CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường
giảm xuống: với thị trường Trung Quốc, giảm 12,29% so với năm 2019, thị trường Mỹ, giảm 14,97% hay thị trường Italy, giảm 23,72%; tuy nhiên lại tăng lên ở một số thị trường như: Việt Nam, tăng 11,01%, hay Hàn Quốc, tăng mạnh nhất trong nhóm này với tỉ lệ 66,42% 26. Cũng từ bảng 2.3, có thể nhận thấy rằng, mặc dù giữ vị trí thứ hai trong các quốc gia xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ nhiều nhất sang thị trường Nhật Bản, nhưng thị phần của Việt Nam so với Trung Quốc là nước giữ vị trí đầu tiên, vẫn nhỏ hơn rất nhiều (nhỏ hơn gần 5,3 lần).
Từ những phân tích trên cho thấy Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ sang thị trường Nhật Bản, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình với các quốc gia khác, khẳng định vị thế của mặt hàng gốm sứ Việt Nam trên thị trường thế giới.
3.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Nhật Bản
3.3.1. Thuận lợi
Thuận lợi thứ nhất của việc xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản có thể kể đến là việc các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của nước ta đã bắt đầu tập trung đi theo chiều sâu hơn, sáng tạo, cải thiện hơn trong các khâu
mẫu mã, từ đó nâng cao chất lượng cũng như tăng tính cạnh tranh của các mặt hàng gốm sứ Việt Nam. Vị thế của các doanh nghiệp cũng đã được nâng lên đáng kể. Bên cạnh đó, sau khi thực hiện các chính sách mở cửa, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gốm sứ của Việt Nam cịn chủ động sang nước ngồi, tiếp cận với các thị trường xuất khẩu tiềm năng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.
Thứ hai, cùng với sự phát triển của xã hội, các tiến bộ về công nghệ cũng đã được các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam áp dụng vào quy trình sản xuất các sản phẩm này của mình, như: có các máy móc để nhào đất, trộn đất, đục hoặc trạm hay việc thay thế các lò nung thủ cơng thành các lị gas, sử dụng nhiều hơn các phương tiện vận tải, tăng độ phủ sóng các sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Nhật Bản thông qua mạng Internet…Từ đó, giảm bớt phần nào về những cơng việc thủ công nặng nhọc cho người lao động mà các sản phẩm lại được sản xuất ra với chất lượng tốt hơn, số lượng nhiều hơn, mở rộng hơn thị trường tiêu thụ và nâng cao hơn hiệu quả về mặt kinh tế của các mặt hàng này, trong khi đó, tính chất truyền thống ở mỗi sản phẩm gốm sứ vẫn được duy trì và đảm bảo.
Thứ ba, gốm sứ là một trong những nghề truyền thống của người Việt Nam, với kinh nghiệm lâu năm, năng lực sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng này đã có những bước tiến đáng kể. Gốm sứ đã từ lâu phát triển trên khắp mọi miền của Việt Nam, là kết hợp giữa nét độc đáo của dân tộc với nét cổ truyền đặc sắc vốn có của nghề thủ cơng. Các sản phẩm gốm sứ của ta với chất lượng tốt, hình thức đẹp mắt nên được nhiều người tin dùng; khơng ít các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam đã được sản xuất ra với trình độ kỹ thuật tương đối cao, đã được chú ý và trở nên nổi tiếng trên thị trường thế giới.
Thứ tư, nguồn lao động cung cấp, phục vụ cho ngành đơng đảo, có thẩm mỹ, óc sáng tạo và chi phí th lao động thấp. Đây chính là một trong những điểm mạnh của ngành sản xuất gốm sứ, bởi phần lớn lao động kết tinh trong mỗi sản phẩm chính là từ
con người. Trong mỗi làng nghề, mỗi cơ sở sản xuất gốm sứ đều có những nghệ nhân, những thợ lành nghề với bàn tay tài hoa sẵn sàng truyền dạy kinh nghiệm của mình cho những thế hệ tiếp theo để duy trì và phát triển hơn nữa ngành nghề sản xuất gốm sứ truyền thống của dân tộc Việt Nam ta.
Thứ năm, là nguồn nguyên liệu cho đầu vào sản xuất các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam được đánh giá là phong phú, có trữ lượng lớn. Ở nước ta, đất sét, cao lanh,… là những nguyên liệu có tiềm năng tương đối lớn, và có thể phục vụ, đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành gốm sứ Việt Nam.
Thứ sáu, về thứ hạng trong số các quốc gia xuất khẩu mặt hàng gốm sứ sang thị trường Nhật Bản, trong những năm gần đây, Việt Nam liên tiếp giữ vững cho mình vị trí thứ hai và Nhật Bản cũng đứng thứ hai trong các quốc gia xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ chủ lực của Việt Nam. Điều này như một nguồn động lực giúp các doanh nghiệp sản xuất, khẩu khẩu gốm sứ của Việt Nam tự tin hơn vào các sản phẩm của mình cũng như năng lực sản xuất các mặt hàng này. Thêm vào đó, Nhật Bản và Việt Nam đều là những quốc gia trong khu vực châu Á nên sẽ có những điểm tương đồng nhất định trong phong cách sống, gu thẩm mỹ cũng như nền văn hóa. Với khiếu thẩm mỹ và sáng tạo vốn có của mình, người lao động Việt Nam có thể dễ dàng sản xuất ra được những sản phẩm độc đáo, thu hút và đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản.
