1.3.1. Nội dung nghiên cứu
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn như trên có thể nói ở Lào nói chung, ở tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng chưa có bất kỳ một công trình nào (đề tài khoa học, luận văn, luận án,…). Vì vậy có thể khẳng định đề tài luận văn của tôi, không trùng lặp với các công trình đã công bố. Điều này cũng đúng khi điểm lại các công trình luận án, luận văn đã bảo vệ ở Việt Nam trong thời gian gần đây.
Từ đó, tôi xác định, nội dung chính của luận văn thạc sỹ của tôi tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau đây:
- Những vấn đề cơ bản về tín dụng.
- Ngân hàng chính sách xã hội, các hoạt động cơ bản của ngân hàng chính sách xã hội
- Tình hình nghèo đói ở Lào nói chung và tỉnh xiêng khoảng nói riêng và sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo.
- Tín dụng và những hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội nói chung, ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình nghèo đói và sự cần thiết nào phải đẩy mạnh tín dụng đối với hộ nghèo?
- Vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo?
- Làm thế nào để người dân tiếp cận được vốn vay nhanh nhất và sử dụng có hiệu quả nhất?
- Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội?
- Giải pháp phù hợp nào để đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Xiêng Khoảng.
- Các cơ quan cấp trên cần làm gì để giúp ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Xiêng Khoảng đẩy mạnh tín dụng đối với họ nghèo.
CHƯƠNG 2