0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

2.2.Nghèo đói và sự cần thiết phải đẩy mạnh tín dụng đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH XIÊNG KHOẢNG (Trang 30 -30 )

nghèo

2.2.1. Nghèo đói và hộ nghèo

2.1.2.1. Khái niệm và quan niệm về nghèo đói

Cho tới nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về nghèo đói, vì nghèo đói là một trạng thái có tính động. Nó thay đổi theo không gian và thời gian, xuất phát điểm căn nguyên của nó là: sự phát triển của sản xuất, mức tăng trưởng kinh tế, sự tăng lên về nhu cầu của con người, những biến động của xã hội.

Uỷ ban kinh tế khu vực Châu á Thái Bình Dương (ESCAP) năm 1993 đã đưa ra định nghĩa: “Nghèo đói là tình trạng bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn nhu cầu của con người và đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.

Tại hội nghị thượng đỉnh Quốc tế về tín đụng vi mô đã nhận định “Nghèo đói là nỗi bức xúc của thời đại” và đã đưa ra khái niệm chung về nghèo đói như sau:

Người nghèo đói là những người có mức sống nằm dưới chuẩn mực nghèo đói của từng quốc gia kể từ dưới lên.

Ngân hàng phát triển Châu á đã đưa ra khái niệm nghèo đói tuyệt đối và nghèo đói tương đối như sau:

-Nghèo đói tuyệt đối

Nghèo đói tuyệt đối là hiện tượng xảy ra khi mức thu nhập hay tiêu dùng của một người hay của một hộ gia đình giảm xuống mức thấp hơn giới hạn nghèo đói (theo tiêu chuẩn nghèo đói) vẫn thường được định nghĩa là: “Một điều kiện sống được đặc trưng bởi sự suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật đến nỗi thấp hơn mức được cho là hợp lý cho một con người”.

- Nghèo đói tương đối

Nghèo đói tương đối được xét trong tương quan xã hội, phụ thuộc vào địa điểm dân cư sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó. Nghèo đói tương

đối được hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định.

Đây là những người cảm thấy bị tước đoạt những cái mà đại bộ phận những người khác trong xã hội được hưởng. Do đó, chuẩn mực để xem xét nghèo đói tương đối thường khác nhau từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác. Nghèo đói tương đối cũng là một hình thức biểu hiện sự bất bình đẳng trong phân phối và thu nhập.

Đánh giá về nghèo đói tương đối phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống chính sách và giải pháp phát triển của từng nơi. Ngày nay, nghèo đói tương đối còn được chú trọng nhiều hơn để có giải pháp thu hẹp sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Ngoài ra, xem xét nghèo đói tương đối còn có ý nghĩa lớn khi áp dụng các giải pháp phát triển đối với những nhóm người khác nhau trong cộng đồng, những cộng đồng khác nhau trong một vùng.

Vấn đề nghèo đói thường đi đôi với phân phối và thu nhập. Sự phân phối và thu nhập không đồng đều thường dẫn tới sự tăng nghèo đói. Do vậy, vấn đề XĐGN có liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Hiện nay có hai loại quan điểm về nghèo đói:

Một là, người nghèo đói là những người nghèo hèn kém, không biết làm ăn nên qua bao đời họ luôn luôn thất bại trong cuộc sống, do đó cần phải có cứu giúp họ. Quan diểm này đứng trên nhìn xuống, coi thường người nghèo, đưa tay cứu giúp họ, không tin tưởng ở họ, hạn chế việc khai thác tiềm năng của họ.

Hai là, người nghèo đói cũng là con người, cũng được sinh ra như những người khác, chẳng qua họ không có cơ hội để làm được những điều mà người khá giả làm được. Đói nghèo đã cướp đi quyền con người, do đó nếu tạo ra được cơ hội cho họ để họ vượt qua đói nghèo thì họ có thể làm được những điều mà người khác làm được.

Quan điểm này tôn trọng người nghèo, đặt niềm tin vào họ nên đã giúp họ phát huy khả năng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Như vậy, nghèo có thể xảy ra với một người nào đó khi những người này không có cơ hội, điều kiện làm ăn như những người khác hoặc có điều kiện nhưng họ gặp rủi ro trong quá trình làm ăn dẫn đến mất vốn, tài sản nên xảy ra tình trạng nghèo đói.

