STT Câu hỏi khảo sát
Số khảo
sát
Tỷ lệ đối tượng khảo sát chọn mức độ đánh giá 1.Rất khơng đồng ý 2. Khơng đồng ý 3. Đồng ý 4. Rất đồng ý 5.Hồn tồn đồng ý 1 1 Cơng ty có sử dụng cơng cu đo lường để đánh giá năng lực làm việc của nhân viên.
29 53% 23% 20%
2 2
Cơng ty có xây dựng quy chế khen thưởng và kỷ
luật rõ ràng. 30 37% 26% 37%
3
Công ty thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo hoặc cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo bên ngồi để nâng cao trình độ nhân viên.
30 50% 23% 27%
4
Công ty sử dụng bảng mô tả công việc yêu cầu rõ kiến thức và chất lượng nhân sự cho từng vị trí.
30 50% 37% 13%
5
Khi tuyển dụng nhân viên mới, cơng ty có những chính sách, thủ tục để phát triển đội ngũ nhân viên. 30 60% 27% 13% 6 6 Cơng ty có chính sách và tiêu chuẩn cho việc đánh giá đề bạt và sa thải nhân viên.
30 27% 30% 13%
7
Cơng ty có xây dựng các quy định và biện pháp đối với những nhân viên không đủ chuyên môn, năng lực làm việc.
Qua kết quả khảo sát cho thấy CBCNV cơng ty đã đánh giá cao chính sách nhân sự của Công ty, một công cụ mà người quản lý công ty rất chú trọng và quan tâm. Lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long luôn xác định con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi thành cơng. Nên chính sách việc tuyển dụng, đào tạo cũng như khen thưởng luôn được quan tâm.
3.3.2. Đánh giá rủi ro
Kinh doanh thuốc lá là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề mà xã hội khơng khuyến khích phát triển nên bên cạnh các rủi ro mà các ngành nghề kinh doanh thường phải đối mặt thì rủi ro trong kinh doanh thuốc lá cịn đối mặt với rất nhiều rủi ro khác. Việc nhận diện, phân tích và quản trị rủi ro là việc làm mà người quản lý Công ty luôn đề cao, thận trọng trong việc đánh giá rủi ro để phần nào hạn chế các rủi ro có thể xảy ra đảm bảo cho việc hồn thành các mục tiêu của doanh nghiệp.
Xác định mục tiêu
Mục tiêu chiến lược của Công ty trong chiến lược kinh doanh là phấn trở thành một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh thuốc lá hàng đầu của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội, quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.Tập trung phát triển các sản phẩm cao cấp và cận cao cấp. Là một cơng ty nhà nước, ngồi việc xác định phát triển và phát triển bền vững, Cơng ty cịn phải thực hiện các nhiệm vụ xã hội, quan tâm đến sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Ngoài việc thực hiện mục tiêu chiến lược dài hạn, các mục tiêu ngắn hạn như việc thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh hàng năm là mục tiêu là hàng đầu. Trên cơ sở kế hoạch năm công ty xây dựng các mục tiêu cụ thể như xây dựng kế hoạch sản lượng tiêu thu, doanh thu, lợi nhuận cần đạt được. Từ đó xác định những khó khăn, thuận lợi và một yếu tố quan trọng là đánh giá rủi ro có thể xảy ra và tìm cách đối phó, hạn chế để thực hiện hồn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Các loại rủi ro mà Cơng ty đã đánh giá, nhận diện, phân tích và quản trị cụ thể như sau:
Rủi ro chiến lược của cơng ty Mơi trường vĩ mơi:
Tác động của chính trị
Hịa bình, sự ổn định chính trị trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp, trong đó có Cơng ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long.
Tuy nhiên, bất đồng về một số quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc, thay đổi chính sách nhập khẩu của Triều Tiên có ảnh hưởng bất lợi đến giao thương của Công ty với các đối tác của 2 nước này, đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh như nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá và xuất khẩu thuốc lá điếu qua đường tiểu ngạch cũng như xuất nhập khẩu chính ngạch.
