2.1.2 .Tài nguyên thiên nhiên
2.2.1. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở huyện Yên Mô giai đoạn
2.2.1.1.Phương hướng chung và mục tiêu chủ yếu a) Phương hướng chung
Tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Tập trung phát triển nơng nghiệp tồn diện, bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới và kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Phát triển văn hóa-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt công tác quân sự quốc phòng địa phương. Phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII đề ra, đưa Yên Mô phát triển bền vững trong nhiệm kỳ 2015-2020.
b) Mục tiêu phát triển chủ yếu giai đoạn 2015-2020
-. Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Yên Mô đến năm 2020 đạt 5. 107 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010).
Trong đó: Nơng, lâm nghiệp, thủy sản: 1.413 tỷ đồng; công nghiệp-TTCN, xây dựng: 2.315 tỷ đồng (bao gồm: Công nghiệp-TTCN: 846,5 tỷ đồng, xây dựng: 1.469 tỷ đồng); dịch vụ: 1.378 tỷ đồng.
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020:
Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 28%; công nghiệp, xây dựng: 43,7%; dịch vụ, du lịch: 28,3%.
- Phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 42 triệu đồng.
- Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đến năm 2020 đạt 135 triệu đồng.
- Phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (thuế, phí, lệ phí) đến năm 2020 đạt 65 tỷ đồng.
- Tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020: Mầm non trên 85%, Tiểu học (mức độ 2): trên 80%; THCS: trên 85%.
- Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 1,5% đến 2% (theo tiêu chí chuẩn nghèo giai đoạn 2015-2020).
- Giải quyết việc làm mỗi năm cho 2000 lao động, xuất khẩu lao động cho 100 người.
- Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế trên 70%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng mỗi năm giảm 0,5%.
- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2020 đạt 98%.
- Cải tạo, nâng cấp 100km đường giao thơng nơng thơn. Kiên cố hóa 10km kênh mương.
- Đến năm 2020: 100% số xã và thôn, xóm có nhà văn hóa. - Đến năm 2020 tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới trên 50%.
- Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội với 100% số xã đạt tiêu chuẩn đơn vị an tồn quốc phịng.
- Giữ gìn cảnh quan và bảo vệ mơi trường nhằm phát triển bền vững, hạn chế tối đa các hiện tượng gây ô nhiễm môi trường.
c, Các giải pháp chủ yếu
- Xây dựng và thực hiện chính sách huy động vốn, lựa chọn và triển khai các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phát triển đến năm 2020, bao gồm các dự án phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Các dự án đầu tư cho sản xuất: chủ yếu huy động nguồn vốn từ trong dân và từ các doanh nghiệp (trong và ngoài địa bàn), một phần vốn vay tín dụng của nhà nước.
Các dự án đầu tư vào kết cấu hạ tầng sản xuất-xã hội là những dự án đầu tư lớn, phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, có thể huy động từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước, vốn tín dụng nhà nước và vốn do dân đóng góp.
Thực hiện đầu tư tập trung để nhanh chóng mang lại hiệu quả, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tạo động lực cho một số ngành. Các khu công nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, phát triển các khu du lịch.
- Thực hiện cơ chế chính sách về đất đai, về ưu đãi đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cơng nghệ...tạo điều kiện khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng thị trường hợp tác thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
- Chú trọng phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, có kế hoạch và bước đi cho việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhất là cán bộ cơ sở.
2.2.1.2.Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực kinh tế-xã hội a) Nông, lâm nghiệp, thủy sản
- Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên đất đai, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2020 là 5-6%.
- Tập trung phát triển nơng nghiệp tồn diện, bền vững, thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tăng giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác và thu nhập bình quân đầu người.
- Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động tưới tiêu phục vụ sản xuất và phòng chống lụt bão.
- Phát triển sản xuất nơng nghiệp tồn diện, bền vững trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị và khả năng cạnh tranh thông qua liên kết, mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và chất lượng các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ; giảm dần tỷ lệ lao động trong nơng nghiệp. Khuyến khích tích tụ ruộng đất, thuê đất, mượn đất để tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung, đảm bảo an tồn thực phẩm. Nâng cao năng lực, trình độ, thu nhập, cải thiện đời sống của người dân nông thôn.
b) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp thông qua khôi phục và phát triển các làng nghề hướng vào xuất khẩu cói, mây, tre, các sản phẩm cơng nghiệp dệt may, thêu ren, sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất, đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đến năm 2020 là 13-15%.
- Thu hút đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp đã được phê
duyệt để thu hút đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách để phát triển mạnh hơn tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, tạo thêm nhiều nghề mới, nhất là ngành nghề xuất khẩu, nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần phân công lại lao động phát triển kinh tế nông thôn. Tập trung và ưu tiên thu hút đầu tư phát triển công nghiệp-TTCN tại cụm công nghiệp Mai Sơn, Khánh Thượng, Yên Thổ, Yên Lâm và điểm công nghiệp ở một số xã.
c, Thương mại, dịch vụ, du lịch
Phát triển hệ thống thương mại dịch vụ từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Khai thác tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn nhất là khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái, khu du lịch thể thao hồ Yên Thắng. Phấn đấu tốc độ gia tăng giá trị các ngành dịch vụ bình quân gia đoạn 2015-2020 là 8%/năm.
d, Giáo dục, y tế, văn hóa-xã hội
- Nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trên phạm vi toàn huyện. Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.
- Nâng cao chất lượng công tác y tế cộng đồng, đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã.
- Phát triển nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thơng tin, thể dục thể thao, xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh; phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã và thơn xóm có nhà văn hóa.
e, Hệ thống cơ sở hạ tầng
- Phát triển giao thông phù hợp với quy hoạch của cả nước và của tỉnh, huy động các nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu của sản xuất, lưu thơng hàng hóa và dân sinh.
- Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cơng trình thủy lợi đáp ứng u cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, ni trồng thủy sản, phịng chống lụt bão, bao gồm: nạo vét hệ thống kênh trục, sửa chữa các trạm bơm, các cống điều tiết và hệ thống thủy lợi nội đồng.
- Cải tạo nâng cao hệ thống điện, bố trí hợp lý các trạm biến áp để nâng cao chất lượng đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt.