Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện yên mô, tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 2020 (Trang 28 - 31)

phương

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương chịu sự chi phối của các nhân tố khác nhau. Các nhân tố này rất đa dạng và cường độ tác động không giống nhau.

- Vị trí địa lý

Vị trí địa lý là nhân tố đầu tiên cần được xem xét khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Nếu địa phương có vị trí địa lý ở đầu mối giao thơng, đầu mối giao lưu kinh tế sẽ là lợi thế cạnh tranh trong phát triển kinh tế nói chung và cơng nghiệp nói riêng. Vị trí địa lý thuận lợi cho phép khai thác tối đa các nguồn lực của địa phương.

Hình 1.2: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương

- Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của vùng

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương phải gắn liền và đặt trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của vùng, lãnh thổ. Như vậy mới có thể khai thác, tận dụng tối đa các nguồn lực. Bên cạnh đó có thể kết hợp với các địa phương khác trong vùng, đặc biệt là các địa phương lân cận như phát triển du lịch trong việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch cũng như trong quảng bá và đào tạo nhân lực du lịch; phối hợp với các địa phương trong vùng thu hút vốn đầu tư nước ngoài; phát triển các ngành mũi nhọn của địa phương trong công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm...

- Thể chế của Nhà nước

Nhà nước chi phối chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương từ hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất trong vai trị của người điều tiết nền kinh tế, khía cạnh thứ hai trong vai trò quản lý trực tiếp các đơn vị hành chính bằng các quy định. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương sẽ chịu sự điều chỉnh của các căn cứ pháp lý cũng như các quy định được hợp thành thể chế của quốc gia. Trên bình diện vĩ mơ, chính cách đánh giá của Nhà nước về các tiêu chí thành cơng hay thất bại của lãnh đạo địa phương trong điều hành kinh tế-xã hội ở địa phương sẽ ảnh

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

ở địa phương Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của vùng Vị trí địa lý Thể chế của Nhà nước Nguồn nhân lực Khoa học công nghệ Hệ thống kết cấu hạ tầng

hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. - Nguồn nhân lực

Ngày nay, vai trị của nguồn nhân lực khơng chỉ đơn thuần là phương tiện, là một nguồn lực cho sự phát triển giống như những nguồn lực vật chất khác mà con người, nguồn nhân lực thực sự trở thành mục tiêu của sự phát triển, với phương châm hành động “phát triển vì con người”. Nguồn nhân lực tốt, chất lượng cao là tiền đề vững chắc, quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, tăng năng suất lao động.

Đào tạo nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng phát triển kinh tế và xã hội. Nếu nguồn nhân lực bị thiếu hụt sẽ là cản trở lớn cho q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, thu hút đầu tư và sử dụng vốn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cũng là nguyên nhân gây ra vị trí yếu kém trong cạnh tranh quốc tế và sự chậm trễ trong quá trình thực hiện các cải cách địa phương.

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thị trường là điều kiện tiên quyết để địa phương tận dụng cơ hội phát triển. Ngành nghề đào tạo phù hợp để người lao động có thể chuyển từ lĩnh vực có năng suất, thu nhập cao và ổn định.

- Khoa học công nghệ

Khoa học cơng nghệ ngày càng đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; góp phần vào cơng cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng các luận cứ khoa học cho các phương án phát triển vùng và lãnh thổ; góp phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế. Việc ứng dụng khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của địa phương. Điều này không những tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, mà còn tạo ra những nhu cầu mới và chính những nhu cầu này địi hỏi sự ra đời của một số ngành kinh tế trọng điểm.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng

nước, cấp điện, thuỷ lợi, thông tin liên lạc,...

Hạ tầng cơ sở góp phần vào phát triển kinh tế thơng qua việc tăng năng suất của các doanh nghiệp và cá nhân và tiếp cận các dịch vụ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và có ý nghĩa to lớn với an ninh quốc phịng. Vì vậy, quy hoạch kết cấu hạ tầng phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế nói chung và từng ngành nói riêng phải có bước đi phù hợp.

Để đảm bảo hiệu quả chung cao nhất cho nền kinh tế, các cơng trình cần phải được quy hoạch xây dựng đồng bộ, phát huy tác động lẫn nhau, nhất là giữa thuỷ lợi và giao thơng, giao thơng và cấp thốt nước khu dân cư và cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc. Đồng thời cần phân kỳ đầu tư hợp lý đảm bảo vừa khai thác các cơng trình hiện có, vừa có các bước đi thích hợp trong xây dựng các cơng trình mới nhằm có được một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

1.2.Tổng quan thực tiễn về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở một số địa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện yên mô, tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 2020 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)