế độ người nương

theo Phật pháp, cho được nghe chơn lý chưa từng nghe, nghe được rồi càng thêm ngưỡng mộ, làm cho người hết sự hoài nghi, phát sanh chánh kiến.

Trong điều Ưng học pháp sekkhiyavatta và khandhakavatta v.v... điều học nào thuộc về vô ý mà phạm thì cũng bị tội cho nên gọi là tội nhỏ nhen chút ít.

Một phần của tài liệu NGŨ GIỚI dưới góc NHÌN tư DUY PHÊ PHÁN (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)