CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam
3.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam
* Quy mơ sản xuất, nguồn lực tài chính và xuất khẩu mặt hàng gốm sứ
Hiện nay, dù đã có những thay đổi nhất định trong quy mô sản xuất, xuất khẩu gốm sứ để có thể trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng này ra nước ngoài, nhưng bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại một cơ số các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm gốm sứ có nguồn vốn ít, quy mơ vừa và nhỏ, một số nơi vẫn chủ yếu phát triển theo nền tảng thủ công, truyền thống, chưa áp dụng những đổi mới, cải tiến về công nghệ vào trong sản xuất.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp này lại thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động thương mại quốc tế, thiếu kinh nghiệm thực hiện các nghiệp vụ ngoại thương do đó, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra thị trường tiêu thụ và xuất khẩu các mặt hàng ra nước ngồi. Phần lớn họ đều chỉ có thể sản xuất phục vụ thị trường nội địa hoặc nếu có cũng chỉ làm gia cơng cho một số đơn vị khác.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm gốm sứ còn hoạt động sản xuất nhỏ lẻ và thiếu sự liên kết với nhau. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gốm sứ đều có quy mơ vừa và nhỏ cùng với sự liên kết giữa các nhà sản xuất và kinh doanh hiện nay dẫn đến các hiện tượng mua tranh mua bán làm giảm hiệu quả kinh doanh, chưa phát huy được thế mạnh của cộng đồng. Chính vì việc hoạt động một cách rời rạc, manh mún như thế làm cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất gốm sứ Việt Nam chưa tạo được sức mạnh để có thể cạnh tranh với các thị trường lớn khác trên thế giới. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam chưa thực sự phát huy tương xứng với tiềm năng của mình.
Nguồn nhân lực cung cấp cho ngành sản xuất gốm sứ bao gồm các nghệ nhân, các thợ thủ công và nông nhân từ các địa phương trên cả nước, vốn có tay nghề khéo léo, tinh xảo, có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo hay khả năng tiếp thu, học hỏi kỹ thuật nhanh chóng… chính là một trong những tiềm năng lớn giúp phát triển ngành sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gốm sứ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Việt Nam hiện vẫn chưa tận dụng được tối đa hiệu quả của nguồn lực này.
Dựa theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lao động nông thôn dư thừa vào khoảng từ 600 - 700 nghìn lao động mỗi năm 16. Nguồn lực này có thể sản xuất, cung cấp được khối lượng sản phẩm khổng lồ với đa dạng các chủng loại, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng không chỉ nhu cầu tiêu dùng phong phú trong nước và cịn xuất khẩu sang thị trường nước ngồi nếu được sử dụng một cách có hiệu quả.
Ở một số địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng gốm sứ đang gặp vấn đề trong việc tuyển dụng nhân sự, tìm kiếm nguồn lao động lành nghề, chất lượng cao bởi thực trạng tuy đào tạo ngành nghề đã đa dạng về số lượng nhưng lại chưa đảm bảo về mặt chất lượng lao động để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay. Do đó, Việt Nam cần có những chính sách, những biện pháp cụ thể trong việc khai thác, sử dụng nguồn nhân lực này một cách triệt để nhất, đồng thời cần chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực góp phần nâng cao chất lượng lao động, phục vụ được cho các nhu cầu trong thời kỳ mới, các yêu cầu cao về mặt kỹ thuật mà vẫn lưu giữ và bảo tồn được những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành suốt bao đời nay gắn liền với các sản phẩm gốm sứ.
Về nguồn nhân lực trong sản xuất gốm sứ, có thể chia theo nhiều cách, nhiều mức độ khác nhau, tùy theo mỗi cách phân loại 13:
- Theo nguồn lao động, gồm: thợ làm thuê; thợ gia đình.
