3.2.3 .Về nông, lâm nghiệp và thủy sản
3.2.7. Giải pháp khoa học công nghệ và môi trường
lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa và đảm bảo quốc phịng - an ninh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói chung và địa bàn huyện n Mơ nói riêng. Phát triển khoa học cơng nghệ là cơ sở cho đổi mới và nâng cao trình độ cơng nghệ trong các ngành sản xuất và lĩnh vực của địa phương. Dựa vào khoa học công nghệ để chuyển đổi căn bản các hoạt động kinh tế hướng vào phát triển theo chiều sâu và bền vững, trên cơ sở khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, của huyện.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã chỉ ra rằng: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”; “Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao sản xuất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
Điều 62 Hiến pháp năm 2013 xác định: “Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Trong giai đoạn hiện nay, khoa học và cơng nghệ giữ vai trị đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể là:
- Khoa học và cơng nghệ giữ vai trị then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Dưới tác động của tồn cầu hóa, khoa học, cơng nghệ (bao gồm cả khoa học tự nhiên – kỹ thuật lẫn khoa học xã hội, nhất là khoa học kinh tế) đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tác động vào đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc, tạo ra sự phát triển vượt bậc so với trước đây. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội gắn liền với sản xuất hàng hóa và thị trường, với phân công lao động và hợp tác quốc tế, với trình độ và năng lực sáng tạo, tiếp nhận và trao đổi cơng nghệ mới. Xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa trong lĩnh vực kinh tế - xã hội làm cho quốc gia đang phát triển phải cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng mở rộng liên kết để tối ưu hóa sự cạnh tranh và hợp tác tồn cầu. Muốn thực hiện được điều đó cần phải phát triển khoa học và cơng nghệ. Vì vậy, khoa học và cơng nghệ có vai trị to lớn trong việc hình thành nền “kinh tế tri thức” và “xã hội thơng
tin”, phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia. Đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cơ bản để phát triển, văn hóa, xã hội, đầu tư ngắn nhất và tiết kiệm nhất để hiện đại hóa nền sản xuất xã hội và hiện đạo hóa dân tộc.
- Khoa học và cơng nghệ giữ vai trị then chốt trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Nhờ ứng dụng khoa học và cơng nghệ, chúng ta có thể khai thác tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; kịp thời phát hiện, xử lý các hoạt động gây ô nhiễm môi trường như xử lý nước thải, chất thải công nghiệp, bảo vệ nguồn nước, khơng khí, khí thải cơng nghiệp; ứng dụng khoa học và công nghệ trong dự báo thời tiết để phòng tránh thiên tai (động đất, lũ lụt, gió, bão); tái sử dụng chất thải công nghiệp, chất thải sinh học...
- Khoa học và công nghệ thúc đẩy sử gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người; trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm...
- Khoa học xã hội và nhân văn cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; góp phần xây dựng hệ thống quan điểm phát triển đất nước; khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn các giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Khoa học kỹ thuật và cơng nghệ đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ do đó cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; một số lĩnh vực đã tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
Đặc biệt, khoa học tự nhiên còn tạo cơ sở cho việc hình thành một số lĩnh vực khoa học và cơng nghệ đa ngành mới, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của khoa học cơ bản.
xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển khoa học công nghệ và môi trường, cụ thể như sau:
- Phát triển hợp lý, đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu triển khai ứng dụng, đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.
Đối với sản xuất nông lâm thủy sản: áp dụng công nghệ sinh học để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trên một đơn vị gieo trồng. Trên các khu vực sản xuất trọng điểm cần xây dựng khu nguyên liệu thâm canh. Sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn cụ thể của nơi tiêu thụ, nước nhập khẩu sản phẩm. Tăng cường công tác chuyển giao khoa học công nghệ; hỗ trợ nông dân tiếp cận với các dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật; mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và cơng nghệ mới; nhân rộng các mơ hình tốt trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch và chế biến.
- Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng hội nhập quốc tế, phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, xây dựng cơ sở để hình thành kinh tế tri thức của huyện.
- Xây dựng cơ chế tăng cường sự tham gia, đóng góp của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Đổi mới các cơ chế hoạt động khoa học và cơng nghệ từ hành chính, bao cấp sang cơ chế thị trường; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, đào tạo; doanh nghiệp đóng vai trị là trung tâm ứng dụng và đổi mới công nghệ.
- Xây dựng các cơ chế nhằm khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao cơng nghệ, hỗ trợ ứng dụng kết quả vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và cơng nghệ có trình độ cao, ngang tầm các nước có trình độ phát triển khá trong khu vực, tâm huyết, trung thực, tận tụy; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội huyện, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển nhân lực khoa học và công nghệ; đề xuất các chính sách đào tạo, sử dụng, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và cơng nghệ; đa dạng hóa các loại hình, cấp độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ.
