Học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trường nhật bản (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.3.2. Học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

Adam Smith được ví như “cha đẻ của nền kinh tế học”, ông đã cho ra đời học thuyết về lợi thế tuyệt đối vào khoảng giữa thế kỷ XVIII, phê phán tính phiến diện của chủ nghĩa trọng thương. Ông ủng hộ việc tự do thương mại giữa các nước trên thế giới. Theo đó, thương mại, đặc biệt là hoạt động ngoại thương muốn phát triển bền vững được phải hình thành nên từ sự bình đẳng giữa các quốc gia (trao đổi ngang giá) và mang lại lợi ích cho cả hai bên chứ không phải khi một quốc gia thu về lợi ích sẽ đồng nghĩa với việc quốc gia còn lại sẽ chịu thiệt hại như trong học thuyết của chủ nghĩa trọng thương. Các quốc gia nên tập trung chun mơn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mình có lợi thế tuyệt đối (nghĩa là có chi phí sản xuất thấp hơn) và trao đổi lấy những sản phẩm mà quốc gia khác có lợi thế tuyệt đối. Bằng cách này, các nước có thể sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả hơn và sản lượng sản xuất ra được của mỗi quốc gia cũng sẽ tăng lên, mang lại lợi ích cho cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

Vận dụng học thuyết này, có thể thấy rằng Việt Nam ta có nhiều lợi thế để phát triển ngành gốm sứ như nguồn lao động dồi dào, nhân cơng tay nghề cao, chi phí tương đối rẻ, nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú… Trong khi đó, Nhật Bản lại được đánh giá là quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên, trữ lượng phân bố rải rác, đồng thời chi phí cho nhân cơng lại cao. Thế mạnh của Nhật Bản chính là về cơng nghiệp, việc phân bổ và cung ứng hàng hóa. Chính từ những lý do trên, Việt Nam nên đẩy mạnh sản xuất, phát triển mặt hàng gốm sứ không chỉ phục vụ cho thị trường nội địa mà cịn xuất khẩu mạnh sang thị trường nước ngồi, đặc biệt là thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trường nhật bản (Trang 28 - 29)