Các hạn chế và các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết để đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo ở Tỉnh Xiêng Khoảng.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh xiêng khoảng (Trang 80 - 85)

II. Công nghiệp và

3.2.Thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH Tỉnh Xiêng Khoảng trong 4 năm (2007-2010).

3.3.2. Các hạn chế và các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết để đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo ở Tỉnh Xiêng Khoảng.

mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo ở Tỉnh Xiêng Khoảng.

+ Điều tra tình hình kinh tế xã hội để có phương án cho vay hợp lý

Hiện nay XĐGN là một vấn đề bức xúc và được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau mà mối quốc gia co các giải pháp và chính sách cụ thể để hỗ trợ cho mục tiêu XĐGN khác nhau như: Đầu tư cơ sở hạ tầng, trợ cấp mất việc làm, đào tạo nghề, chính sách tín dụng,… Trong đó, chính sách tín dụng luôn được xem như một trong những giải pháp tích cực nhất nhằm hỗ trợ tài chính cho người nghèo, trên nguyên tắc hoàn trả có thời hạn cả vốn và lãi, đã tạo tính chủ đạo sang tạo để các thành viên trong xã hội đóng góp một cách có hiệu quả cho bản thân và cho xã hội.

+ Quy trình cho vay

Theo ý kiến của rất nhiều lãnh đạo địa phương, cán bộ tổ chức đoàn hội cơ sở, những người có liên quan trực tiếp tới hộ nghèo và hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo, thì quy trình cho vay được hoàn thiện theo hướng phù hợp, tiện ích đối với hộ nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn tín dụng, tuy nhiên quy trình cho vay vốn vẫn còn nhiều bất cập như việc vay vốn thuộc vào sự phân bổ nguồn vốn, phải đi lại nhiều lần, chờ đợi lâu và thiếu công bằng trong bình xét, làm cho người vay vốn chán nản, bất bình và mất cơ hội kinh doanh.

Vì vậy, để đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo thì cần có sự công bằng trong đội ngũ cán bộ bình xét, tạo lòng tin đối với hộ nghèo.

+ Đối tượng cho vay

Danh sách hộ nghèo được vay vốn ngân hàng do tổ tiết kiệm và vay vốn kết hợp với các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương lập nên trên cơ sở chuẩn nghèo do Bộ lao động, Thương binh và Xã hội công bố, có sự xác nhận và của UBND tỉnh, huyện. Danh sách này sau đó được gửi lên NH CSXH xem xét đẻ cho vay

Điều này khác với các NHTM khác chỉ cho vay trên cơ sở đã thẩm định cẩn thận khách hàng của mình. Một trong những thế mạnh của ngân hàng là có trình độ chuyên môn và kỹ năng để thực hiện hoạt động thẩm định tín dụng một trong những hoạt động quan trọng nhât trong bất kỳ ngân hàng nào nhằm lựa chọn đúng đối tượng cho vay trong điều kiện thông tin không cân xứng trên thị trường tín dụng, có như vậy ngân hàng mới giám đi vay để cho vay. NH CSXH về bản chất là một ngân hàng, nhưng ngân hàng đã chuyển hoạt động quan trọng này của mình cho các tổ chức ở địa phương làm hộ. Khi đó, danh sách được đưa lên nếu đảm bảo đúng theo quy định của bộ lao động, Thương binh và Xã hội thì chỉ đơn thuần là danh sách hộ nghèo tại địa phương, chưa tính gì đến tính đúng đắn của mục đích sử dụng vốn, tính cách của khách hàng, khả năng hoàn trả,… là những nhân tố quan trọng đảm bảo vốn vay có được hoàn trả và sử dụng đúng mục đích hay không. Về nguyên tắc NH CSXH sau khi nhận được danh sách gửi lên có thể không chấp nhận cho vay đối với các trường hợp không đủ điều kiện, song trên thực tế, hầu hết tất cả các hộ nghèo trong danh sách gửi lên ngân hàng đều được vay vốn. Vì các hộ trong danh sách địa phương gửi lên chắc chắn được vay vốn ngân hàng nên dãn đến tình trạng nhiều hộ không phải là hộ nghèo, song có mối quan hệ tốt với cán bộ địa phương nên được đưa vào danh sách hộ nghèo và được vay vốn ưu đãi dẫn đến việc ngân hàng cho vay sai đối tượng quy định.

Một vấn đề nữa của việc địa phương lập danh sách gửi lên ngân hàng trong đó bao gồm cả những hộ nghèo nhưng không có khả năng lao động, hoặc những hộ neo người chủ yếu là phụ nữ hoặc người già. Đối tượng thuộc diện này, dù giao vốn cho họ thì họ cũng không biết làm gì và do vậy vốn sử dụng sai mục đích (chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dung). Rất nhiều hộ nghèo nhưng không biết cách

làm ăn đã rất lúng túng khi nắm trong tay một lượng tiền nhỏ. Hay tình trạng các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao như vùng sâu, xa chưa có môi trường sản xuất kinh doanh thì được ưu tiên dành vốn nhiều hơn. Song các hộ nghèo ở đó lại chưa thể sử dụng vốn nếu Nhà nước không hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, dẫn đến hiện tượng đọng vốn ở những vùng này.

