Bài học kinh nghiệm về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tại một

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện yên mô, tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 2020 (Trang 31)

1.2.1. Bài học kinh nghiệm về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tại một số địa phương trong nước phương trong nước

1.2.1.1.Kinh nghiệm của huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang)

Tân Yên là một huyện thuộc tỉnh Bắc Giang, trong những năm qua cán bộ và nhân dân huyện Tân Yên với tinh thần đoàn kết, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, kinh tế-xã hội của huyện Tân Yên đã tiếp tục tăng trưởng và có nhiều khởi sắc.

Thời gian qua, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tân Yên diễn ra mạnh mẽ: Năm 2017, tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản chiếm gần 39%. Công nghiệp-xây dựng 36%. Thương mại-dịch vụ trên 25%. Tổng giá trị sản xuất đạt hơn 9. 000 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 265 tỷ đồng, vượt 108% so với kế hoạch năm. Giá trị bình quân trên ha đất canh tác đạt 131 triệu đồng. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 54 triệu đồng.

Các hoạt động sản xuất cơng nghiệp-tiểu thủ cơng nghiệp có bước phát triển mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ước đạt 986 tỷ đồng, đạt

trên 102% so với kế hoạch, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Trong năm, có 54 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 360% kế hoạch, tăng 170% so cùng kỳ, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn là 273 doanh nghiệp.

Có được kết quả trên, huyện đã tập trung quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như: triển khai quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư. Một số ngành công nghiệp tạo được nhiều việc làm cho người lao động và tạo ra giá trị sản xuất lớn như: May mặc, sản xuất vật liệu xây dựng.

Bên cạnh đó Tân Yên cũng chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng thông qua thu hút đầu tư, phát triển các ngành có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao. Trong đó, khuyến khích các nhóm giải pháp, tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, nhằm phát triển khu thương mại, hệ thống chợ trên địa bàn, phát triển thương mại điện tử, các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ. Khuyến khích, huy động các nguồn vốn từ nhân dân và doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp-TTCN và làng nghề. Đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các làng nghề mở rộng sản xuất kinh doanh.

Gắn với phát triển công nghiệp, huyện Tân Yên luôn coi trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hố, ứng dụng cơng nghệ cao.

Kinh tế phát triển, diện mạo nông thôn mới của huyện ngày càng thay đổi. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,4%. Củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, Tân Yên quan tâm đầu tư cho điện, đường, trường, trạm; huyện tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nơng thơn mới, tích cực vận động nhân dân hiến đất xây dựng hạ tầng giao thơng và các cơng trình phúc lợi, đồng thời huy động các nguồn lực xây dựng các tiêu chí. Đây là cơ sở quan trọng để sớm hồn thành chương trình mục tiêu về xây dựng nơng thơn mới.

Kết hợp hài hồ với tăng trưởng kinh tế, các lĩnh vực văn hoá-xã hội tiếp tục phát triển. Trong công tác giáo dục-đào tạo, năm học 2016-2017, huyện Tân Yên xếp thi đua đứng thứ 4/10 huyện. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia gần

84%. Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn năm qua được quan tâm và nâng cao năng lực khám chữa bệnh. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 0,2% so cùng kỳ và còn trên 12%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 93%. Các chế độ, chính sách cho các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Quốc phịng, qn sự địa phương thường xun duy trì và thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, rèn luyện kỷ luật, xây dựng đơn vị vững mạnh tồn diện. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội được giữ vững…

Bức tranh kinh tế của huyện Tân Yên có nhiều gam màu sáng. Trong thời gian tới, Tân Yên sẽ tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố gắn với xây dựng nơng thôn mới. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và thực hiện các dự án đầu tư phát triển công nghiệp-dịch vụ trên địa bàn... Bằng những giải pháp cụ thể, Tân Yên quyết tâm giữ vững ổn định và nhịp độ tăng trưởng để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế trong những năm tới.