Tác động của kinh tế
Năm 2021, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và toàn ngành thuốc lá cũng chịu nhiều tác động bởi dịch bệnh Covid 19. Cũng như các doanh nghiệp khác, các đơn vị trong ngành thuốc lá phải thực hiện sản xuất theo phương án 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến hoặc ngừng sản xuất theo tình hình thực tế tại địa phương, qua đó ảnh hưởng đến năng lực sản xuất và phát sinh thêm nhiều chi phí. Giá một số loại nguyên phụ liệu đầu vào sản xuất tăng do nguồn cung khan hiếm, công tác logistic nội địa và trên thế giới gặp khó khăn.
Tại thị trường nội địa, việc thực hiện, cách ly, giãn cách xã hội ảnh hưởng đến hoạt động phân phối và tiêu thụ thuốc lá điếu; Dịch bệnh Covid-19 tại các thị trường quốc tế kéo dài cộng thêm khó khăn do khan hiếm container, cước vận chuyển tăng cao dẫn đến sự sụt giảm mạnh các đơn hàng xuất khẩu.
Mặc dù ngành thuốc lá gặp nhiều khó khăn, thách thức, thị trường tiêu thụ thuốc lá tiếp tục diễn biến cạnh tranh gay gắt, tuy nhiên, Lãnh đạo Công ty đã thường xuyên chỉ đạo đến từng đơn vị thành viên, tổ chức và cá nhân liên quan triển khai thực hiện tốt cơng tác phịng, chống dịch bệnh Covid-19 và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp ngay từ đầu năm để ổn định hoạt động SXKD, đảm bảo đời sống và việc làm người lao động. Với những nỗ lực ấy, Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long đã phần nào hạn chế được rủi ro về dịch bệnh gặp phải để duy trì sản xuất và ổn đinh thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó, việc kiểm sốt biên giới nhằm phòng chống dịch Covid-19 của các cơ quan chức năng đã góp phần hạn chế tình trạng buôn lậu thuốc lá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong nước đã góp phần hồn thành kế hoạch về sản lượng nội tiêu của Công ty tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.
Tác động xã hội
Cuối năm 2021, dân số Việt Nam đạt trên 98 triệu người, chiếm 1,25% dân số toàn thế giới. Cùng với xu hướng giảm sinh và nâng cao tuổi thọ , tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-64) tăng lên, nước ta chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”
Việt Nam là 1 trong 15 nước có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới đây được xác định là lợi thế trong việc tiêu thụ nội tiêu, nhưng chứa đựng rủi ro rất lớn nếu sản phẩm nội tiêu không được người tiêu dùng chấp nhận. Nhận diện với rủi ro này Công ty luôn luôn đề cao vấn đề chất lượng, sản phẩm làm ra phải có chất lượng cao, giá cả hợp lý, phù hợp với gu gút của người tiêu dụng, giảm lượng tar và nicotin có hại trong thuốc lá.
Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nơng thơn ngày càng lớn địi hỏi nhiều chủng loại sản phẩm thuốc lá phù hợp với nhu cầu, sức mua của người dân. Sự di dân cơ học từ nông thôn ra thành thị cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp đã dấn đến sự thay đổi về hành vi tiêu dùng thuốc lá. Sản phẩm thuốc lá trung cấp có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các phân khúc khác.
Tâm lý ưa chuộng sản phẩm ngoại cũng ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thuốc lá. Nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi vẫn quan niệm thuốc lá nhập lậu, sản phẩm mang thương hiệu nước ngồi có chất lượng cao hơn sản phẩm có thương hiệu trong nước.
Ý thức thực hiện bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe ngày càng được người dân chú trọng. Xu hướng quan tâm đến thương hiệu có uy tín và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe ngày càng được người tiêu dùng chú trọng khi lựa chọn sản phẩm công nghiệp thực phẩm.
