2.3.1. Ngân hàng chính sách xã hội.
• Khái niệm ngân hàng chính sách xã hội.
NHCSXH là một tổ chức tín dụng, là một loại hình NHCS phục vụ các đối tượng chính sách xã hội, NHCSXH cũng thực hiện các hoạt động cơ bản như các NHTM.
• Đặc điểm chính của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Ngân hàng CSXH là tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, vì mục tiêu chủ yếu là xoá đói giảm nghèo. Lãi suất cho vay của NH CSXH thấp hơn nhiều so với lãi suất của Ngân hàng thương mại.
Các mức lãi suất ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay được Bộ Tài chính cấp bù, sau khi bù đắp bằng quỹ dự phòng, chi phí hoạt động của NH CSXH sẽ được Bộ Tài chính cấp… Như vậy đây là một tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng (huy động và cho vay) song dựa vào nguồn chi ngân sách hàng năm, tức là Nhà nước thực hiện bao cấp một phần cho hoạt động của NH CSXH.
Quyền quyết định cao nhất thuộc về Hội đồng quản trị, gồm các thành viên kiêm nghiệm và chuyên trách thuộc các cơ quan của Chính phủ và một số tổ chức chính trị xã hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ,…); tại các tỉnh, huyện, có Ban đại diện Hội đồng quản trị do chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND làm trưởng ban.
• Hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Sự vận động của vốn tín dụng trải qua ba giai đoạn sau:
+ Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay (giai đoạn cho vay). Ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người đi vay. Như vậy, khi cho vay, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hoá thông thường. Bởi vì trong quan hệ mua bán hàng hoá thì giá trị chỉ thay đổi hình thái tồn tại. Trong việc cho vay, chỉ có một bên nhận được giá trị, vì cũng chỉ có một bên nhượng giá trị thôi
+ Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất (giai đoạn sử dụng vốn vay). Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được sử dụng giá trị đó để thoả mãn mục đích của mình.
Ở giai đoạn này, vốn vay được sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó, mà chỉ tạm thời sử dụng trong một thời gian nhất định. Người cho vay có quyền sở hữu nhưng không có quyền sử dụng và người đi vay có quyền sử dụng nhưng lại không có quyền sở hữu.
+ Sự hoàn trả vốn tín dụng (giai đoạn hoàn trả). Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay.
Trên cơ sở sự vận động của vốn tín dụng, hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng được thể hiện thông qua các hoạt động sau:
+ Hoạt động cho vay: Hoạt động này bao gồm các nghiệp vụ chính như thẩm định các điều kiện của người vay và tiến hành giải ngân khi hợp đồng vay được thiết lập. Nội dung của hoạt động cho vay bao gồm: phương pháp cho vay (hình thức vay, thủ tục , quy trình vay); mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay… + Hoạt động sử dụng vốn vay: hoạt động này chủ yếu là quá trình sử dụng trực tiếp vốn tín dụng của người đi vay. Trong qua trình này, ngân hàng cũng phải theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người đi vay nếu cần thiết để đảm bảo hạn chế mức độ rủi ro của vốn tín dụng.
+ Hoạt động thu hồi vốn vay: ngân hàng có nhiệm vụ tiến hành thu hồi các khoản vốn tín dụng đến hạn, đề ra kế hoạch, biện pháp thu nợ thích hợp nhằm tránh tình trạng nợ đọng vốn tín dụng, không thu hồi được nợ. Có những biện pháp kịp thời xử lý các trường hợp nợ quá hạn, trây ì, không có khả năng thanh toán vốn tín dụng.
2.3.2. Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NH CSXH
Xuất phát từ đặc điểm của hộ nghèo mà hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo có những đặc điểm cơ bản sau:
- Phương pháp cho vay: NH CSXH áp dụng phương thức cho vay tùy lần. Mỗi lần vay vốn, hộ nghèo và NH CSXH thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định.
NHCSXH cho vay hộ nghèo thông qua ủy thác là chủ yếu. Ủy thác được hiểu là việc bên ủy thác (NH CSXH) giao vốn cho bên nhận ủy thác thông qua hợp đồng ủy thác cho vay để bên nhận ủy thác trực tiếp cho vay đến các đối tượng khách hàng và nhận phí ủy thác. Hiện NH CSXH đang thực hiện hình thức ủy thác bán phần: là việc NH CSXH ủy thác một hoặc một số công đoạn trong quy trình cho vay cho bên nhận ủy thác. Tùy theo tình hình và điều kiện thực tế, bên nhận ủy thác chỉ được thực hiện một số khâu như: giải ngân, thu nợ, thu lãi… NH CSXH vẫn đảm nhiệm công tác hạch toán theo quy định. NH CSXH hiện nay đang ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội.