2.1.2.2. Đặc điểm của những người nghèo đói.

Người nghèo sống ở hầu hết khắp nơi trong xã hội, nhưng nhìn chung, người nghèo đói có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, gần 80% người nghèo làm việc trong khu vực nông nghiệp và sống ở nông thôn. Theo TS. Đỗ Thiên Kính thì xác suất là hộ nghèo của các hộ gia đình sống dựa vào nghề nông cao hơn so với các hộ phi nông nghiệp là khoảng 8%.

Thứ hai, người nghèo thường có trình độ học vấn thấp hơn đại bộ phận dân cư. Các số liệu thống kê cho thấy rằng khoảng 90% người nghèo có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Điều này được giải thích rằng trình độ học vấn của các hộ nghèo làm giảm lợi tức từ tài sản và nguồn lực mà họ có, và ngăn cản họ tìm kiếm công việc tốt hơn trong các ngành trả lương cao. Cũng theo tác giả Đỗ Thiên Kính, nếu tăng thời gian đi học của chủ hộ 1 năm thì xác suất hộ nghèo sẽ giảm xuống 2%. Tác giả Kim Thị Dung khi nghiên cứu vai trò của tài chính vi mô đối với xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã bất ngờ phát hiện ra rằng có nhiều người nghèo khi vay vốn tín dụng họ không thể viết và ký tên được mà phải điểm chỉ.

Thứ ba, người nghèo thường có ít hoặc không có đất đai và tài sản khác, chính điều này đã làm cho họ gặp khó khăn trong quá trình làm ăn, không tận dụng được các cơ hội có lợi từ bên ngoài.

Thứ tư, các hộ gia đình nghèo có xu hướng là hộ đông người với tỷ lệ người ăn theo cao. Các hộ gia đình đông con và ít lao động đa phần là nghèo. Theo TS Đỗ Thiên Kính, trong năm 1998, mỗi bà mẹ trong nhóm nghèo nhất có trung bình 3,5 con, so với 2,1 con trong nhóm giàu nhất.

Thứ năm, phần lớn người nghèo thường sống ở các vùng nông thôn, các vùng xa xôi hẻo lánh dễ bị thiên tai tác động, là những nơi có cơ sở hạ tầng vật chất tương đối kém phát triển. Do mức thu nhập của họ rất thấp và không ổn định, họ có khả năng tiết kiệm thấp và khó có thể đương đầu với tình trạng mất mùa, mất việc làm, thiên tai, suy sụp sức khoẻ và các tai hoạ tiềm năng khác.

o Đặc điểm hộ nghèo theo điều tra

Căn cứ vào đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình và các đặc điểm về kinh tế xã hội của tỉnh Xiêng Khoảng có những thuận loại khó khăn tác động trực tiếp tới công tác xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là việc tổ chức cho vay vốn đối với những hộ gia đình trong diện nghèo đói thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập và thoát nghèo. Đồng thời căn cứ vào báo cáo điều tra của Phòng LĐTBXH tỉnh Xiêng Khoảng về tình hình nghèo đói cuối năm 2010, căn cứ vào danh sách hộ nghèo của ban xoá đói giảm nghèo ở các địa phượng chọn điểm điều tra, chúng tôi tiến hành điều tra 90 hộ nghèo nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Sau khi tiến hành điều tra hộ nghèo và tổng hợp số liệu thu được một số thông tin cần thiết về hộ điều tra phục vụ nghiên cứu như sau.

Bảng 2.1. Thông tin chung về các hộ nghèo điều tra năm 2010 TT Chỉ tiêu Số hộ % 1 Số lao động/hộ 1 lao động 24 26,67 2 lao động 49 54,4 Từ 3 lao động trở nên 17 18,93 2 Số nhân khẩu/hộ

Dưới 4 nhân khẩu 23 25,56

5-6 nhân khẩu 45 50

Trên 7 nhân khẩu 22 24,44

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH XIÊNG KHOẢNG (Trang 30 -30 )

×