Từ những phân tích trên cho thấy Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ sang thị trường Nhật Bản, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình với các quốc gia khác, khẳng định vị thế của mặt hàng gốm sứ Việt Nam trên thị trường thế giới.
3.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, xuất khẩu mặt hàng gốm sứ sang thị trường Nhật Bản còn gặp rất nhiều rào cản:
Thứ nhất, về góc độ sản xuất, các sản phẩm gốm sứ thông thường được sản xuất tại các làng nghề truyền thống. Các làng nghề này được coi là cái nơi tạo nên các sản phẩm, vì thế các sản phẩm này mang tính truyền thống và chứa đựng cả các giá trị về văn hóa dân tộc. Theo số liệu của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có hơn 3000 làng nghề thủ cơng, trong đó có đến 40% làng nghề có tuổi đời trên 100 năm tuổi 19. Đây thực sự là một trong những lợi thế trong sản xuất các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động sản phẩm ở các làng nghề này chủ yếu ở quy mơ vừa và nhỏ, hộ gia đình. Tuy nhiên, kỹ năng sản xuất của các doanh nghiệp ở đây còn yếu, chất lượng sản phẩm thấp, chậm cải tiến. Trình độ cơng nghệ quá thấp dẫn đến chất lượng không đồng đều, không đáp ứng được các đơn hàng lớn và có yêu cầu khắt khe về chất lượng 6. Bên cạnh đó, một trong những vấn đề quan trọng liên quan tới sản phẩm là sản phẩm do các làng nghề sản xuất ra còn hết sức đơn điệu về mẫu mã. Các làng nghề chưa thực sự đầu tư nhiều vào các hoạt động thiết kế, chưa có sự phối hợp giữa các nghệ nhân và các nghệ sĩ để tạo ra các sản phẩm có tính mỹ thuật cao cung cấp cho các thị trường khó tính. Ngồi ra, chi phí nhân cơng, giá ngun vật liệu và các loại chi phí vận tải tăng lên khiến cho các làng nghề cũng như các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ gặp khó khăn rất lớn 10.
Thứ hai, nguồn vốn của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ còn hạn chế. Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công, phát triển của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên, với các nhà sản xuất của Việt Nam ta, khả năng cung ứng nguồn vốn còn yếu. Các cơ sở, doanh nghiệp chưa có được cách tiếp cận tốt nhằm thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn thông dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh của mình. Và các ngân hàng cũng chưa có những phương án, những cơ chế thích hợp tạo điều kiện tăng nguồn vốn vay và kéo dài thời hạn vay vốn cho các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất này. Bên cạnh đó, tình trạng tồn đọng vốn ở các cơ
sở, doanh nghiệp này vẫn dây dưa, rắc rối ở rất nhiều khâu trong sản xuất và tiêu thụ. Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới những hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh gốm sứ.
Thứ ba, dù được đánh giá là quốc gia có nguồn nguyên liệu đầu vào cung ứng cho hoạt động sản xuất gốm sứ phong phú và có tiềm năng, tuy nhiên các nguồn cung đầu vào này lại tập trung dưới dạng nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng đều và có giá trị thấp. Tình trạng thiếu sự chủ động trong nguồn nguyên liệu gần như xảy ra ở các loại sản phẩm, ví dụ, nguyên liệu đất sét phải lấy từ xa, giá thành ngày một tăng, hay tình trạng cung ứng nhiều loại men không được chủ động, một vài nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất còn đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Thứ tư, việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ vào dây chuyền sản xuất các sản phẩm gốm sứ còn chưa được đẩy mạnh. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn còn đi theo lối sản xuất cũ, kỹ thuật sản xuất lạc hậu. Nhiều nơi hiện vẫn còn sử dụng phương pháp nung bằng lị củi, khơng những kém năng suất, tạo nhiều phế phẩm mà cịn khiến nhiều sản phẩm hư, hỏng và gây lãng phí.
Thứ năm, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam sang Nhật Bản chủ yếu thực hiện qua trung gian. Những nhà sản xuất, xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam phải ở thế bị động trong hoạt động sản xuất và phải phụ thuộc phần lớn vào những đơn đặt hàng. Thực trạng cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ theo đơn đặt hàng hiện nay chiếm gần 60%, tỷ lệ xuất khẩu gốm sứ qua các công ty thương mại của Nhật Bản chiếm khoảng 25% và phần còn lại là qua xuất khẩu trực tiếp.
