Huyện n Mơ có xuất phát điểm của kinh tế, xã hội còn thấp; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chưa đảm bảo, tỷ lệ lao động được đào tạo cịn thấp, trình độ khoa học cơng nghệ cịn ở mức thấp. Để có thể đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế-xã hội, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, việc nâng cao trình độ dân trí, đào tạo cán bộ chun mơn nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, đội ngũ chuyên gia công nghệ, công nhân lành nghề rất quan trọng. Hơn nữa trong xu thế hội nhập, yêu cầu về nguồn nhân lực khơng chỉ địi hỏi đáp ứng các nhu cầu phát triển của địa phương, của cả nước mà cịn có thể tham gia vào thị trường lao động trong khu vực và thế giới. Vì vậy cần phải có giải pháp để sử dụng và phát triển nguồn nhân lực hiện có để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Căn cứ Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình về “Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2011-2020”; chương trình hành động số 09-CTr/HU ngày 10/01/2017 của Huyện ủy Yên Mô về “ thực hiện Nghi quyết số 05-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực cần phải:
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước
Coi việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu đổi mới phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ quy hoạch. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước mới và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục tri thức và biện pháp nâng cao sức khỏe để cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Tạo điều kiện để cá cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành và địa phương đi thăm quan học tập điển hình tiên tiến để áp dụng vào địa phương. Đề xuất, kiến nghị với tỉnh có các
chính sách ưu tiên đãi ngộ thỏa đáng để thu hút lực lượng cán bộ quản lý kinh tế, chuyên gia kỹ thuật giỏi đến làm việc lâu dài ở địa phương. Huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý được thường xuyên học tập nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật các kiến thức mới. Có mức thu nhập xứng đáng với đóng góp của mình.
- Đối với nguồn lao động ở các công ty vừa và nhỏ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng như làng nghề, chương trình và hình thức đào tạo, đào tạo lại gồm cả nâng cao kỹ năng tác nghiệp hướng tới tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng tình hình mới. Tăng cường sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề. Đối với các chủ hộ trang trại hay hộ gia đình cần đào tạo và tập huấn về kỹ thuật, trong đó chú ý cơng tác khuyến nơng lâm ngư cũng như trình độ quản lý theo mơ hình “trang trại mở” nhằm hướng tới mỗi chủ trang trại và chủ hộ gia đình là một tế bào kinh tế vững mạnh.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân, nhân viên dịch vụ
Mở rộng hệ thống, loại hình đào tạo nghề, đổi mới cơng tác hướng nghiệp và tập trung đào tạo nghề xây dựng, nghề điện tử viễn thông, chế biến nông lâm thủy sản, các nghề truyền thống ở địa phương như nghề mộc, mây tre đan, thêu ren, gốm mỹ nghệ... và đặc biệt là các nghề dịch vụ đáp ứng thị trường lao động trong huyện, thị trường trong tỉnh, vùng đồng bằng sơng Hồng và thị trường nước ngồi.
Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để đào tạo đúng đối tượng lao động mà doanh nghiệp có nhu cầu và tạo việc làm cho người lao động. Tạo môi trường thuận lợi, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh để đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ phát triển tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình.
Hàng năm trích từ nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp khoa học kỹ thuật của huyện để khuyến khích động viên thỏa đáng cho những tập thể và cá nhân có sáng kiến, đề tài được ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các ngành nghề sản xuất truyền thống, các ngành nghề mới.
Kết quả dự kiến đến năm 2020 đạt được:
- Phấn đấu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 47% (năm 2017) lên 55% (năm 2020).
- Đối với cán bộ, cơng chức đến năm 2020 có trình độ đại học và trên đại học đạt trên 90%; đối với viên chức đạt trên 70%; cán bộ công chức xã, phường, thị trấn đạt 50%; đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp đạt khoảng 60%.