Các hộ ngèo nhìn chung đều có ý thức để thoát nghèo, cải thiện đời sống và mong muốn một cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ hộ nghèo nhưng lười lao động, ỷ lại vào sự trợ cấp của Nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do tàn dư của phương thức cấp phát vốn đã được Chính phủ thực hiện từ nhiều năm trước đây đối với các đối tượng chính sách. Chính những hạn chế của phương thức cấp phát vốn đã dẫn tới sự ra đời của phương thức cho vay thông qua các trung gian tài chính để đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích và được quay vòng. Do vậy nếu hộ nghèo được vay vốn không sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh để tạo thu nhập và trả nợ ngân hàng thì phương thức cho vay sẽ không hiệu quả.

Nguyên nhân quan trọng nữa là do hộ nghèo không có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, họ cũng muốn dùng vốn vay được để đầu tư tạo thu nhập nhưng không có niềm tin vào khả năng tạo ra thu nhập của mình; trong khi đó các nhu cầu tiêu dùng trong gia đình buộc họ phải dùng số tiền vay được để trang trải các chi phí cấp thiết trước mắt, không đủ để đưa vào đầu tư.

Vì vậy, các cán bộ ngân hàng cũng như các cán bộ địa phương cần phải có sự giảm sát chắt chẽ nếu phát hiện có sự gian lận cần phải xử lý. Từ đó tạo lòng tin cho người dân nghèo. Mắt khác, cần xem xét kỹ các đối tượng nào cần vay vốn và có thể cho vay để lượng vốn được đảm bảo sử dụng đúng mục đích và ngân hàng có thể thu lại vốn.

+ Hoạt động kiểm tra kiểm soát của NH CSXH

Nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát là công việc rất quan trọng để đảm bảo chất lượng cho vay. Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát vốn vay, ngân hàng sẽ đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Điều này là rất cần thiết

bởi vì quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng theo thời gian sẽ phát sinh những khuyết điểm nhất định.

Trong thực tế, việc giám sát vốn vay của khách hàng lại tùy thuộc vào khả năng, trình độ và từng điều kiện cụ thể của cán bộ, hiện nay cán bộ tín dụng của NH CSXH chi nhánh tỉnh Xiêng Khoảng phải quản lý số lượng khách hàng rất lớn nên khó có thể kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn vay thường xuyên. Vì vậy, phải nâng cao hiệu quả giám sát vốn vay thể hiện qua việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong việc thực hiện quy trình tín dụng để có thể kịp thời khắc phục và thanh lọc những cán bộ thực hiện công tác tín dụng năng lực kém, mất phẩm chất, tiêu cực, gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín của ngân hàng. Thực hiện công tác kiểm tra đối chiếu trực tiếp đến hộ vay là một khâu quan trọng trong công khai hóa hoạt động tín dụng chính sách của NH CSXH. Chỉ có thông qua kiểm tra đối chiếu trực tiếp mới thấy rõ vốn vay có hiệu quả hay không, chất lượng tín dụng tốt hay xấu.

Kiểm tra đối chiếu đến hộ vay vốn không chỉ có trách nhiệm của NH CSXH thực hiện mà còn có sự tham gia của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, tổ tiết kiệm và vay vốn đặc biệt là các tổ chức chính trị, xã hội nhận ủy thác cho vay. Mắt khác phải đạt được yêu cầu xem xét hiệu quả sử dụng vốn, tư vấn giúp đỡ hộ vay sử dụng vốn tốt hơn, đối chiếu dư nợ, tình hình trả nợ, trả lãi của người vay, đồng thời qua đối chiếu trực tiếp cũng có thế rút ra những mắt được, chưa được, những vưỡng mắc của người vay để phản ánh với các cấp có thẩm quyền.

NH CSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lời nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và điều kiện ưu đãi, vì mục tiêu chủ yếu là XĐGN. Xuất phát từ mục đích đó NH CSXH chi nhánh tỉnh Xiêng Khoảng đã thực hiện đúng. Tuy nhiên hoạt động của ngân hàng đạt được chưa cao vì vây NH CSXH chi nhánh tỉnh Xiêng Khoảng cần phải chủ động được nguồn vốn, đa dạng các nguồn vốn, xác định hộ nghèo được vay vốn phù hợp với điều kiện thực tiễn, thực hiện cho vay ủy thác qua các tổ chức tín dụng, các tổ chức chính trị chặt chẽ, chính

sách lãi suất ưu đãi hơn cho người nghèo, nâng cao chất lượng cũng như số lượng của đội ngũ cán bộ, tăng số lượng vay vốn, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan và cơ quan chuyên môn. Thực hiện đúng và tốt các vấn đề trên sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NH CSXH chi nhánh tỉnh Xiêng Khoảng.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh xiêng khoảng (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w