Định hướng chiến lược của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long (Trang 41)

Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2.1. Định hướng chiến lược của Công ty

- Là một trong những đơn vị SXKD thuốc lá hàng đầu của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

- Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội, quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.

- Tập trung phát triển các sản phẩm cao cấp và cận cao cấp. 3.2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty

Sau những năm 1986 kết thúc thời kỳ bao cấp, vượt khó khăn do cạnh tranh của các nhà máy thuốc lá điếu mới ra đời ồ ạt, cạnh tranh của thuốc lá nhập lậu và biến động của thị trường, giá cả….Nhà máy đã sản xuất được 255 triệu bao thuốc

lá, trong đó xuất khẩu 80 triệu bao. Năm 1990, nhà máy đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu do Liên hiệp Thuốc lá giao, nâng cấp khu làm việc, hoàn thành xây dựng một phân xưởng sản xuất mới, đưa và sản xuất các trang thiết bị mới tại phân xưởng sợi. Năm 1994, Nhà máy được giao nhiệm vụ hợp tác với tập đoàn Rothmans sản xuất Dunhill Kingsize tại Việt Nam. Năm 2000, Nhà máy cơ khí thuốc lá sát nhập vào Nhà máy thuốc lá Thăng Long đã giúp cho việc gia công chi tiết phục vụ sản xuất được chủ động hơn. Đồng thời giai đoạn này Nhà máy đã góp phần đầu tư vùng trồng ngun liệu ở phía Bắc. Cũng trong năm này, Nhà máy đưa ra thị trường các sản phẩm thuốc lá điếu mới: Hà Nội, Hồng Hà, Thăng Long hộp thiếc, Viland, Sapa.

Giai đoạn 2001-2005, Nhà máy tập trung vào cơng tác khoa học kỹ thuật, máy móc, thiết bị, như đầu tư 01 máy nén khí, chế tạo 6 máy ép sợi đầu tư thêm 2 dây truyền bao 10 đồng bộ, thiết kế chế tạo máy xé điếu, máy gia liệu sợi cọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao. Điểm sáng trong giai đoạn này chính là việc Nhà máy được tổ chức chứng nhập phù hợp tiêu chuẩn quốc tế Quacert cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và cung ứng thuốc lá điếu.

Năm 2005, trong lộ trình chuyển đổi doanh nghiệp theo chủ trương của Nhà nước, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long đã chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mơ hình Cơng ty TNHH Một thành viên theo Quyết định số 318/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một bước ngoặt giúp Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long khẳng định vị thế của mình trong giai đoạn hội nhập.

Trong giai đoạn 2006-2010, Cơng ty lắp đặt 03 dây chuyền đóng bao 10S, đầu tư 02 dây chuyền cuốn điếu Protos 80C công suất 7.000 điếu phút và 1 dây chuyền tốc độ cao đồng bộ với Tập đồn Hong ta (Trung Quốc), dây chuyền đóng bao Slim CP20-3, tiếp nhận cải tạo dây chuyền bao Niepman. Năm 2013, Công ty đã tiếp nhận, lắp đặt và đưa vào sử dụng dây chuyền đồng bộ cuốn-ghép đầu lọc 7.000 điếu/phút và bao compact 350 bao/phút.

Về công tác thị trường, chiến lược phát triển thị trường khởi đầu đúng hướng và duy trì tốt vào các giai đoạn sau này, đó là lấy thị trường trong nước làm mục tiêu chủ yếu, giữ vững thị trường và sản phẩm truyền thống, duy trì gắn kết với các nhà phân phối, mở rộng hệ thống phân phối và liên tục tìm kiếm cơ hội xuất khẩu.

Về sản lượng tiêu thụ:

và kinh doanh thuốc lá điếu. Trong 5 năm trở lại đây, sản lượng tiêu của Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long liên tục tăng trưởng. Mặc dù trong 5 năm từ 2017 đến nay, Cơng ty gặp rất nhiều khó khăn, vừa sản xuất vừa phải xây dựng nhà xưởng mới tại Khu Công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai để chuẩn bị cho việc di dời Công ty. Đặc biệt trong năm 2020, Cơng ty thực hiện di dời tồn bộ trang thiết bị nhà xưởng nhà máy lên Công ty mới và thực hiện sản xuất kinh doanh trong môi trường dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên phạm vi cả nước là những khó rất lớn với Cơng ty trong việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, Cơng ty vẫn duy trì được sản lượng tiêu thụ tăng trưởng trong các năm, cụ thể:

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 0 500 1000 1500 2000 1349 1385 1440 1533 1652 1552 1652 1791 1758 1863

Sản lượng kinh doanh

Cơng ty mẹ Tồn nhóm Cơng ty

Biểu đồ 3.1: Báo cáo sản lượng kinh doanh 2017-2021

Sản lượng tiêu thụ của Công ty trong các năm gần đây, đặc biệt từ năm 2010 đã đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình phát triển 65 năm của Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long.

