Các giải pháp về nguồn vốn để thúc đẩy các hoạt động sản xuất, xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trường nhật bản (Trang 89 - 96)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp cho doanh nghiệp sản xuất gốm sứ nhằm thúc đẩy hoạt động

4.2.1. Các giải pháp về nguồn vốn để thúc đẩy các hoạt động sản xuất, xuất khẩu

sản phẩm gốm sứ Việt Nam sang thị Nhật Bản

Các cơ sở, xưởng sản xuất gốm sứ nhỏ lẻ có thể liên kết lại với nhau, góp vốn để từ đó thành lập nên các cơng ty trách nhiệm hữu hạn, đầu tư cho các máy móc, trang thiết bị, lị sản xuất theo hình thức trả chậm và sau đó trả nợ từ chính những sản phẩm mà các thiết bị đó tạo ra. Ngồi ra, các doanh nghiệp cịn có thể hoạt động theo mơ hình vệ tinh, nguồn vốn góp chủ yếu sẽ do một cơng ty lớn và có thị trường tiêu thụ mạnh đóng góp, phần còn lại sẽ do các cơ sở, xưởng sản xuất nhỏ đóng góp. Từ đó, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ này sẽ thực hiện theo các đơn hàng của công ty lớn, và các công ty lớn sẽ giải quyết đầu ra cho các sản phẩm gốm sứ mà các cơ sở nhỏ đã sản xuất.

Ngồi ra, có thể lập ra những quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng gốm sứ. Nguồn quỹ này có thể đến từ: quỹ của Nhà nước, quỹ đóng góp từ các tổ chức tín dụng hay ngân hàng, từ các hiệp hội hoặc các doanh nghiệp…, từ đó các doanh nghiệp sẽ được bảo lãnh, thế chấp tại ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác.

Từ việc có đủ về nguồn vốn, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gốm sứ sẽ có cơ hội đầu tư hơn cho máy móc, trang thiết bị, áp dụng những cơng nghệ kỹ thuật mới, mở rộng quy mô nhà xưởng và đẩy mạnh năng lực sản xuất các sản phẩm gốm sứ.

4.2.2. Đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam sang Nhật Bản

Với mỗi giai đoạn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những thay đổi cũng như các hình thức xuất khẩu phù hợp, từ đó tận dụng tối đa được những lợi thế đối với mỗi giai đoạn này.

Ở giai đoạn đầu tiên, khi mới bắt đầu tiếp cận vào thị trường này, các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam có thể sử dụng các hình thức như: bán các sản phẩm thông qua trung gian, bán cho các doanh nghiệp của Nhật Bản trực tiếp tìm đến hay thông qua các hoạt động du lịch của du khách Nhật Bản tới Việt Nam, thực hiện hình thức xuất khẩu tại chỗ,… Tuy nhiên, với các hình thức này, phía doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam sẽ phải chấp nhận mức giá thấp hơn, sản phẩm của mình mang nhãn mác của quốc gia khác hay việc ở thế bị động, làm theo mẫu mã mà phía đối tác đưa ra, nhưng ngược lại sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí cho hoạt động bán hàng và tiếp thị sản phẩm tại đầu nước ngoài.

Khi đã tiếp cận được với thị trường Nhật Bản, hình thức tiếp theo nên được các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam nên đẩy mạnh chính là việc xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp tại Nhật Bản. Khi đó, các doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động quảng bá, phát triển sản phẩm, đa dạng về mẫu mã cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm của mình, gây dựng được thương hiệu gốm sứ của Việt Nam để tìm ra được những khách hàng tiềm năng. Hình thức này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được đáng kể nguồn chi phí cho trung gian, khoảng cách địa lý Nhật Bản - Việt Nam cũng khơng xa nên chi phí vận chuyển cũng như bảo hiểm cho hàng hóa cũng sẽ được giảm. Chính vì thế, giá thành của các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam cũng sẽ giảm hơn, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng gốm sứ của Việt Nam tại thị trường này.

Tiếp đến, khi đã có được vị thế tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam lúc này có thể thực hiện trực tiếp phân phối các

sản phẩm của mình đến người tiêu dùng Nhật Bản thông qua các cách như mở các chi nhánh, đại lý tại Nhật Bản; tham gia vào các hội chợ thương mại, triển lãm quốc tế quảng bá sâu rộng các sản phẩm gốm sứ hay tìm kiếm trực tiếp đối tác hoặc liên hệ trực tiếp với các cửa hàng tại Nhật Bản thường tự nhập khẩu hàng nước ngồi về,… Bằng hình thức này, các doanh nghiệp sản xuất sẽ chủ động hơn trong việc nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, kiểm soát các hoạt động marketing cũng như các kênh phân phối sản phẩm của mình.

