Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gốm sứ Việt Nam sang thị

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trường nhật bản (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.5. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gốm sứ Việt Nam sang thị

trường Nhật Bản

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế ICT, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ của Việt Nam trong năm 2020 đạt 565,03 triệu USD (tăng 7,06% so với năm 2019) 22. Dù chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 0,3%, khá khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam, nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng tăng qua các năm, và là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của thị trường Việt Nam.

Thứ nhất, xuất khẩu gốm sứ góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất - nhập khẩu của cả nước

Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng mà nước ta cần để đầu tư vào nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp nhận tiến bộ khoa học thế giới và đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Vốn ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu là nguồn vốn để nhập khẩu phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhóm thủ cơng mỹ nghệ ln được xếp vào nhóm ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận cao và tiềm năng xuất khẩu lớn. Theo thống kê của Vietcraft - Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam, trung bình cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành hàng thủ công mỹ nghệ sẽ thu về lợi nhuận gấp tới 5-10 lần so với các ngành khai thác, hàm lượng xuất khẩu rất cao 2.

Theo số liệu của từ Cơ sở dữ liệu trực tuyến của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ các năm qua luôn là gốm sứ và các mặt hàng mây tre đan (sản phẩm từ lục bình, cói). Trong đó, vị trí số một là mặt hàng gốm sứ với kim ngạch xuất khẩu 565,03 triệu USD trong năm 2020, tăng 7,06% so với năm 2019. Mặt hàng mây tre đan giữ vị trí số hai, với 302,15 triệu USD, tăng 7,6% 22. Gốm sứ luôn giữ vai trò chủ đạo trong ngành hàng này qua rất nhiều năm, thường chiếm khoảng 50-60% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ 19. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đem lại giá trị gia tăng lớn và được coi là một trong những ngành hàng ưu tiên tập trung đẩy mạnh xuất khẩu trong các năm tới.

Thứ hai, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống người dân

Theo Niên Giám thống kê Việt Nam, đến năm 2020 tổng dân số của Việt Nam vào khoảng 97,58 triệu người, trong đó chiếm 63,18% là dân số nơng thơn. Do đó, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp ở nước ta khá dồi dào. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động nước ta vẫn chiếm 2,48% (năm 2020), trong đó tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn chiếm 1,75% (tăng 0,03% so với năm 2019) 16,tr.19. Tình trạng thất nghiệp khơng những phung phí sức lao động mà cịn gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, mang tới những gánh nặng cho nền kinh tế của quốc gia. Chính vì thế, Chính phủ và Nhà nước ra ln đặt lên hàng đầu vấn đề giải quyết việc làm và giảm xuống thấp nhất tình trạng thất nghiệp. Trong đó, ngành sản xuất gốm sứ nói riêng, hàng thủ cơng mỹ nghệ nói chung đóng vai trị quan trọng trong việc thúc

đẩy nền kinh tế phát triển và tạo công ăn việc làm cũng như tăng thu nhập cho tỷ lệ lớn người lao động tại một số địa phương.

Thứ ba, góp phần khẳng định truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc

PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã nhận định: “Sức mạnh nền văn hóa Việt Nam là một thành tố quan trọng cấu

thành nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, tạo nên "thương hiệu quốc gia" và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu” 7. Bản sắc văn hóa dân

tộc chính là giá trị cốt lõi, là bộ gen phản ảnh những nét riêng độc đáo, riêng biệt, đặc trưng nhất cho một nền văn hóa. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị tinh hoa này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì thế, việc xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ chính là đưa các giá trị truyền thống cũng như văn hóa dân tộc hay nét riêng của Việt Nam tới gần hơn để giao lưu với các quốc gia khác trên thế giới. Giao lưu văn hóa là con đường ngắn nhất đưa các quốc gia xích lại gần nhau hơn và các sản phẩm truyền thống như gốm sứ chính là những cơng cụ trên con đường này.

Thứ tư, góp phần đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Các hoạt động dịch vụ ở khu vực nông thôn sẽ được đẩy mạnh hơn nữa nhờ vào việc tập trung chuyên chở, cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ hàng gốm sứ. Thêm vào đó, các nguồn lực về nguyên vật liệu đầu vào, đất đai hay cả nguồn lao động cũng được phân bổ một cách hiệu quả hơn, tạo động lực cho các ngành nghề khác cùng phát triển. Do đó, phát triển ngành gốm sứ sẽ thúc đẩy q trình đơ thị hóa cũng như là bước tiến quan trọng trong công cuộc thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ở thị trường Việt Nam, việc chủ động được nguồn nguyên liệu sẵn có, dồi dào, nguồn lao động giá rẻ chính là lợi thế lớn nhất của các mặt hàng gốm sứ. Bên cạnh đó, giữa Việt Nam và Nhật Bản vốn đã thiết lập mối quan hệ thương mại từ lâu đời và nước ta có thể tận dụng lợi thế từ rất nhiều các hiệp định song phương và đa phương như: AJCEP, VJEPA, CPTPP, RCEP, hay Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, từ đó mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại. Vậy nên, đi cùng với việc tận dụng những lợi thế sẵn có đó, Việt Nam cũng cần phải không ngừng cải tiến, đưa kỹ thuật, công nghệ cao vào trong các hoạt động sản xuất để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm góp phần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trường nhật bản (Trang 45 - 49)