Về phương thức xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trường nhật bản (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2.5. Về phương thức xuất khẩu

Ngày nay, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam có rất nhiều cách để xuất khẩu các sản phẩm của mình sang thị trường Nhật Bản, có thể kể đến các phương thức như sau:

Phương thức 1: Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ của

mình sang Nhật Bản qua việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với các văn phịng đại diện của những cơng ty nước này.

Sơ đồ 3.1. Phân phối mặt hàng gốm sứ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản

Các nhà sản xuất, xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sẽ ký kết hợp đồng và cung ứng các sản phẩm của mình cho phía nhà nhập khẩu của Nhật Bản. Sau đó, nhà nhập khẩu bên Nhật Bản sẽ phân phối hàng hóa này tới các nhà bán bn của nước mình. Và các sản phẩm gốm sứ Việt Nam theo đó sẽ được đưa tới các cửa hàng bán lẻ chuyên doanh hoặc các siêu thị và cửa hàng bách hóa, rồi đến tay người tiêu dùng Nhật Bản.

Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản – JETRO, khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản sử dụng phương thức này 13.

Phương thức 2: Các nhà bán lẻ của Nhật Bản xây dựng các mối quan hệ và ký kết hợp

đồng trực tiếp với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ tại Việt Nam.

Bằng việc sử dụng phương pháp này, các nhà nhập khẩu phía Nhật Bản sẽ giảm bớt được phần chi phí qua trung gian, do đó, họ sẽ có được mức giá cạnh tranh hơn đồng thời dễ dàng cập nhật được xu hướng, nhu cầu của thị trường để từ đó đáp ứng tối đa thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường của mình. Có thể hiểu một cách đơn giản, các nhà bán lẻ của Nhật Bản vào thị trường Việt Nam, lựa chọn các mẫu mã, sản phẩm rồi ký kết hợp đồng mua hàng trực tiếp với các nhà sản xuất hoặc nhà kinh doanh các sản phẩm gốm sứ này ở nước ta, sau đó doanh nghiệp nước ta sẽ gửi hàng qua Nhật Bản. Phương thức này hiện chỉ chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, nguyên nhân là do giữa hai bên Nhật Bản và Việt Nam chưa tìm ra được phương thích thanh tốn an tồn và tối ưu.

Phương thức 3: Từ người tiêu dùng của Nhật Bản đặt hàng qua mạng Internet

Những năm gần đây, nhiều du khách của Nhật Bản sau khi kết thúc chuyến du lịch và về nước vẫn thực hiện việc đặt hàng với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất

các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam thơng qua mạng Internet, phía xuất khẩu là các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam sẽ thực hiện việc giao hàng và sẽ nhận được tiền trả quan phía ngân hàng. Phương thức này ẩn chưa khá nhiều rủi ro tuy nhiên, nó thường được hình thành khi hai bên có mối quan hệ hoặc đã quen biết nhau từ trước và lô hàng xuất khẩu đi thường với giá trị không lớn nên cũng giảm bớt được phần nào tỷ lệ rủi ro.

Phương thức 4: Từ các du khách Nhật Bản

Nhật Bản ln đứng ở những vị trí hàng đầu về lượng du khách đến du lịch tại Việt Nam qua các năm gần đây. Đặc biệt, nhiều du khách từ Nhật Bản đến thăm Việt Nam rất thích sưu tầm, mua sắm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta, nhất là đối với các sản phẩm gốm sứ (vốn là những sản phẩm chủ lực của thị trường thủ công mỹ nghệ ở nước ta) và thường coi Việt Nam chính là thiên đường mua sắm của các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ nói chung và các mặt hàng gốm sứ nói riêng.

Biểu đồ 3.4. Lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 (đơn vị tính: nghìn người)

2016 2017 2018 2019 2020 0.0 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0 600.0 700.0 800.0 900.0 1000.0 -100.00% -80.00% -60.00% -40.00% -20.00% 0.00% 20.00% 40.00% 671.4 798.1 826.7 952.0 205.3 18.87% 3.58% 15.16% -78.43%

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020 (Tr. 655)

Lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 có sự thay đổi rõ rệt. Từ biểu đồ 3.4 có thể thấy, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch nói chung và số lượng du khách Nhật Bản đến Việt Nam nói riêng. Cụ thể, vào năm 2020, con số này giảm cực mạnh, chỉ cịn 205,3 nghìn người, giảm 78,43% so với năm 2019. Tuy nhiên, 4 năm đầu trong 5 năm của giai đoạn này, ta thấy được sự tăng liên tục của số lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam khi vào đầu giai đoạn, năm 2016, số lượng này ở mức 671,4 nghìn người, và lần lượt tăng trưởng 18,87%, 3,58% và 15,16% qua các năm; đến năm 2019, con số này đã tăng lên đạt mức 952,0 nghìn người, tăng 41,79% so với năm 2016 16, tr.655.

Từ những con số trên, có thể thấy, nếu mỗi khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam đều có hành vi mua sắm các sản phẩm gốm sứ thì trị giá các mặt hàng xuất khẩu tại chỗ của Việt Nam ta trên thị trường này sẽ rất lớn. Vậy nên, việc tìm kiếm, nghiên cứu các giải pháp nhằm làm tăng lượng khách du lịch của Nhật Bản vào Việt Nam,

cùng với đó là việc khơng ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm gốm sứ đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản phát triển mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trường nhật bản (Trang 70 - 74)