4.2.3. Nâng cao chất lượng các sản phẩm gốm sứ thông qua chiến lược 4P trong marketing

* Giải pháp về sản phẩm – Product

Thứ nhất là nâng cao chất lượng các sản phẩm gốm sứ.

Chất lượng sản phẩm được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp cho sản phẩm có thể tiếp cận và đi sâu vào thị trường. Vì vậy, việc kiểm sốt tốt từ khâu đầu vào sản xuất đến đầu ra tới tay của khách hàng phải được đặc biệt chú ý.

Với nguyên vật liệu đầu vào: Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gốm sứ cần tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào chất lượng, có thể cung cấp với số lượng lớn, có áp dụng cơng nghệ mới, máy móc vào các khâu xử lý đất chứ khơng chỉ qua thủ công như nhiều nơi vẫn thường thực hiện. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ có thể tập trung lại cùng nhau nhập các nguyên liệu đầu vào này để có thể được hưởng các ưu đãi, chiết khấu về giá từ phía nhà cung cấp.

Với khâu thiết kế mẫu mã: Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gốm sứ nên thiết kế mẫu mã phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Nhật Bản. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gốm sứ Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nghiên cứu thị trường, thậm chí có thể hợp tác cùng các chun gia thiết kế người Nhật, du học sinh Việt Nam bên Nhật Bản, những cá nhân hay tổ chức có sự am hiểu

kỹ càng với những sở thích cũng như thói quen tiêu dùng của người Nhật Bản để có được những bước đi đúng đắn trong việc tiếp cận thị trường này, phát triển theo hướng sản xuất và kinh doanh những gì thị trường cần sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Với khâu kiểm tra chất lượng: Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gốm sứ phải đảm bảo q trình sản xuất, chế tạo các sản phẩm ln đi đúng hướng, các sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải đúng như cam kết, đã thỏa thuận, đồng thời phấn đầu đạt được những tiêu chuẩn về chất lượng như ISO, TCVN, tiêu chuẩn 5 sao của OCOP, các tiêu chuẩn để vào thị trường Nhật Bản như Ceramic Safety Mark, JIS,… để từ đó tạo dựng được niềm tin với khách hàng về những sản phẩm gốm sứ chất lượng của Việt Nam, tạo điều kiện cho các sản phẩm gốm sứ của ta dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản.

Thứ hai, cần đầu tư, đổi mới các kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào các hoạt động sản xuất gốm sứ

Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động đầu tư cho công nghệ mới trong sản xuất, đầu tư các lò nung, thiết bị máy móc để cơng nghiệp hóa các cơng đoạn sản xuất có thể tiết chế được sức lao động hay việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các nhà chứa, bảo quản sản phẩm. Thơng qua các chương trình hỗ trợ Nhà nước hay Cục xúc tiến thương mại JETRO để học hỏi những điểm mới mẻ trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất cũng như kinh doanh, nâng cao chất lượng ngành gốm sứ.

Thứ ba, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành sản xuất gốm sứ

Có thể nói rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành sản xuất gốm sứ đang dần trở nên khan hiếm và đối với các đơn đặt hàng lớn, nhiều khi các cơ sở, xưởng sản xuất lại khơng có đủ lao động để đáp ứng kịp thời. Do đó, phải tích cực chú trọng mở các lớp, các trường đào tạo nghề một cách bài bản, từ cơ bản cho đến nâng cao, chia sẻ những kinh nghiệm trong nghề cũng như cách tiếp cận cơng nghệ mới vào sản xuất, từ đó nâng cao được chất lượng nguồn lao động trong ngành. Các cấp chính

quyền địa phương cũng như phía Nhà nước phải có những chính sách khuyến khích đối với người lao động trong ngành đồng thời có những hỗ trợ kịp thời đối với hoạt động mở các trường, lớp đào tạo nghề cho người lao động.

Thứ tư, cần tạo dựng thương hiệu gốm sứ Việt Nam

Để có chiếm được lợi thế về thị phần tại Nhật Bản, các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam cần có cho mình thương hiệu uy tín, để mỗi khi nhắc đến các sản phẩm gốm sứ Việt Nam là sẽ gợi nhớ ngay về những sản phẩm độc đáo, vừa mang nét truyền thống lại vừa hiện đại. Muốn vậy, cần phải đầu tư hơn nữa cho khâu thiết kế mẫu mã để có những sản phẩm khác biệt, mang đậm nét Việt Nam, gắn vào trong mỗi sản phẩm những câu chuyện tạo nên hồn Việt, chất Việt rất riêng. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú trọng đến việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ hay bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho những sản phẩm, thương hiệu này để các nhà thiết kế có thể yên tâm, thỏa sức tạo mẫu mã sáng tạo và các doanh nghiệp cũng tránh được việc bị ăn cắp mẫu mã hay vướng phải các vấn đề pháp lý liên quan. Khi đó, gốm sứ Việt Nam sẽ có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhật Bản cũng như tạo dựng được niềm tin với khách hàng nơi đây.