Là trung gian giữa NH CSXH và hộ nghèo, các tổ chức chính trị xã hội thức hiện được vai trò ủy thác với NH CSXH do họ có mạng lưới rộng khắp từ trung ương đến địa phương và có kinh nghiệm trong việc vận động quần chúng. Các chương trình tín dụng cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội được đánh giá rất cao bởi một số lý do: (i) vốn được chuyển trực tiếp đến tay người có nhu cầu vốn ở cấp cơ sở; (ii) hoạt động trực tiếp tới làng xã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận vay vốn và trả lãi vay; (iii) cho vay các món vay nhỏ một cách có hiệu quả hơn với tỷ lệ hoàn vốn cao hơn và có độ linh hoạt cao hơn; (iv) các tổ chức này thu hút mức độ tham gia của người dân ở cấp cơ sở vào các hoạt động xã hội và bảo đảm tiếng nói của người dân được tôn trọng.
- Mức cho vay: Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả khoản nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng du nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với hộ nghèo do Hội đồng quản trị NH CSXH công bố từng thời kỳ.
Mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh và được vay để giải quyết nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt cụ thể là: Sữa chữa nhà ở, điện thắp sáng, cho con đi học phổ thông, nước sạch vệ sinh môi trường. Tổng mức cho
vay các nhu cầu của một hộ nghèo (gồm cả sản xuất kinh doanh và sinh hoạt) thuộc chương trình cho vay hộ nghèo không vượt quá 15 triệu kíp. Ngoài ra, hộ nghèo được nhận vốn vay để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách khác như: xuất khẩu lao động có thời hạn, giải quyết việc làm, chi phí học tập cho con theo học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề… theo các điều kiện và quy định của các chương trình tín dụng này.
Nhìn chung, mức vốn cho vay đến hộ nghèo khá nhỏ, lãi suất cho vay ưu đãi, lãi suất đã giúp các đối tượng chính sách phát huy tiềm năng sẵn có về tài nguyên, đất đai, sức lao động cũng như kinh nghiệm sản xuất. Với những hộ vay biết tính toán hiêu quả kinh tế, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôn thì năng suất sẽ cao, thu nhập tăng và đời sống của họ được tăng lên.
- Thời hạn cho vay: NH CSXH và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: mục đích sử dụng vốn vay; chu kỳ sản xuất, kinh doanh (đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ); khả năng trả nợ của hộ vay và nguồn vốn cho vay của NH CSXH.
- Lãi suất vay: Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước.
Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác.
Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do chi nhánh NH CSXH nhận ủy thác của chính quyền địa phương, của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước thực hiện theo hợp đồng ủy thác.
NH CSXH với mục tiêu đưa vốn đến hộ nghèo với lãi suất ưu đãi, ưu đãi tức là không thể bao hàm hết tất cả các chi phí mà ngân hàng bỏ ra cho khoản vay đó. Mức lãi suất này không phải ngân hàng được hưởng toàn bộ mà còn phải trích một phần cho tổ chức chính trị xã hội làm nhiệm vụ nhân vốn ủy thác cho vay và tổ tiết kiệm và vay vốn. (hiện nay lãi suất cho vay hộ nghèo của NH CSXH là 0,66%/tháng ).
- Cách thu hồi nợ (bao gồm cả một phần gốc và lãi) được tiến hành thường xuyên vừa hạn chế rủi ro đối với tổ chức cho vay, giám sát được quá trình sử dụng vốn, có cơ chế hỗ trợ, đồng thời nâng cao ý thức của người đi vay trong việc sử dụng vốn, làm ăn và tạo thu nhập.
- Bảo đảm vốn vay: Hộ nghèo vay vốn của NH CSXH không phải thế chấp tài sản và được miến lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn. Chỉ có những hộ trong danh sách tổ lập sau khi bình xét mới được ngân hàng xét cho vay vốn
Tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập nhằm tập hợp các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn của NH CSXH để sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng. Tổ thành lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo cấp Hội chủ quản (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên…)
- Hỗ trợ trước và sau khi vay rất quan trọng đối với hộ nghèo, việc cho vay thường phải gắn với các hỗ trợ như về kỹ thuật, công nghệ, vật tư và thông tin …
2.4.Bài học kinh nghiệm về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NH CSXH Việt Nam có thể áp dụng cho NH CSXH Lào – chi nhánh tỉnh