Kết quả dự kiến đến năm 2020 đạt được:
- Cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ được đổi mới, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu đóng góp của khoa học công nghệ trong tăng trưởng kinh tế là 28%-30% vào năm 2020.
- Xây dựng được các mơ hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế nơng nghiệp nơng thơn như: mơ hình phát triển chăn ni theo hướng an tồn sinh học và phát triển thâm canh lúa tổng hợp theo hướng VietGAP.
- Ứng dụng được công nghệ sinh học trong tạo giống cây, con có năng suất chất lượng, cơng nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm.
- Đảm bảo đầu tư kinh phí cho hoạt động khoa học cơng nghệ hàng năm đạt 2% tổng chi ngân sách. Nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ.
3.2.8. Hệ thống kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội bao gồm các cơng trình giao thơng, cấp-thốt nước, cấp điện, thủy lợi, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa... Hạ tầng cơ sở góp phần vào phát triển kinh tế thông qua việc tăng năng suất của các doanh nghiệp và cá nhân, tiếp cận các dịch vụ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và có ý nghĩa to lớn đối với an ninh quốc phịng. Vì vậy cần quy hoạch kết cấu hạ tầng gắn với định hướng phát triển kinh tế nói chung và từng ngành nói riêng và phải có các bước đi phù hợp.
Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030, tác giả xin đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng như sau:
- Quy hoạch tốt hệ thống giao thông, đảm bảo mặt cắt theo tiêu chuẩn nhà nước đối với các loại hình giao thơng khác nhau. Trong khi chưa cho điều kiện thi công cần cắm mốc giới để các cơ quan, người dân khi xây dựng nhà ở, các cơng trình dân dụng cần tn theo, làm như vậy sẽ giảm kinh phí đền bù giải tỏa về sau. Mặt khác quy hoạch giao thông cần gắn với quy hoạch khu dân cư và vùng kinh tế, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả.
- Phát triển hệ thống giao thông một cách đồng bộ, hợp lý tạo mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các xã trong huyện và khu vực lân cận.
- Vốn ngân sách nhà nước trung ương, cấp tỉnh để xây dựng các tuyến giao thơng chính như tỉnh lộ, quốc lộ, các cầu còn các đường giao thông liên xã cấp huyện do huyện thực hiện. Nhân dân và các thành phần kinh tế tập trung xây dựng các đường giao thông nông thôn của các xã. Sự đóng góp của nhân dân và các doanh nghiệp tư nhân khoảng 70-80%, còn nhà nước hỗ trợ 20-30%.
- Khai thác, sử dụng hợp lý hệ thống cơng trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Thực hiện phân cấp quản lý, đầu tư xây dựng, khai thác và bảo vệ hệ thống cơng trình thủy lợi theo hướng xã hội hóa, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước làm các cơng trình đầu mối và cơng trình liên xã, nhân dân góp vốn một phần xây dựng hệ thống tưới tiêu mặt ruộng, đường ống dẫn nước từ đường chính vào các hộ gia đình đối với cơng trình cấp nước sạch. Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật theo hướng đa mục tiêu đảm bảo cung cấp cấp thốt nước chủ động cho sản xuất nơng nghiệp, ni trồng thủy sản và dân sinh. Ưu tiên xây dựng hệ thống cơng trình thủy lợi, hệ thống điện phục vụ các vùng sản xuất tập trung hàng hóa vùng sản xuất rau, vùng nuôi trồng thủy sản ruộng trũng,. . nâng
cao hiệu quả sử dụng các cơng trình thủy lợi.
- Mở rộng các hệ thống nhà trạm các bưu cục và điểm bưu điện văn hóa xã đã có để đảm bảo phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin, bưu phẩm bưu kiện, thư +điện chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện, phát hành báo chí điện hoa+dịch vụ khai giá,….
- Nâng cấp hệ thống điện lưới quốc gia hiện có để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.
Kết quả dự kiến đến năm 2020 đạt được:
- Đến năm 2020 nâng cấp được 100km đường giao thơng nơng thơn. Kiên có hóa 10km kênh mương.
- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.
- Hệ thống đê điều cơ bản được củng cố đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Hoàn thành và đưa vào sử dụng trạm bơm Đầm Đa (Yên Lâm), trạm bơm Thọ Thái (Yên Hưng), trạm bơm Mai Sơn, trạm bơm Cống Hổ (Yên Từ), trạm bơm Đa Tán (Yên Hòa)…phục vụ sản xuất.