- Theo các khâu sản xuất, gồm: thợ trộn, nhào đất; thợ tráng men; thợ đốt lị; thợ tạo hình, phối liệu; họa sĩ; người tiếp thị; …
- Theo mức độ lao động, gồm: lao động thường xuyên; lao động thời vụ
Nhìn chung, ngoại trừ họa sĩ và người tiếp thị là những người được đào tạo qua trường lớp, còn lại hầu hết nguồn nhân lực sản xuất của ngành gốm sứ đều được hình thành qua việc trực tiếp lao động, làm việc. Họ thường là những lao động phổ thông, không qua đào tạo ở trường lớp mà đều được học việc, học nghề gốm ngay tại các cơ sở sản xuất và những lao động trong gia đình được biết nghề sớm hơn, được các thế hệ đi trước truyền nghề, dạy bảo các cơng việc và sau đó được giao cho trơng coi các thợ làm thuê.
* Trình độ cơng nghệ sản xuất
Ngành sản xuất gốm sứ của Việt Nam trong thời gian qua đã có những thành cơng nhất định với sự đa dạng, phong phú ở các mẫu mã, hình thức và các chủng loại sản phẩm, cùng với đó là sự đột phá về cả số lượng và chất lượng các mặt hàng gốm sứ. Để đạt được những điều đó, chính là nhờ vào việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, đổi mới công nghệ trong sản xuất và áp dụng những công nghệ hiện đại vào dây
chuyền sản xuất; từ đó làm tăng tính cạnh tranh của các mặt hàng gốm sứ, góp phần tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ của Việt Nam trên thị trường nước ngồi. Có thể kể đến như: việc xử lý nguyên liệu, nếu trước đây chỉ làm hoàn tồn bằng phương pháp thủ cơng thì trong những năm trở lại đây đã được các doanh nghiệp đầu tư máy móc nhào trộn, tạo ra chất lượng nguyên liệu tốt hơn, tiết kiệm được lao động ở khâu này, hay việc sử dụng lò tuynel, lò gas trong khâu nung sản phẩm tạo sự đồng đều giữa các sản phẩm, đồng thời giảm tỷ lệ phế phẩm tạo ra, tiết kiệm nguồn nhiên liệu hơn so với đốt than, từ đó giảm lượng khí thải CO2, hạn chế được tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường.
* Hoạt động nghiên cứu và phát triển mẫu mã
Khách hàng cho rằng, các sản phẩm gốm sứ phải được thiết kế một cách độc đáo, trang nhã, có chất lượng tốt, có giá trị cuộc sống, tính nghệ thuật và tính hữu dụng sẽ dễ dàng gây được sự chú ý với họ. Trong khi đó, các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam vẫn chưa hội tụ đủ được những điều đó, thiếu đi hoặc đều được thể hiện một cách rất mờ nhạt những đặc tính riêng có, chất đặc trưng của Việt Nam và các đường nét độc đáo, sáng tạo trong mỗi sản phẩm. Với thị trường thế giới, nhiều mặt hàng gốm sứ cao cấp của Việt Nam lại để vô danh, không gây được ấn tượng với khách hàng, hoặc nhiều khi còn được cho là “đội lốt” gốm sứ của Trung Quốc, Ý.