1957 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2021 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 7.9 85 165 136 190 145 236 135 202 328 400 800 1178 1533 1652 Đvt: triệu bao

Về chỉ tiêu tài chính:

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long trong 5 năm trở lại đây có sự tăng trưởng liên tục, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Đã khẳng định mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty là đúng đắn.

2017 2018 2019 2020 2021 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 5318 6208 6733 6657 7013 4429 4967 5277 5618 6103 285261 303268 313275 182171 189181 3439 3700 4072 4102 4519 2963 3216 3604 3594 4016

Doanh thu nhóm cơng ty Doanh thu Thăng Long Lợi nhuận nhóm cơng ty Lợi nhuận Thăng Long Nộp NS nhóm cơng ty Nộp NS Thăng Long

Biểu đồ 3.3: Tổng kế doanh thu, lợi nhuận và số nộp ngân sách 2017-2021

3.2.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty

Sơ đồ tổ chức cơng ty TNHH MV Thuốc Lá Thăng long

Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long

Ban Kiểm soát nội bộ

Chức năng của Ban Kiểm soát nội bộ

- Ban kiểm soát nội bộ do Hội đồng thành viên Công ty thành lập để giúp Hội đồng thành viên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý điều hành trong Công ty theo thẩm quyền của Hội đồng thành viên được quy định trong Điều lệ Công ty bao gồm:

- Kiểm tra và đánh giá tính trung thực của các báo cáo và thơng tin tài chính trước khi trình Hội đồng thành viên Cơng ty phê duyệt và công bố.

- Đánh giá tính đầy đủ, tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm sốt nội bộ đã được Cơng ty ban hành; đề xuất các cải tiến, sửa đổi, bổ sung nhằm hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ.

- Kiểm tra tính tn thủ trong hoạt động của Cơng ty đối với các quy định của pháp luật có liên quan.

- Kiểm tra việc thực hiện của Công ty đối với các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm phòng ngừa, phát hiện các hành vi tham nhũng và kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo Cơng ty có hành động ngăn chặn, xử lý theo quy định pháp luật và Điều lệ Cơng ty.

Nhiệm vụ của Ban Kiểm sốt nội bộ

- Tổ chức kiểm tra, giám sát tại Công ty, Văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc về tính hợp pháp, chính xác trong quản lý, điều hành hoạt động SXKD, ĐTXD; việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; việc tuân thủ các quy định kiểm soát nội bộ đang áp dụng tại Công ty. Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra, kiểm soát hàng năm đã được Hội đồng thành viên phê duyệt và các văn bản chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng thành viên.

- Kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các Kiểm sốt viên tại các Cơng ty con và người được Cơng ty cử làm thành viên của Ban Kiểm soát tại các công ty cổ phần. Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện theo kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Hội đồng thành viên.

- Báo cáo Hội đồng thành viên theo định kỳ và theo vụ việc về kết quả hoạt động kiểm tra, giám sát đã thực hiện. Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kết quả kiểm sốt tại các đơn vị được kiểm soát.

- Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, tiến hành đánh giá, tổng kết cơng tác kiểm sốt trong năm và xây dựng kế hoạch kiểm sốt năm tiếp theo trình Hội đồng thành viên phê duyệt.

- Là đầu mối trả lời các văn bản, kiến nghị của người được Cơng ty cử làm Kiểm sốt viên và thành viên Ban Kiểm soát tại các doanh nghiệp khác.

- Là đầu mối liên hệ và làm việc với Kiểm sốt viên Cơng ty theo quy định. - Có ý kiến đối với đề nghị của Phịng Tài chính kế toán trước khi đề xuất lên Hội đồng thành viên lực chọn cơng ty kiểm tốn độc lập để kiểm tốn báo cáo tài chính hàng năm, tham gia đề xuất nội dung và các điều khoản của hợp đồng kiểm tốn báo cáo tài chính và các dịch vụ phi kiểm toán khác được cung cấp bởi cơng ty kiểm tốn; tham dự các cuộc họp và trao đổi với kiểm toán viên độc lập của Công ty về kết quả cơng việc kiểm tốn báo cáo tài chính, nội dung thư quản lý.

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Quy chế dân chủ ở cơ sở và Quy chế chi tiêu nội bộ trong Công ty và các Công ty con nhằm đảm bảo công khai minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng của Công ty, các Công ty con và đơn vị trực thuộc Công ty.

- Thực hiện các công việc khác do HĐTV giao theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty và Quy chế hoạt động của Hội đồng thành viên Cơng ty.

Văn phịng Hội đồng thành viên

Văn phòng Hội đồng thành viên là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên Công ty trong các lĩnh vực:

- Xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc của HĐTV; - Tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ, văn bản trình HĐTV;

- Cơng bố thơng tin doanh nghiệp theo Quy chế công bố thông tin của Công ty;

- Công tác thư ký tổng hợp, lưu trữ văn bản của HĐTV.

Phịng Tài chính kế tốn

Phịng Tài chính Kế tốn là đơn vị chun mơn nghiệp vụ, thực hiện chức năng tham mưu cho HĐTV, BGĐ Cơng ty về các lĩnh vực tài chính, kế tốn.