* Giải pháp về giá – Price

Nhìn chung, giá cả các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam đang ở mức cao hơn so với các sản phẩm có chất lượng tương đương đến từ các nước khác. Nguyên nhân là do phương pháp sản xuất gốm sứ trước giờ của Việt Nam chủ yếu là phương pháp thủ công, các biện pháp quản lý trong sản xuất cũng chưa thực sự sát sao, gây lãng phí, thêm nữa là các chi phí kho bãi, vận chuyển tại đầu Nhật Bản đắt đỏ. Do đó, muốn tăng thị phần cho các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản thì các chính sách về giá cũng rất cần được quan tâm.

Một số giải pháp như: tăng cường liên kết với các nhà xuất khẩu trong cùng ngành hoặc khác ngành khi cùng có nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm của mình sang thị

trường Nhật Bản để có thể nhận được các ưu đãi từ phía hãng tàu, cắt giảm chi phí vận chuyển hay mở rộng liên kết tới các trung tâm thương mại để từ đây có thể trực tiếp xuất khẩu các sản phẩm của mình sang thị trường Nhật Bản, giảm bớt chi phí qua trung gian; mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tận dụng lợi thế theo quy mô nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá sản phẩm,…

* Giải pháp về xúc tiến, marketing – Promotion

Thứ nhất, cần đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến sản phẩm, tích cực tham gia vào các triển lãm quốc tế, hội chợ thương mại trong và ngồi nước, thường xun cập nhật những thơng tin liên quan đến những hoạt động này từ phía JETRO đồng thời tích cực cập nhật các mẫu sản phẩm mới bằng việc gửi catalogue qua cho JETRO hay JCCL và nhờ họ giới thiệu những sản phẩm này đến các cơng ty phía Nhật Bản.

Thứ hai, trong thời đại công nghệ số như hiện nay, không thể không kể đến sức mạnh của mạng Internet: tại đây, các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam có thể thỏa sức trình bày, trang trí, tạo những dấu ấn riêng của mình thơng qua các website hoặc các trang thương mại điện từ như: Amazon, Walmart, Ebay, Alibaba để đưa sản phẩm gốm sứ Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng nước ngoài, từ đó tiếp cận được với khách hàng mục tiêu.

Thứ ba, cần tổ chức kết hợp các hội chợ thương mại tại các làng nghề với hoạt động tham quan du lịch: với cách kết hợp này, du khách có thể vừa đến tham quan, khám phá, tìm hiểu về các làng nghề, đồng thời lại vừa có thể mua các sản phẩm bày bán tại nơi đây, vừa đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ, vừa phát triển được các hoạt động du lịch.

Từ những hoạt động đẩy mạnh marketing như trên, các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam sẽ được người tiêu dùng nước ngồi biết đến nhiều hơn, gây dựng được hình ảnh các sản phẩm gốm sứ Việt Nam trong lòng khách hàng quốc tế, từ đó thúc đẩy kim

ngạch xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng.

* Giải pháp về kênh phân phối – Place

Thứ nhất, cần đẩy mạnh phát triển các mơ hình liên kết chuỗi: các thành viên trong chuỗi gồm một doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm trong việc xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ, phần còn lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó các thành viên sẽ đóng góp, chia sẻ với nhau cơ sở vật chất hiện đại, cơng nghệ mới hoặc cùng nhau tìm kiếm nguồn nguyên liệu chuẩn với số lượng lớn, ổn định để tiết kiệm chi phí và doanh nghiệp lớn sẽ làm nhiệm vụ phân chia các đơn đặt hàng cho các doanh nghiệp nhỏ này, giám sát và quản lý hoạt động sản xuất, làm hàng, đồng thời giải quyết đầu ra cho các sản phẩm.

Thứ hai, liên kết với chính những nhà nhập khẩu của mình để trực tiếp kinh doanh các sản phẩm gốm sứ ngay trên thị trường Nhật Bản: đối với các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gốm sứ lớn mạnh, có năng lực về tài chính, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, … có thể tận dụng từ chính các mối quan hệ với những nhà nhập khẩu Nhật Bản của mình để liên doanh, liên kết mở trung tâm phân phối, kinh doanh hay hệ thống bán buôn, bán lẻ tại thị trường này. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản sẽ có có sự liên kết với nhau hơn, cùng có các mục tiêu, kế hoạch phát triển để đáp ứng được nhu cầu của thị trường Nhật Bản, từ đó tăng doanh số bán hàng cho các doanh nghiệp, và các doanh nghiệp phía Việt Nam sẽ đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ của mình sang thị trường Nhật Bản.

4.3. Các kiến nghị đối với Nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm sứ Việt Nam sang Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trường nhật bản (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w