Thứ sáu, về nguồn nhân lực cung cấp cho ngành sản xuất gốm sứ ở Việt Nam. Ngày nay, đội ngũ các nghệ nhân và thợ lành nghề trong ngành sản xuất gốm sứ đang dần khan hiếm. Số lượng thợ có tay nghề và trình độ ngày một ít đi. Thêm vào đó, trình độ quản lý tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn rất hạn chế, tại nhiều nơi chỉ theo
hình thức cha truyền con nối. Nguồn lao động trong cho ngành sản xuất gốm sứ phần lớn đều là những lao động phổ thông, không qua đào tạo ở trường lớp, trình độ văn hóa thấp. Có thể nói, trừ những họa sỹ hay nhân viên kinh doanh, tiếp thị có thể qua đào tạo ở trường lớp, cịn lại hầu hết nguồn lao động đều được đào tạo qua học nghề và lao động trực tiếp tại các cơ sở. Họ thường là những lao động phổ thông, không qua đào tạo ở trường lớp mà đều được học việc, học nghề gốm ngay tại các cơ sở sản xuất và những lao động trong gia đình được biết nghề sớm hơn, được các thế hệ đi trước truyền nghề, dạy bảo các cơng việc và sau đó được giao cho trơng coi các thợ làm thuê.
Thứ bảy, đa phần các mặt hàng gốm sứ của Việt Nam chưa có thương hiệu riêng. Việc tạo ra dấu ấn riêng, độc đáo trong những sản phẩm của mình trên thị trường Nhật Bản chính là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành cơng của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Ngày nay, trên thị trường Nhật Bản có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh với gốm sứ nước ta, tuy nhiên các sản phẩm gốm sứ của doanh nghiệp Việt Nam lại chưa gây được nhiều ấn tượng với người tiêu dùng tại nơi đây. Các sản phẩm mang nét đặc trưng, độc đáo của Việt Nam chưa được cập nhật, thiết kế và sản xuất một cách thường xuyên. Thực tế, ngày nay, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gốm sứ của Việt Nam đã đầu tư hơn cho khâu thiết kế mẫu mã và kiểu dáng các sản phẩm gốm sứ. Nhưng do chi phí đầu tư cho hoạt động này khá tốn kém, vậy nên thường mới chỉ có các doanh nghiệp lớn, có quy mơ đáng kể là đầu tư cho khoản này. Vậy nên, các mẫu mã gốm sứ của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản còn kém đa dạng, nhiều mẫu mã còn chưa phù hợp với thị trường này.
Thứ tám, so với các thị trường xuất khẩu gốm sứ sang Nhật Bản điển hình như gốm sứ của Trung Quốc và Thái Lan, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam còn thấp, nhất là xét về thời gian hoàn thành các đơn hàng số lượng lớn và thời gian giao hàng đúng hạn. Nhiều mặt hàng sản xuất ra chất lượng chưa thật
chuẩn, thật đẹp, tuy nhiên giá thành đưa ra của Việt Nam lại cao hơn so với các thị trường khác nên khả năng cạnh tranh với các thị trường này kém hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Xuất khẩu mặt hàng gốm sứ đóng vai trị quan trọng trong q trình đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và góp phần giải quyết các vấn đề về công ăn việc làm cho người lao động tại Việt Nam. Gần đây, ngành sản xuất và xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam đã thể hiện được những cố gắng và bước tiến rõ rệt trong việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời, mở rộng các thị trường xuất khẩu mặt hàng gốm sứ trên toàn thế giới, đặc biệt là thị trường Nhật Bản.
Tuy nhiên, ngành sản xuất gốm sứ của Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, đó là những yếu kém trong khâu sản và xuất khẩu cũng như Việt Nam chưa tận dụng, khai thác được tối đa tiềm năng của mặt hàng này. Các vấn đề còn tồn tại nổi bật như chất lượng, mẫu mã các sản phẩm chưa phong phú, đa dạng, chưa mang được dấu ấn riêng, vẫn còn áp dụng các phương pháp sản xuất lạc hậu hay các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gốm sứ cịn thiếu tính chủ động… Chính vì thế, dù đứng ở vị trí thứ hai trong số các nước xuất khẩu gốm sứ hàng đầu sang Nhật Bản nhưng thị phần của Việt Nam so với Trung Quốc - quốc gia dẫn đầu trong thị trường này còn rất khiêm tốn.
Thị trường Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam và việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản là hoàn toàn cần thiết. Các doanh nghiệp gốm sứ của Việt Nam cần phát huy tốt những điểm mạnh của mình, đồng thời khắc phục những điểm hạn chế, yếu kém, đặc biệt là với thị trường có mức độ canh tranh gay gắt như Nhật Bản, để từ đó có những bước đi đúng đắn giúp cho các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam thâm nhập và phát triển hơn nữa tại thị trường này.
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM SỨ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 4.1. Triển vọng xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
4.1.1. Cơ hội
Về triển vọng xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới, có một số những cơ hội.
Thứ nhất, các chính sách và đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà
nước Việt Nam trong việc thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa trong các quan hệ đối ngoại, các hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia và tổ chức thương mại trên thế giới đã tạo điều kiện cho Việt Nam có cơ hội mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại một cách