Tác động của khoa học công nghệ
Trong bối cảnh nước ta và thế giới đang dần chuyển dịch sang nền kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh các yếu tố về chiến lược kinh doanh, nguồn tài chính, nguồn nhân lực, thì yếu tố khoa học cơng nghệ là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp thành công và phát triển bền vững.
Khơng nằm ngồi xu hướng đó Cơng ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long đặc biệt chú trọng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tạo bước chuyển biến mới về năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Nhằm khai thác tối đa hiệu suất thiết bị, những năm qua, Ban lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo các đơn vị phòng ban, phân xưởng sản xuất thực hiện tốt cơng tác trung tu, sửa chữa, cải tiến máy móc thiết bị.
Nhiều khâu trong quá trình sản xuất được đầu tư tự động hóa như: Hệ thống máy nạp khay, máy đóng thùng, hệ thống cấp sợi và hút bụi tự động, băng tải chuyển điếu... đã góp phần giảm lao động thủ công, giảm cường độ cho người lao động, tăng năng suất lao động, đảm bảo các yêu cầu về sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường. Bắt
đầu từ năm 2019 đến nay, nhờ thực hiện thí điểm Hệ thống Quản lý sản xuất tích hợp IWS cho các Phân xưởng sản xuất nên hiệu suất thiết bị tăng 3%, phế phẩm giảm 25%, người lao động đã giảm được cường độ lao động nhưng vẫn đảm bảo sản lượng sản xuất.
Năm 2020, Cơng ty đã hồn thành các Dự án trong Chương trình tổng thể đầu tư di dời Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long và các Dự án phụ trợ. Hiện tại, Công ty đang hoạt động ổn định, khai thác sử dụng có hiệu quả dây chuyền sợi mới cơng suất 6 tấn/giờ do Hãng Hauni - nhà cung cấp thiết bị sản xuất sợi hàng đầu trên thế giới.
Quá trình đổi mới công nghệ sản xuất được thực hiện theo hướng hiện đại hóa, thân thiện với mơi trường. Trong đó, Hệ thống xử lý mùi theo phương pháp sinh học cho dây truyền chế biến sợi, công suất xử lý 6 tấn/giờ và cịn có khả năng xử lý mùi cho các thiết bị chế biến thuốc lá sẽ đầu tư trong tương lai cho Phân xưởng sợi; với tổng mức đầu tư trên 58 tỷ đồng.
Với mục tiêu “Năng suất - Chất lượng - Hiệu quả”, trong những năm qua, Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long đã thực hiện áp dụng nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, từng bước nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng thiết bị. Công ty đã áp dụng có hiệu quả Hệ thống Quản lý chất lượng theo phiên bản mới ISO 9001:2015 trên cơ sở giám sát thực hiện tốt quy trình cơng nghệ, kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa, nhằm ổn định và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm ổn định thị trường, hạn chế rủi ro do sản phẩm kém chất lượng gây ra.
Môi trường vi mô
Nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư
Nguyên liệu thuốc lá nội địa: Công ty đã chủ động được 34,5% nguyên liệu nội địa thông qua các công ty nguyên liệu trong tổ hợp. Nguyên liệu đa dạng về mẫu mã và chủng loại, chủ yếu là thuốc lá vàng, ngồi ra cịn một số ít lá nâu, burlet. Tuy nhiên, sản lượng nguyên liệu chưa cao và không ổn định nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu phối chế của các nhà máy nên Công ty vẫn phải mua từ các nhà cung cấp bên ngoài và thay thế bằng nhiều loại nguyên liệu khác.
Nguyên liệu nhập khẩu: nguyên liệu cao cấp nhập khẩu từ các nước Mỹ, Brazzil, Zimbabwe, Ấn Độ, ,.. chiếm 50-60%% tổng lượng nguyên liệu nhập khẩu, có chất lượng và giá cả tương đối ổn định, đáp ứng được nhu cầu phối chế các mác thuốc trung và cao cấp, tuy nhiên có giá cao, gây áp lực về giá thành cho sản xuất
thuốc lá điếu. Để hạn chế rủi ro trong khâu cung cấp nguyên liệu, Cơng ty đã thường xun có lượng dự trữ lượng nguyên liệu khá lớn có thể đảm bảo sử dụng trong vòng một năm sản xuất và ký thỏa thuận nguyên tắc với một số nhà cung cấp lớn có uy tín về việc hợp tác thu mua nguyên liệu trong thời gian dài 3-5 năm để ổn định nguyên liệu đầu vào.
