Bài học kinh nghiệm xuất khẩu gốm sứ sang Nhật Bản của một số quốc gia

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trường nhật bản (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.6. Bài học kinh nghiệm xuất khẩu gốm sứ sang Nhật Bản của một số quốc gia

2.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu gốm sứ hàng đầu trên thế giới với thị phần khoảng 40%. Tại thị trường Nhật Bản, trong nhiều năm liền, vị trí số một vẫn ln thuộc về Trung Quốc. Theo số liệu từ bảng 3.3, tỷ trọng nhập khẩu gốm sứ Trung Quốc vào Nhật Bản 38,80% (năm 2020) trong tổng số kim ngạch nhập khẩu vào thị trường này.

Về công nghệ sản xuất: Trung Quốc rất quan tâm đến việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất, chế tác hay khâu tạo hình sản phẩm mộc; hệ thống lị nung với nhiệt độ 6.000 – 13.0000C. Các hoạt động này nhằm tăng thêm tính đồng nhất giữa các bán thành phẩm, giảm giá thành sản phẩm và rút ngắn thời gian sản xuất các loại mặt hàng khác nhau. Bên cạnh đó, khâu pha chế nguyên liệu, pha màu, sáng chế mẫu sản phẩm mới cũng rất được chú trọng với mong muốn giữ được những điểm đặc trưng của gốm sứ Trung Quốc, ví dụ: hoa văn cầu kỳ với hình Long – Ly – Quy – Phượng làm chủ đạo, màu sắc rực rỡ, …

Về hoạt động marketing: Để có được thành cơng như ngày hơm nay, khơng thể không kể đến hiệu quả mà các hoạt động marketing ở cả trong và ngoài nước mang lại cho Trung Quốc. Việc xuất khẩu tại chỗ hay tiếp thị, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa việc phát triển các mặt hàng gốm sứ với phát triển du lịch, thương mại ln rất được chú trọng. Điển hình là hội chợ Canton – Hội chợ thương mại lớn nhất Trung Quốc, được tổ chức hai lần một năm vào tháng 4 và tháng 10. Tại đây, các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã tận dụng cơ hội giới thiệu, lôi kéo khách hàng dựa trên lợi thế thương hiệu gốm sứ Trung Hoa vốn được biết đến từ lâu, cùng với đó kết hợp phát triển các mặt hàng khác như tơ lụa, ngọc trai,… Trên thị trường nước ngoài, các nhà sản xuất sẽ tập hợp với nhau để đại diện cho các cơng ty xuất khẩu

uy tín và có năng lực thương mại quốc tế, từ đó, họ có thể quảng bá hình ảnh của mình, gây ấn tượng với khách hàng quốc tế và đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với họ.

Về Chính phủ Trung Quốc: Việc mở rộng quy mơ sản xuất hay đổi mới, áp dụng những công nghệ hiện đại, kỹ thuật sản xuất tiên tiến vào sản xuất, tạo được những sản phẩm chất lượng và có tính thương mại cao ln được chính phủ Trung Quốc khuyến khích và dành cho doanh nghiệp những ưu đãi đặc biệt. Với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hay doanh nghiệp sản xuất tư nhân, Chính phủ Trung Quốc cũng tạo điều kiện giúp họ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, hỗ trợ về nguồn vốn với lãi suất thấp.

2.6.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan cũng nằm trong nhóm những nước xuất khẩu gốm sứ hàng đầu sang Nhật Bản. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC, thị phần gốm sứ được nhập khẩu từ Thái Lan vào Nhật Bản năm 2020 chiếm 6,86% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 3,41% so với năm 2019 26.

Về công nghệ sản xuất: gốm sứ Thái Lan vốn nổi tiếng bởi sản phẩm mới lạ, độc đáo và có chất lượng cao. Người Thái Lan đầu tư khác mạnh vào việc đổi mới, áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu cho đến khâu sản xuất ra thành phẩm như: lò nung bằng gas, máy ép thủy lực, … từ đó nâng cao năng suất lao động, tạo được những sản phẩm chất lượng và hạn chế mức thấp nhất các phế phẩm trong quá trình sản xuất, đưa ra được mức giá cạnh tranh với các thị trường khác.

Về hoạt động marketing: Hình ảnh người Thái Lan lịch sự, tận tình, am hiểu tường tận về sản phẩm và biết cách chiều lịng khách chính là những ấn tượng đẹp về gốm sứ Thái Lan với mỗi du khách đến nơi đây. Nguồn thu hàng chục triệu USD cho Thái Lan cũng đến từ cách biết kết hợp khôn khéo du lịch với các hoạt động bày bán gốm sứ tại các điểm du lịch này. Bên cạnh đó, các hội chợ thương mại, triển lãm quốc

tế lớn tại Châu Âu và Mỹ cũng ln có mặt các doanh nghiệp gốm sứ đến từ Thái Lan, tạo độ phủ sóng nhất định cho các doanh nghiệp này.

Về Hiệp hội gốm sứ Thái Lan: Hiệp hội gốm sứ Thái Lan đóng vai trị rất quan trọng trong sự thành công ngày hôm nay của ngành gốm sứ nước này. Bên cạnh các hoạt động liên quan đến tài chính hay marketing, Hiệp hội cịn rất quan tâm đến các vấn đề chất lượng, phát triển mẫu mã sản phẩm. Trung tâm phát triển của Hiệp hội với các trang thiết bị hiện đại chuyên làm các nghiên cứu sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới cũng như cách giảm tối đa tỷ lệ phế phẩm, từ đó hạ giá thành xuống, góp phần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu gốm sứ của thị trường này.

2.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ việc nghiên cứu những kinh nghiệm của các quốc gia đã thành công trong việc xuất khẩu gốm sứ sang thị trường Nhật Bản, ta có thể rút ra cho Việt Nam những kiến thức, những bài học vô cùng giá trị, am hiểu hơn về thị trường Nhật Bản để từ đó có những hướng đi chính xác cho việc tiếp cận thị trường này một cách có hiệu quả hơn.

Thứ nhất, đa dạng hóa các sản phẩm, thường xuyên cải tiến mẫu mã, cho ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng Nhật Bản.

Thứ hai, nâng cao chất lượng các mặt hàng, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, áp dụng kỹ thuật hiện đại, cơng nghệ mới vào quy trình sản xuất, giảm thiểu tối đa mức phế phẩm tạo ra, từ đó có được mức giá cạnh tranh với các thị trường khác.

Thứ ba, thông qua các cầu nối như: các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế hay các kiều bào sinh sống ở Nhật, đưa sản phẩm gốm sứ đến gần hơn với người tiêu dùng Nhật Bản.

Thứ tư, tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ Chính phủ qua các chính sách, địn bẩy tài chính hay việc tập hợp lại với nhau qua Hiệp hội gốm sứ để có sức mạnh tổng hợp, chinh phục được các đơn hàng lớn xuất khẩu sang Nhật Bản.

Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu gốm sứ chủ lực của Việt Nam, với sức mua lớn, việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ sang thị trường này là hồn tồn đúng đắn, bởi nó khơng chỉ giúp ta đem lại nguồn thu ngoại tệ, tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn giúp ta rút ngắn hơn quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với lợi thế sẵn có và tiềm năng của mình, gốm sứ Việt Nam hồn tồn có thể tiếp cận sâu hơn nữa vào thị trường này. Tuy nhiên, để thâm nhập vào thị trường này cũng có những khó khăn nhất định như mức độ cạnh tranh lớn, các rào cản được đặt ra, hay hệ thống phân phối hàng hóa chặt chẽ...

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GỐM SỨ CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trường nhật bản (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w