1.2.1.2.Kinh nghiệm của huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ)

Huyện Tam Nông nằm tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của tỉnh với các tuyến đường huyết mạch chạy qua huyện là Quốc lộ 32, Quốc lộ 32A, Quốc lộ 32C. Tam Nông được xác định là vùng kinh tế trọng điểm về công nghiệp của tỉnh Phú Thọ.

Trong thời gian qua, thu hút đầu tư là một trong những điểm sáng ấn tượng mà Tam Nông đã đạt được. Huyện đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư có ý nghĩa chiến lược và mở ra cơ hội, triển vọng cho sự phát triển của huyện, tạo sự liên kết giữa các vùng miền và triển vọng giao lưu, phát triển kinh tế-xã hội cho huyện. Ngoài ra sự chuẩn bị chu đáo trong việc đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đã góp phần tạo điều kiện để Tam Nông thu hút, mời gọi các nguồn đầu tư về vùng đất giàu tiềm năng khai thác phát triển kinh tế-xã hội.

Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, để thu hút đầu tư vào địa bàn, huyện Tam Nông đã nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,

cải cách thủ tục hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với các chính sách ưu đãi của Chính phủ, của tỉnh và của huyện. Qua đó đã củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư, dự án đầu tư vào địa bàn huyện đã tăng cả về số lượng và quy mô sản xuất. Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Tam Nơng có hơn 80 doanh nghiệp, 24 hợp tác xã và 1. 662 hộ kinh doanh, thu hút được 4. 305 lao động. Bên cạnh đó, Tam Nơng cịn đẩy mạnh thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng cơng nghệ cao, hình thành vùng phát triển chăn nuôi tập trung.

Những kết quả đạt được chính là địn bẩy để huyện phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới, chủ trương của huyện Tam Nông tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện theo hướng hiện đại phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung công nghệ cao. Huyện cũng sẽ tiếp tục phát triển, nhân rộng các mơ hình kinh tế, trang trại, gia trại, chăn ni thủy sản có hiệu quả, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ, thương mại…

Kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện đạt 8,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (Nơng lâm nghiệp 38,5%; công nghiệp xây dựng 28,9%; dịch vụ 32,5%). Tổng vốn đầu tư trên toàn huyện ước đạt gần 2.300 tỷ đồng tăng 130% kế hoạch, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo phân cấp quản lý trên 70 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch, thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng/người/năm. Giải quyết việc làm cho 1. 600 lao động, xuất khẩu lao động 106 người đạt 106% kế hoạch; số khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa 87,5%; tỷ lệ khu dân cư thu gom xử lý rác thải sinh hoạt 50,66%, vượt 0,66%. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân. Tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được bảo đảm, tổ chức tốt công tác giao nhận quân hoàn

thành 100% chỉ tiêu giao.

1.2.1. 3. Kinh nghiệm của huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình)

- Trong thời gian qua, thu hút đầu tư là một trong những điểm sáng ấn tượng mà huyện Yên Khánh đã đạt được.

Với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, cơng tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào địa bàn huyện Yên Khánh có nhiều khởi sắc. Môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn từng bước được cải thiện, hạ tầng giao thông được nâng cấp, các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được quy hoạch; các thủ tục về đầu tư được cải cách theo hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, doanh nhân. Yên Khánh đã thực hiện một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn như:

Tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tiến hành rà soát và kiến nghị đề xuất cấp có thẩm quyền loại bỏ các thủ tục hành chính khơng cần thiết trong lĩnh vực đầu tư, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp như: đăng ký kinh doanh, môi trường, đất đai, thuế... tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển mạnh hơn về số lượng và chất lượng theo kế hoạch hành động nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của huyện giai đoạn 2016-2020; với mục tiêu phải giảm được 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính trên các lĩnh vực.

Tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Cung cấp kịp thời các thông tin về các cơ chế, chính sách của tỉnh, của huyện để các doanh nghiệp nắm bắt xúc tiến đầu tư.

Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào địa bàn huyện; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các nhà đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ; kiên quyết thu hồi các dự án không có khả năng thực hiện.

- Xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, từ năm 2014 đến nay, huyện Yên Khánh đã đi đầu trong việc đẩy mạnh phát triển nông

nghiệp công nghệ cao. Nhiều mơ hình sản xuất nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở huyện Yên Khánh đã mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Qua đó, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Từ năm 2014 khi bắt đầu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đến nay, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã được cơ giới hóa, 100% các hợp tác xã nông nghiệp sử dụng các loại máy móc trong khâu làm đất và 90% diện tích lúa được thu hoạch bằng các loại máy gặt đập liên hợp. Đồng thời, đã xây dựng nhiều hệ thống tưới phun mưa tự động trong các mơ hình trồng rau nhà lưới theo tiêu chuẩn VietGap. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực chăn nuôi cũng ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật như công nghệ sử dụng đệm lót sinh học, xây dựng hầm bioga xử lý chất thải và cải tạo môi trường…

Kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2017: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 của huyện đạt 9,1%; giá trị sản xuất/1ha canh tác đạt 134 triệu đồng; thu nhập bình quân trên đầu người đạt 34,6 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 giảm còn 1%; 46% lao động đã qua đào tạo; 98,8% hộ dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 còn 3,1%, hộ cận nghèo 5,4%.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là một trong các công cụ và nội dung quan trọng của quản lý nhà nước các cấp ở cả phạm vi quốc gia, cũng như mỗi địa phương nước ta; là cơ sở quan trọng cho việc chuẩn bị trước tất cả những gì cần thiết để chủ động, đúng hướng, với hiệu quả cao phát triển kinh tế-xã hội. Thông qua việc nghiên cứu những kinh nghiệm trong phát triển kinh tế-xã hội của các địa bàn trong nước sẽ giúp cho n Mơ có nhiều bài học kinh nghiệm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Thứ nhất, cần phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Xây dựng và quản lý tốt các quy hoạch đã được phê duyệt. Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao; đẩy mạnh xuất khẩu; thu hút đầu tư.

theo hướng sản xuất hàng hố. Bảo vệ mơi trường sinh thái. Đẩy mạnh công nghiệp hố nơng nghiệp nơng thơn, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

Thứ ba, tăng cường ứng dụng khoa học, cơng nghệ gắn với các mơ hình sản xuất liên kết; phát triển cơng nghiệp chế biến và bảo quản nông sản; phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ ở nơng thơn, triển khai có hiệu quả chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

Thứ tư, phát triển dịch vụ du lịch; đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Phát huy vai trị của văn hố, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, thân thiện, hiếu khách. Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Thứ năm, đẩy mạnh cải cách hành chính. Quy định rõ trách nhiệm của cấp, ngành đối với từng thủ tục hành chính; thực hiện cơng khai, minh bạch các quy trình, thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ.

Thứ bảy, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh. Tăng cường quốc phịng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Nâng cao chất lượng phong trào tự quản.

1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đã được thực hiện bởi khá nhiều tác giả với các đối tượng và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình sau:

Chu Nguyên Thành (2012): Chiến lược phát triển kinh tế huyện Thanh Trì đến năm 2020. Tác giả đã hệ thống hóa một số khía cạnh lý luận, thực tiễn về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội; nghiên cứu, phân tích, dự báo nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Thanh Trì giai đoạn 2015-2020 để từ đó hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của huyện Thanh Trì giai đoạn 2015-2020.

Lộc đến năm 2020. Tác giả đã nghiên cứu một số cơ sở lý luận chính về chiến lược và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương; phân tích các tiền đề hình thành chiến lược phát triển kinh tế-xã hội huyện Đại Lộc, đánh giá thực trạng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội huyện Đại Lộc, phân tích những điểm mạnh và điểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện yên mô, tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 2020 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)