- Quản lý tài chính, kiểm sốt chặt chẽ dịng tiền (thu, chi), tăng cường tiết giảm chi phí; đảm bảo vốn thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và giải ngân cho hoạt động đầu tư;

- Xây dựng kế hoạch tài chính quý, năm;

- Lập, thẩm định kế hoạch, phương án, tờ trình, hợp đồng về khía cạnh tài chính; Phân tích, đề xuất phương án quản trị rủi ro tài chính (giá nguyên vật tư đầu vào, lãi suất, tỷ giá, dòng tiền …); Quản lý hoạt động đầu tư tài chính; Lựa chọn các nguồn vốn vay tối ưu nhất;

- Tổ chức hạch toán kế toán, thống kê một cách kịp thời, đầy đủ theo đúng các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định nhằm phản ánh đúng tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;

- Bao gồm các phần hành kế toán: Kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương, kế tốn ngun liệu, vật tư, phụ liệu, phụ tùng cơ khí, kế tốn TSCĐ, kế tốn cơng nợ phải thu, phải trả, kế toán giá thành, kế toán tổng hợp, kế toán thuế và các khoản phải nộp NSNN, kế toán tạm ứng, kế toán các khoản đầu tư, kế toán dự án;

- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh, hạch toán đúng, đủ theo chứng từ gốc và theo đúng thơng tư quy định về chế độ kế tốn; Bảo quản, lưu trữ chứng từ kế toán;

- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị phụ thuộc và các Công ty con về việc chấp hành chế độ chính sách kế tốn thống kê theo quy định của Pháp luật;

- Lập BCTC hợp nhất Nhóm Cơng ty.

Phịng Tổ chức nhân sự

Phịng Tổ chức Nhân sự là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐTV, BGĐ Công ty về các lĩnh vực Công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cơng tác tiền lương và chế độ chính sách, cơng tác an tồn vệ sinh lao động, công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật lao động, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Phòng Kế hoạch vật tư

Phòng Kế hoạch Vật tư là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐTV, BGĐ Công ty về các lĩnh vực xây dựng và triển khai kế hoạch, mua hàng trong nước đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh, cơng tác tiếp nhận hàng hóa và quản lý kho nguyên liệu, vật liệu, cơ khí và phế liệu; cơng tác xây dựng và quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật; công tác thống kê và tổng hợp.

- Kho Nguyên liệu: Quản lý thuốc lá, thuốc lá sợi.

- Kho Vật liệu: Quản lý các loại vật liệu dùng cho sản xuất thuốc lá. - Kho Sợi Thành phẩm: Quản lý thuốc lá sợi thành phẩm.

- Kho Cơ khí: Quản lý các loại vật tư cơ khí, phụ tùng cơ khí, phụ tùng điện và một số chủng loại hàng hóa khác.

- Kho Phế liệu: Quản lý các mặt hàng, vật tư phụ liệu phế phẩm.

Phòng Pháp chế

Phòng Pháp chế là đơn vị chuyên mơn nghiệp vụ, có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐTV, BGĐ Công ty về các lĩnh vực xây dựng quy chế, quy định quản lý nội bộ trong Công ty, tư vấn pháp lý, thực hiện đăng ký và quản lý nhãn

hiệu hàng hóa trong nước và quốc tế, Cơng tác rà sốt, hệ thống hóa văn bản, cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế và các cơng tác khác.

Phịng Đầu tư

Phịng Đầu tư là đơn vị có chức năng về cơng tác xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển của Công ty. Công tác thực hiện, quản lý thực hiện và lập báo cáo trong lĩnh vực đầu tư. Công tác theo dõi việc đầu tư xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị tại các Chi nhánh, Công ty con theo phân cấp quản lý.

Công tác theo dõi, tham mưu trong việc quy hoạch mặt bằng các Dự án đầu tư và việc sử dụng đất.

Phòng Nghiên cứu phát triển

Phòng Nghiên cứu phát triển là đơn vị nghiên cứu, phân tích các xu hướng mới và xây dựng chiến lược nghiên cứu phát triển;

Xây dựng và thực hiện kế hoạch nghiên cứu phát triển.

Phòng Kỹ thuật cơng nghệ

Phịng Kỹ thuật Cơng nghệ là đơn vị có chức năng về cơng tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, công tác phối chế, công tác hương liệu, công tác kiểm tra sự phù hợp về mặt kỹ thuật của nguyên liệu, vật tư phụ liệu, công tác giám sát thực hiện quy trình cơng nghệ trong sản xuất.

Phòng Kỹ thuật cơ điện

Phòng Kỹ thuật Cơ điện là đơn vị có chức năng về cơng tác quản lý thiết bị cơ điện, cơng tác chuyển đổi, lắp đặt các cơng trình cơ điện và thiết bị đo lường thử nghiệm, công tác mua sắm thiết bị, vật tư phụ tùng cơ khí điện chun dụng trong nước, cơng tác quản lý năng lượng, kỹ thuật an tồn và các cơng việc khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w