Kết quả cho vay.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh xiêng khoảng (Trang 65 - 67)

II. Công nghiệp và

3.2.4.1.Kết quả cho vay.

3.2.Thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH Tỉnh Xiêng Khoảng trong 4 năm (2007-2010).

3.2.4.1.Kết quả cho vay.

Khái quát tình hình cho vay của Ngân hàng CSXH.

Việc cho vay vốn đối với hộ nghèo của Ngân hàng CSXH trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng được thông qua các tổ chức đoàn hội ở địa phương như: HPN, HND, HCCB, trung bình mỗi năm tăng 32,47%. Đoàn thanh niên với các chương trình cho vay khác nhau như: Cho vay hộ nghèo; cho vay học sinh sinh viên; cho vay NS&VS, cho vay Dân số. Dư nợ cho vay trong 3 năm, từ 2008 – 2010 tăng lên liên tục đã góp phần mang lại thành công cho công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Đến cuối năm 2010, tổng dư nợ cho vay đối với hộ nghèo là 41.296 triệu kíp tăng 35,17% (10.745 triệu kíp) so với năm 2009 (đạt 30.551triệu kíp) và tăng 75,41% (17.753 triệu kíp) so với năm 2008 (đạt 23.543 triệu kíp).

Bảng 3.4: Tình hình cho vay của Ngân hàng CSXH thời kỳ 2008 – 2010

ĐVT: Triệu kíp

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%)

Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) 2009/2008 2010/2009 BQ

Tổng số dư nợ 23.543 100,00 30.551 100,00 41.296 100,00 129,77 135,17 132,47 Tổ chức đoàn hội

- Hội Phụ nữ 11.260 47,83 15.345 50,23 20.586 49,85 136,28 134,15 135,22 - Hội Nông dân 10.212 43,38 12.526 41 17.951 43,47 122,68 143,31 132,98 - Đoàn Thanh niên 2.071 8,9 2.680 8,77 2.759 6,68 129,41 102,95 116,18

Chương trình vay

- CVHN 18.215 77,37 22.942 75,09 31.152 75,44 125,95 135,79 130,87

- NS&VS 3.925 16,67 5.521 18,07 7.253 17,56 140,66 131,37 136,02

- HSSV 122 0,52 162 0,53 208 0,50 132,79 128,04 130,58

- DS 1.506 5,44 1.926 6,3 2.683 6,5 150.35 139,30 144,83

Việc cho vay vốn thông qua các tổ chức hội đoàn thể ở địa phương thì trong 3 năm 2008 – 2010 số tiền cho vay thông qua các tổ chức này đều tăng với tốc độ tăng lần lượt là: HPN tăng 37,92%; HND tăng 36,12%; CCB tăng 22,38% và ĐTN tăng 12,55%. Xét về cơ cấu vốn vay trong tổng dư nợ thì số vốn cho vay thông qua HPN chiếm khoảng 39,55% (2008) – 42,79% (2010), tỷ trọng này lớn dần qua từng năm chứng tỏ phụ nữ là đối tượng chủ yếu của các chương trình cho vay của NH CSXH; số vốn cho vay thông qua HND chiếm khoảng 32,94 (2008) – 34,70% (2010); số vốn cho vay thông qua CCB và ĐTN chiếm một tỷ lệ rất nhỏ vì thành viên của CCB thường ít và không tăng, còn thanh niên thì chưa có gia đình hoặc ít thuộc diện nghèo.

Đối với cho vay theo các chương trình như cho vay hộ nghèo, cho vay nước sạch vệ sinh, cho vay học sinh sinh viên và cho vay dân số, số vốn cho vay theo các chương trình cũng tăng lên liên tục theo các năm. Trung bình tăng 35,02% đối với chương tình cho vay hộ nghèo; 17,81% (nước sạch và vệ sinh); 16,27% (cho vay học sinh sinh viên) và 28,82% (cho vay chương trình dân số). Xét về cơ cấu giữa các chương trình cho vay thì số vốn dành cho chương trình cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng lớn nhất, có thể nói hầu như số vốn cho vay chủ yếu phục vụ cho các hộ nghèo nhằm đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm tạo công ăn việc làm tăng thu nhập từ đó dần thoát nghèo, đây cũng là mục đích căn bản trong hoạt động của NH CSXH mà đã được Nhà nước giao phó. Tỷ trọng này tăng dần qua từng năm, năm 2008 là 82,4% đạt 28,021 tỷ kíp, năm 2009 là 83,40% đạt 36,442 tỷ kíp và năm 2010 là 85,44% đạt 51,086 tỷ kíp.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh xiêng khoảng (Trang 65 - 67)