Khách hàng
Mơ hình tổ chức kênh phân phối chủ đạo của Cơng ty là các nhà phân phối cấp 1 trên hồn hết thị trường phía bắc, miền trung và có một số nhà phân phối ở miền Nam trung bộ. Xác định đây là một trong những yếu tố chứa đựng nhiều rủi ro nên Công ty đã xây dựng một kênh thông tin riêng để kịp thời nắm bắt nhu cầu của khách hàng, thị hiếu người tiêu dùng để có những biện pháp xử lý kịp thời phù hợp hạn chế bớt rủi ro.
Đối thủ cạnh tranh
Các doanh nghiệp thuốc lá địa phương là: Cơng ty Thuốc lá Sài Gịn; Tổng công ty Khánh Việt (Khataco); Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm thuộc phân khúc cận cao cấp và phân khúc sản phẩm phổ thơng của Cơng ty, ngồi ra các sản phẩm thuốc lá nhập ngoại từ các nước trên thế giới vào Việt Nam như Japan Tobaco Internation (JTI) , BAT, PMI…
Rủi ro hoạt động của Cơng ty
- Quy trình triển khai phát triển sản phẩm mới còn khá phức tạp, qua nhiều bộ phận, nhiều cấp nên từ khi triển khai đến khi ra sản phẩm mới kéo dài quá lâu, đôi khi mất cơ hội do thị trường tạo ra.
- Quy trình sản xuất thường xuyên được Công ty cải tiến, đổi mới nhưng vẫn cịn nhiều máy móc, thiết bị cũ, năng suất thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo sản lượng sản xuất đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong những thời điểm khác nhau.
- Tổ chức hệ thống phân phối cấp 1 tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc cịn nhiều bất cập, quy mơ nhỏ, mua bán chủ yếu hưởng chênh lệch giá, cạnh tranh nội bộ, nhiều xung đột lợi ích với các kênh phân phối. Chưa phát triển mạnh kênh phân phối cho nhà hàng, quán bar, khách sạn..
- Hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty con còn hạn chế , chưa thực sự chủ động và quy mô, giá trị gia tăng thấp.
Rủi ro về tuân thủ
- Riêng đối với ngành thuốc lá, Nhà nước ban hành hệ thống Luật quy định riêng cùng các văn bản hướng dẫn tạo nên khung pháp lý riêng, chặt chẽ nhằm đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước đối với sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
- Đặc thù trong kiểm soát và quản lý sản xuất thuốc lá tại Việt Nam là Nhà nước khống chế khơng tăng năng lực sản xuất, chính sách của Chính phủ: Hạn chế đầu tư, thu gọn đầu mối sản xuất, áp dụng cơ chế doanh nghiệp thương mại nhà nước trong nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà, chỉ định 1 doanh nghiệp được nhập khẩu, tính đặc trưng của nhãn hàng hóa: in cảnh báo sức khỏe hình ảnh trên vỏ bao, tút thuốc lá, hạn chế thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất được cung cấp đến người tiêu dùng.
+ Phân bổ hạn ngạch sản lượng sản xuất cho các đầu mối được cấp phép sản xuất, chỉ tiêu xuất nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu đầu vào theo sản lượng sản xuất, phê duyệt quy hoạch vùng trồng nhiên liệu, mạng lưới kinh doanh thuốc lá. Hạn chế khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào: các kênh phân phối, mở rộng kênh phân phối của các doanh nghiệp mới.
+ Quy định an toàn thực phẩm và chất lượng thuốc lá kiểm sốt lượng Tar và Nicotin, cấm tồn diện quảng cáo, khuyến mại thuốc lá, cấm bán thuốc lá cho người