Nguyên nhân của việc các hoạt động cải tiến, phát triển mẫu mã các mặt hàng gốm sứ Việt Nam chưa thực sự được chú trọng có thể do nhiều doanh nghiệp chưa có được nhận thức đúng về tầm quan trọng của các công tác tạo mẫu; các hoạt động đào tạo, huấn luyện cho đội ngũ chuyên về phát triển mẫu mã chưa có hiệu quả; hoặc có thể do các nhà sản xuất, các doanh nghiệp chưa yên tâm về các chính sách bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, họ lo sợ rằng những sáng tác mới của mình làm ra sẽ khơng được bảo hộ hoặc dễ bị đánh cắp…
Ngày nay, tuy đã có những cải tiến nhất định trong việc nghiên cứu và thay đổi mẫu mã các sản phẩm gốm sứ nhưng bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại khơng ít tình trạng các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ chỉ dựa vào những mẫu mã có sẵn hoặc từ nguồn khách hàng cung cấp trong khi đó lại rất ít quan tâm đến việc cải tiến những mẫu mã đó hay hoạt động đầu tư cho sản phẩm mới. Họ sẽ thường làm theo thói quen, và những mẫu mã nào đang được thị trường ưa chuộng thì sẽ tiếp tục được sản xuất cho đến khi không thể tiêu thụ được nữa. Trong ngắn hạn, tình trạng này có thể khơng gây ảnh hưởng, bên cạnh đó cịn có thể đem về nguồn thu cho doanh nghiệp khi mà mẫu mã sản phẩm đó đang thịnh hành trên thị trường, nhưng nếu trong dài hạn vẫn tiếp tục
đi theo hướng đi này sẽ làm mất đi tính đặc sắc, tính hấp dẫn của chính loại sản phẩm gốm sứ này.
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của mình sang thị trường nước ngồi, Việt Nam phải tập trung xây dựng cho mình thương hiệu dịng gốm Việt, mang đậm những nét đặc trưng, văn hóa dân tộc, từ đó khẳng định vị thế của gốm sứ Việt Nam trên thị trường nước ngoài.
* Hoạt động marketing sản phẩm
Ngày nay, hoạt động marketing các sản phẩm gốm sứ được áp dụng nhiều công nghệ mới và được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Các tour du lịch, chuyến tham quan của du khách nước ngoài đều được kết hợp một cách tinh tế, có hiệu quả với các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm gốm sứ Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gốm sứ Việt Nam cịn có các hoạt động như: tham gia vào các hội chợ thương mại; sử dụng các kênh phân phối là những nhà hàng, khách sạn liên doanh với nước ngoài để thực hiện hoạt động xuất khẩu tại chỗ, hay việc tăng độ nhận diện cho thương hiệu gốm sứ Việt Nam thông qua các trang mạng
Internet, các website bán hàng quốc tế như Amazon, Walmart, Ebay, Alibaba, …
Có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã có những nỗ lực nhất định trong việc đẩy mạnh các hoạt động quảng bá sản phẩm, tận dụng các kênh phân phối ở các thực tế lẫn Internet. Tuy nhiên, do các hoạt động này còn được thực hiện một cách hời hợt, chưa triệt để nên hiệu quả mà chúng này đem lại lại chưa đạt được như kỳ vọng. Tại các hội chợ, triển lãm trong nước, nhiều gian hàng gốm sứ được bày trí đơn sơ, chưa khoa học, khơng hấp dẫn, ấn tượng và không thu hút được khách hàng ghé thăm. Tại các hội chợ thương mại, triển lãm quốc tế, một số doanh nghiệp cũng đã tích cực tham gia tuy nhiên chỉ với hình thức đơn lẻ dẫn đến không đủ khả năng cạnh tranh với những “ông lớn” của các thị trường nước ngồi.
Từ những phân tích trên, có thể thấy hoạt động marketing cho các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam chưa thực sự mang lại hiệu quả tốt cho việc phát triển ngành hàng gốm sứ nói chung và việc xuất khẩu ngành hàng này nói riêng, qua đó nhận thấy Việt Nam cần phải tập trung hơn nữa vào các công tác quảng bá, marketing cho các sản phẩm thuộc ngành hàng này.
3.2. Tình hình xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng
Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế - ITC, giai đoạn 2016 – 2020, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản có sự thay đổi đáng kể. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ sang Nhật Bản của Việt Nam ở mức 69,611 nghìn USD, đến năm 2020, con số này đã tăng lên thành 79,380 nghìn USD, tăng 14,03% so năm 2016, và mức tăng bình quân là 3,58% trong cả giai đoạn 25.
