Giải pháp mang tính chất đột phá: phát triển kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện yên mô, tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 2020 (Trang 101 - 107)

3.2.3 .Về nông, lâm nghiệp và thủy sản

3.2.10. Giải pháp mang tính chất đột phá: phát triển kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế

độc lập, tự chủ. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mơ, chất lượng và tỷ trọng đóng góp trong GDP.

Trong những năm qua kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện n Mơ đã có những bước phát triển quan trọng, đóng vai trị là động lực chính phát triển kinh tế- xã hội của huyện: giá trị sản xuất khối kinh tế tư nhân chiếm 76% giá trị sản xuất toàn huyện, số lao động làm việc trong khối kinh tế tư nhân chiếm 82% số lao động toàn huyện. Số lượng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện là 19. 500 hộ, chiếm 62,5% tổng số hộ. Tồn huyện có 12 làng nghề cấp tỉnh và 01 làng nghề truyền thống; 216 doanh nghiệp đăng ký hoạt động (trong đó có trên 120 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh hiệu quả). Đội ngũ doanh nhân khu vực kinh tế tư nhân của huyện ngày càng đông đảo, thể hiện tính năng động, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, từng bước nâng cao được uy tín, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp. Nhiều doanh nhân đã tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì người nghèo…góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm và các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện. Các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của huyện hầu hết đều do khối tư nhân làm chủ đầu tư (06 nhà máy gạch Tuynel, 08 nhà máy may, trên 50 cơ sở dịch vụ cơ khí, vận tải, sản xuất mộc quy mô vừa và nhỏ…)

Tuy nhiên việc phát triển kinh tế tư nhân cũng còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như:

- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Phần lớn các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn là các doanh nghiệp nhỏ, vốn tự có ít, chủ yếu sử dụng vốn đi vay (chiếm trên 80%).

- Trình độ quản lý, kiến thức pháp luật của chủ doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân còn yếu. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân cịn ít, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, mới đạt gần 30%; thu nhập của người lao động trong các doanh

nghiệp khu vực kinh tế tư nhân còn thấp.

Với vai trò là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế, cần có những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế tư nhân, tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau:

+ Thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân.

+ Cải cách thủ tục hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền.

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức về tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp; xây dựng bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực có chất lượng.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính mà trọng tâm là tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hố, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục trong lĩnh vực đầu tư và hoạt động của khối kinh tế tư nhân. Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, trước mắt là thủ tục hành chính về thuế, tiền thu từ phí, lệ phí; liên thơng trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai với các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai; thực hiện giao dịch điện tử trong kê khai thu chi và giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện liên thông kết nối điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính; hiện đại hóa dịch vụ hành chính cơng để tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Phát triển các kênh tiếp nhận kiến nghị, phản ánh, thắc mắc, khiếu nại, tố cáo; đồng thời tăng cường cơ chế đối thoại có hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân, doanh nghiệp nhằm nắm bắt và xử lý kịp thời các nhu cầu, nguyện vọng, vướng mắc liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân.

- Rà sốt, hệ thống hóa, nâng cao chất lượng cơng tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, khơng

cịn phù hợp hoặc đã hết hiệu lực thi hành trong lĩnh vực phát triển kinh tế tư nhân. Thực hiện công khai, minh bạch hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, cơ sở dữ liệu, văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển, cơ chế, chính sách quản lý để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận khai thác và sử dụng.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương các cấp đối với việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo gánh nặng tâm lý đối với người dân và doanh nghiệp.

+ Tạo lập môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân.

- Tích cực, chủ động chỉ đạo điều hành và thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách ổn định kinh tế vi mơ; cơ chế chính sách thu hút đầu tư tư nhân, đảm bảo hoạt động kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường và mở rộng khả năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng.

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Rà soát, đánh giá hiện trạng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn 2010- 2015; xác định các mục tiêu, định hướng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn 2016-2020 gắn với xây dựng Nông thôn mới và phát triển hạ tầng đơ thị. Trong đó, xác định danh mục cơng trình dự án, hình thức đầu tư, thu hút đầu tư cần ưu tiên, các dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng – tư, đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, đặc biệt là tập trung trong các lĩnh vực cấp nước, thốt nước, chiếu sáng đơ thị, vệ sinh môi trường đô thị.

Các cấp, ngành chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với phát triển đô thị. Thực hiện nghiêm túc việc tái cấu trúc đầu tư công gắn với việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm theo Luật Đầu tư công.

trấn trong việc thu hút, sử dụng các nguồn lực tài chính, ngân sách, đầu tư các cơng trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để các đơn vị chủ động điều hành, quản lý địa bàn theo hướng tăng cường phân cấp song vẫn đảm bảo tính thống nhất từ cấp trên đến cơ sở.

+ Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP, ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp nghiên cứu, rà sốt, đánh giá lại mơi trường đầu tư kinh doanh, trên cơ sở đó hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư theo lĩnh vực phù hợp tiềm năng, thế mạnh của huyện.

- Thực hiện đầy đủ, minh bạch các quy định của pháp luật về đảm bảo hoạt động và phát triển kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường và thúc đẩy tính tự chủ, cạnh tranh của kinh tế tư nhân; khơng biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành bao cấp, phục vụ “lợi ích nhóm” dưới mọi hình thức.

- Tăng cường giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia phát triển, mở rộng quy mô sản xuất. Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, vi phạm mơi trường... ,đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp chân chính.

+ Tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho khối doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp; đổi mới, sáng tạo, coi phát triển doanh nghiệp là then chốt trong phát triển kinh tế.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP, ngày 16/5/2016 của Chính phủ về việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Tập trung thực hiện các giải pháp về cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là việc tiếp cận nguồn vốn vay của doanh

nghiệp; tháo gỡ khó khăn về mặt bằng để thực hiện dự án; hỗ trợ tiếp cận, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ đổi mới công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

- Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư; tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về mơi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư vào huyện. Hỗ trợ, khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh chuyển đổi lên mơ hình doanh nghiệp.

- Đảm bảo mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp, tăng cường tổ chức đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp và các hộ kinh doanh, qua đó, nắm bắt tình hình thực tế của kinh tế tư nhân, những khó khăn vướng mắc về mặt cơ chế chính sách mà kinh tế tư nhân đang gặp phải, từ đó có những biện pháp chỉ đạo, điều hành nhanh, gọn, hiệu quả, thiết thực cho các doanh nghiệp.

+ Đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân.

- Bảo đảm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với khối kinh tế tư nhân gắn với đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng trong khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Các cấp ủy đảng tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về chủ trương nhất quán trong phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, công khai, minh bạch các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong phát triển kinh tế tư nhân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, làm tốt vai trị tổ chức đại diện, tích cực

phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để cung cấp thông tin, hỗ trợ liên kết, hợp tác kinh doanh, đào tạo kỹ thuật và tư vấn cho các hội viên.

Kết quả dự kiến đến năm 2020 đạt được:

Phấn đấu phát triển kinh tế tư nhân theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; xây dựng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân vững mạnh, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh địa phương. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào giá trị sản lượng để đến năm 2020 đạt trên 80%; năm 2025 khoảng 85%; đến năm 2030 khoảng 87%. Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn huyện có ít nhất 300 doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 500 doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 700 doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện yên mô, tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 2020 (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)