0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

2.1.Những vấn đề cơ bản về tín dụng

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH XIÊNG KHOẢNG (Trang 27 -27 )

2.1.1. Khái niệm tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay trong một thời gian nhất định, khi tới thời hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay kèm theo một khoản lãi.

Theo nội dụng kinh tế, tín dụng thực chất là quan hệ kinh tế về sử dụng vốn tạm thời nhàn dỗi giữa người đi vay và người cho vay theo nguyên tắc có hoàn trả dựa trên cơ sở sự tín nhiệm.

Tín dụng là một hiện tượng kinh tế, nảy sinh trong điều kiện nền sản xuất hàng hoá. Sự ra đời và phát triển của tín dụng không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu điều hoà vốn trong xã hội mà còn là một tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gần đây tín dụng được xem như một công cụ quan trọng trong chiến lược xoá đói giảm nghèo.

2.1.2. Bản chất của tín dụng

Tín dụng được hiểu là một phạm trù kinh tế hoạt động rất đa dạng và phong phú, nó thể hiện quan hệ giữa hai mặt: người sở hữu tiền, hàng hoá cho người khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và phải hoàn trả với một giá trị lớn hơn số vốn ban đầu cho người sở hữu. Phần chênh lệch đó gọi là lợi tức tín dụng. Sự hoàn trả cả vốn lẫn lãi là đặc trưng bản chất của tín dụng để có thể phân biệt với các phạm trù kinh tế khác.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là sự phát triển của thị trường vốn năng động và đa dạng. Quá trình hình thành và phát triển của tín dụng là một thể thống nhất của nhiều hình thức. Mỗi hình thức gắn với một điều kiện kinh tế xã

hội cụ thể, chúng bổ sung cho nhau và có thể phủ nhận nhau trong tiến trình phát triển.

2.1.3. Hình thức tín dụng

Có nhiều loại tài liệu nghiên cứu về các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường, đã phân loại tín dụng theo nhiều tiêu thức khác nhau:

- Căn cứ theo thời hạn cho vay, tín dụng bao gồm các hình thức: Tín dụng ngắn hạn (thời gian từ 1 năm trở xuống), tín dụng trung hạn (thời giann từ 1 - 3 năm) và tín dụng dài hạn (trên 3 năm)

- Căn cứ theo hình thức biểu hiện vốn vay, tín dụng bao gồm các hình thức: tín dụng bằng tiền và tín dụng bằng hiện vật

- Căn cứ theo chủ thể trong quan hệ tín dụng, tín dụng bao gồm: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước và tín dụng quốc tế

- Căn cứ theo phương diện tổ chức tín dụng, tín dụng có thể bao gồm tín dụng chính thống và tín dụng không chính thống.

Tín dụng chính thống là các tổ chức tài chính có đăng ký hoạt động công khai theo luật, chịu sự giám sát, quản lý của các cấp chính quyền Nhà nước…Tín dụng chính thống giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tín dụng của quốc gia.

Tín dụng không chính thống là tín dụng do các tổ chức cá nhân nằm ngoài các tổ chức tín dụng chính thống trên nguyên tắc nhất định giữa người cho vay và người đi vay để tránh những rủi ro về tín dụng.

2.1.4. Hoạt động tín dụng

Sự vận động của vốn tín dụng trải qua ba giai đoạn sau:

+ Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay (giai đoạn cho vay). Ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người đi vay. Như vậy, khi cho vay, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hoá thông thường. Bởi vì trong quan hệ mua bán hàng hoá thì giá trị chỉ thay đổi hình thái tồn tại. Trong việc

cho vay, chỉ có một bên nhận được giá trị, vì cũng chỉ có một bên nhượng giá trị thôi

+ Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất (giai đoạn sử dụng vốn vay). Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được sử dụng giá trị đó để thoả mãn mục đích của mình.

Ở giai đoạn này, vốn vay được sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó, mà chỉ tạm thời sử dụng trong một thời gian nhất định. Người cho vay có quyền sở hữu nhưng không có quyền sử dụng và người đi vay có quyền sử dụng nhưng lại không có quyền sở hữu.

+ Sự hoàn trả vốn tín dụng (giai đoạn hoàn trả). Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay.

Trên cơ sở sự vận động của vốn tín dụng, hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng được thể hiện thông qua các hoạt động sau:

+ Hoạt động cho vay: Hoạt động này bao gồm các nghiệp vụ chính như thẩm định các điều kiện của người vay và tiến hành giải ngân khi hợp đồng vay được thiết lập. Nội dung của hoạt động cho vay bao gồm: phương pháp cho vay (hình thức vay, thủ tục , quy trình vay); mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay… + Hoạt động sử dụng vốn vay: hoạt động này chủ yếu là quá trình sử dụng trực tiếp vốn tín dụng của người đi vay. Trong qua trình này, ngân hàng cũng phải theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người đi vay nếu cần thiết để đảm bảo hạn chế mức độ rủi ro của vốn tín dụng.

+ Hoạt động thu hồi vốn vay: ngân hàng có nhiệm vụ tiến hành thu hồi các khoản vốn tín dụng đến hạn, đề ra kế hoạch, biện pháp thu nợ thích hợp nhằm tránh tình trạng nợ đọng vốn tín dụng, không thu hồi được nợ. Có những biện pháp kịp thời xử lý các trường hợp nợ quá hạn, trây ì, không có khả năng thanh toán vốn tín dụng.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH XIÊNG KHOẢNG (Trang 27 -27 )

×