Biểu đồ 3.2. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm sứ Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2016 – 2020 (đơn vị tính: nghìn USD)
2016 2017 2018 2019 2020 64 ,000 66,000 68,000 70,000 72,000 74 ,000 76,000 78,000 80,000 82,000 -10.00% -5.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 69,611 73 ,14 2 78,698 72,4 27 79,380 5.07% 7.60% -7.97% 9.60%
Kim ngạch Tăng trưởng
Nguồn: Tổng hợp từ Cơ sở dữ liệu trực tuyến của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC): www.trademap.org
Từ biểu đồ 3.2 có thể thấy, trong 3 năm liên tiếp từ năm 2016 đến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản liên tục tăng, với mức tăng lần lượt là 5,07% và 7,60% 25.
Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu trở nên suy yếu và bị ảnh hưởng nặng nề kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra. Sự kiện này phần nào đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm lòng tin của các nhà đầu tư và kinh doanh, do đó tạo ra những rào cản bất lợi cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Nhật Bản và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tầm ảnh hưởng này, vậy nên vào năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản giảm mạnh, chỉ đạt 72.427 nghìn USD, giảm 7,97% so với năm 2018 25.
Tuy nhiên, đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản lại tăng trưởng mạnh trở lại, đạt mức 79.380 nghìn USD, tăng 9,60%
so với năm 2019 25. Trong năm 2020, đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng đến hầu hết các ngành do sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giảm cầu. Tuy nhiên, với đặc điểm là một ngành có tỷ trọng xuất khẩu thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu từ trong nước do đó ngành gốm sứ khơng bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh.
Theo số liệu tại biểu đồ 3.3, có thể thấy rằng, với 6 tháng cuối năm 2020, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản liên tục tăng. Cụ thể, vào tháng 7/2020, lượng kim ngạch này chỉ đạt 4.666,1 nghìn USD, thì sang đến tháng 12/2020, con số này đã lên đến 7.417,6 nghìn USD (tăng lên đến 59%) 16.
Biểu đồ 3.3. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang Nhật Bản 6 tháng cuối năm 2020 (đơn vị tính: nghìn USD)
7 8 9 10 11 12 0.0 1,000.0 2,000.0 3,000.0 4,000.0 5,000.0 6,000.0 7,000.0 8,000.0 4 ,666.1 6,289.5 6,329.4 6,903.2 7,058.4 7,4 17.6
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nhìn chung, với mức tăng bình quân 3,58% trong cả giai đoạn 2016 - 2020, và mức tăng trưởng 9,60% trong năm 2020, có thể thấy Nhật Bản - thị trường xuất khẩu gốm sứ lớn thứ 3 của Việt Nam, là thị trường rất tiềm năng cho các sản phẩm gốm sứ của nước ta, tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này của Việt Nam còn khá khiêm tốn.
3.2.2. Về thương hiệu gốm sứ
Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gốm sứ trên thị trường Nhật Bản chính là việc có thể tạo ra các sản phẩm có tính độc đáo trên thị trường. Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường Nhật Bản là nơi tập trung của rất nhiều các mặt hàng, đa dạng về chủng loại đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ… Do đó, người Nhật Bản có thể lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào trong vô số các lựa chọn đó. Các nghiên cứu chỉ ra rằng người Nhật rất thích và có ấn tượng với những sản phẩm độc đáo, bắt mắt.
Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đầu tư vào công nghệ mới, nghiên cứu kỹ thị trường này để có được những hướng đi đúng đắn cũng như vạch ra các chiến lược marketing cụ thể và có hiệu quả.
Các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam đã và đang được xuất khẩu sang rất nhiều các thị trường trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh, … tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng này chưa tự xây dựng được thương hiệu mà chủ yếu là sản xuất gia công dựa theo những mẫu mã, kiểu dáng có sẵn, hầu như đều do các công ty nước ngồi đăng ký độc quyền kiểu dáng cơng nghiệp.