Kiến nghị đối với cấp trên.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh xiêng khoảng (Trang 96)

- Tăng cường sự hỗ trợ của Ngân hàng, của các tổ chức khác nhằm trang bị cho hộ cách thức làm ăn, cách sử dụng vốn vay, kỹ thuật sản xuất, thông tin thị

4.3.Kiến nghị đối với cấp trên.

Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NH CSXH trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, đồng thời dựa trên những tác động tích cực của vốn tín dụng, mục tiêu xoá đói giảm nghèo, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhất định. Để các giải pháp trên mang tính khả thi, cần có sự quan tâm phối hợp của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức tín dụng, các tổ chức đoàn hội ở địa phương và cả chính các hộ nghèo

Đối với Nhà nước:

- Tiếp tục tăng cường nguồn vốn ưu đãi cho xoá đói giảm nghèo thông qua việc tăng nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước; cải thiện tốt hơn môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua các dự chương trình dự án.

- Tiếp tục chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng để đơn giản hoá hơn nữa thủ tục cho vay, tăng thời hạn cho vay, nới lỏng điều kiện vay và giảm lãi suât đến mức thấp nhất có thể.

- Trên cơ sở ban hành chuẩn mực nghèo cho từng giai đoạn, cần chỉ đạo, giám sát chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo tính chính xác trong việc điều tra tỷ lệ nghèo đói ở từng vùng, từng địa phương.

Đối với NH CSXH

- Phối hợp với UBND huyện, các tổ chức đoàn hội chặt chẽ hơn trong việc triển khai các hoạt động cho hộ nghèo vay vốn và thu hồi vốn.

- Cần nắm bắt rõ đặc điểm của hộ nghèo, thực tế sản xuất kinh doanh của họ trong từng thời kỳ để có những điều chỉnh về thủ tục vay, thời hạn vay, mức vay, lãi suất vay, điều kiện vay … phù hợp.

- Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức nghề nghiệp.

- Tăng cường công tác kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và đốc thúc thu hồi nợ.

Đối với Tỉnh Xiêng Khoảng

- Ban hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ, từng vùng trong đó đặt mục tiêu xoá đói giảm nghèo lên hàng đầu.

- Phối với các cấp, các tổ chức tín dụng, các chính quyền địa phương chặt chẽ hơn nữa trong việc triển khai các chính sách ưu đãi cho người nghèo trong đó có chính sách tín dụng.

- Chỉ đạo thành lập quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tín dụng tương trợ theo làng xã nhằm thu hút vốn nhà rỗi trong dân.

KẾT LUẬN

Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, được đặt lên hàng đầu trong mọi chủ trương, chính sách của Đàng và Nhà nước. Qua hơn 4 năm thực hiện chiến lược xoá đói giảm nghèo, Lào nói chung, tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc xoá đói giảm nghèo.

Yếu tố tín dụng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược xoá đói giảm nghèo, trong đó hoạt động của Ngân hàng CSXH là then chốt, đã tác động tích cực trong việc tạo ra công ăn việc làm và tăng thu nhập, điều này đã được khẳng định trên cả bình diện quốc tế và ở Lào. Việc tăng cường hoạt động tín dụng cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi là cách để giúp họ phát triển kinh tế hộ, tăng thu nhập và từng bước thoát nghèo.

Qua việc phân tích đánh giá hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NH CSXH ở Tỉnh Xiêng Khoảng cho thấy:

- Mức vốn cho vay đối với hộ nghèo (5,3 triêu/hộ năm 2008; 5,8 triệu năm 2009 và 5,9 triệu năm 2010); số hộ vay vốn tăng lên liên tục (năm 2008: 3.206 hộ, năm 2009: 3930 hộ, năm 2010: 4.744 hộ, lãi suất cho vay ổn định (0,66%/tháng); thời hạn vay là 18 tháng; doanh số cho vay tăng nhanh, trung bình tăng 44,87% mỗi năm; dư nợ tăng trung bình mỗi năm 35,02%; tỷ lệ nợ quá hạn thấp (2008: 4,5%; năm 2009: 4,7% và năm 2010: 5,1%) cho thấy việc tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ngày càng được nâng cao.

- Tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo là tích cực thông qua việc đầu tư sản xuất tăng lên, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập.

Tuy đã đạt được những kết quả như vậy, hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NH CSXH vẫn còn một số hạn chế có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi thu nhập của hộ nghèo như: thu nhập của hộ còn khá thấp, khả năng tái nghèo lớn; cho vay không đúng đối tượng; việc bình xét hộ vay vốn chưa thật công bằng; thẩm định hộ vay chưa sát sao; mức vốn vay/hộ thấp, hộ còn phải vay bổ sung; kiểm tra

giám sát không thường xuyên; số hộ sử dụng vốn sai mục đích khá cao; sự hỗ trợ đối với hộ sau khi vay vốn chưa được quan tâm; cơ chế điều hành chưa đồng bộ…

Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NH CSXH trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, đồng thời dựa trên những tác động tích cực của vốn tín dụng, mục tiêu xoá đói giảm nghèo, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhất định. Để các giải pháp trên mang tính khả thi, cần có sự quan tâm phối hợp của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức tín dụng, các tổ chức đoàn hội ở địa phương và cả chính các hộ nghèo.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh xiêng khoảng (Trang 96)