Gắn thời hạn cho vay với mục đích vay.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh xiêng khoảng (Trang 92 - 93)

- Tăng cường sự hỗ trợ của Ngân hàng, của các tổ chức khác nhằm trang bị cho hộ cách thức làm ăn, cách sử dụng vốn vay, kỹ thuật sản xuất, thông tin thị

4.2.5. Gắn thời hạn cho vay với mục đích vay.

Việc xác định thời hạn cho vay phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế như chu kỳ phát triển của cây trồng vật nuôi, sự luận chuyển của vật tư hàng hoá, khả năng trả nợ, sự thoả thuận của người vay vốn là yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả sử dụng vốn vay, độ an toàn và chất lượng tín dụng.

Mọi sự chủ quan, tuỳ tiện áp đặt thời hạn cho vay không tuân thủ các quy định, thể lệ, điều kiện thực tiễn sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường như sự phát sinh nợ quá hạn, thua lỗ về lãi suất, hiệu quả sử dụng vốn thấp…

Trong thực tế thời hạn vay không chỉ có ý nghĩa đối với hiệu quả sử dụng vốn mà nó còn tạo điều kiện cho các hộ nghèo trong việc trả nợ. Như chúng ta đã biết tất cả các nuồn vốn ưu đãi đều có phương thức trả nợ theo hình thức trả góp, chẳng hạn như vay từ ngân hàng CSXH, hộ vay phải trả lãi theo quý, vốn vay theo năm, hộ vay phải trả cả lãi vay và một phần vốn vay theo tháng. Điều này có nghĩa rằng với mức vay đã được các tổ chức ấn định trước thì thời hạn vay dài hơn sẽ làm cho các hộ nghèo trả nợ dễ dàng hơn.

Hình thức trả góp vốn và lãi của mỗi tổ chức tín dụng đều có những ưu nhược điểm của nó. Chẳng hạn việc trả vốn lẫn lãi theo tuần thì hình thức này khó xảy ra tình trạng trây ì, nợ quá hạn hoặc không có khả năng trả nợ vì các hộ nghèo luôn bị kiểm tra, thúc ép thường xuyên trong việc trả nợ. Nhưng nó chỉ phù hợp với những hoạt động mà chu kỳ quay vòng vốn ngắn như buôn bán nhỏ, TTCN … Còn đối với những hoạt động đòi hỏi thời gian quay vòng vốn dài như chăn nuôi trồng trọt thì việc thu hồi vốn lẫn lãi theo tuần, tháng là rất khó khăn cho các hộ gia đình nghèo trong việc trả nợ. Nhưng mặt trái của việc thu hồi vốn lẫn lãi theo quý, năm thường tạo ra tâm lý chủ quan cho các hộ nghèo nên đến thời hạn trả nợ nhiều hộ lại mất khả năng thanh toán.

Theo kết quả điều tra thì 100% số hộ vay vốn ở Ngân hàng CSXH với thời hạn là 18 tháng theo chương trình “cho vay hộ nghèo”, còn lại các khoản vay khác có thời hạn vay là khác nhau, tuỳ thuộc vào lượng vốn vay, tổ chức cá nhân cho vay, thời hạn vay dưới 12 tháng cho các khoản vốn nhỏ vay thêm, thời hạn vay dài hơn chủ yếu ở các khoản vốn tương đối cao, đặc biệt là vay từ NHNN&PTNT.

Hiện nay thời hạn cho vay là 18 tháng là phù hợp đối với hộ nghèo, nhưng đối với một số ngành nghề sản xuất kinh doanh thì thời hạn trên cũng chưa hợp lý như: trồng cây lưu liên, chăn nuôi quy mô, sản xuất TTCN… Vì vậy cần phải gắn thời hạn cho vay với từng mục đích cụ thể tạo điều kiện cho hộ phát triển sản xuất. Để thực hiện giải pháp này NH CSXH cần xem xét kỹ các hồ sơ xin vay vốn của hộ nghèo, trong hồ sơ cần trình bày rõ mục đích vay vốn, đồng thời chính quyền địa phương cùng với NH CSXH phải giám sát chặt chẽ trong thời gian vay vốn của các hộ nghèo có thực hiện đúng như mục đích hồ sơ xin vay vốn hay không.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh xiêng khoảng (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w