Về chất lượng và giá cả mặt hàng gốm sứ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trường nhật bản (Trang 67 - 68)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2.3. Về chất lượng và giá cả mặt hàng gốm sứ xuất khẩu

Về chất lượng các sản phẩm gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam: nhờ vào việc trang bị, đầu tư các lò tuynel và lò nung gas, thêm nữa, dây chuyền công nghệ chế biến đất đã được cải thiện và mở rộng, không chỉ đáp ứng, phục vụ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình cà cịn cung cấp cho cả các cơ sở sản xuất khác, do đó tạo cho chất lượng nguyên liệu đất giữ được độ ổn định. Vốn được biết đến là một thị trường khó tính, độ an tồn và chất lượng của sản phẩm ln là yếu tố hàng đầu được người Nhật Bản quan tâm: Sản phẩm được tạo ra bằng nguyên liệu gì? Bằng phương pháp nào? Sản phẩm có thể hiện được tính truyền thống hay nét độc đáo riêng hay khơng?... Họ sẵn sàng có thể trả giá cao nếu những sản phẩm đó đúng theo nhu cầu của họ. Vậy nên, để có thể thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam cần tích cực đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng đúng với thị hiếu tiêu dùng, luôn đảm bảo chất lượng và có tính ứng dụng cao.

Về giá cả các sản phẩm gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam: Theo Cục Xúc tiến thương mại – Vietrade, rất khó có thể xác định mức giá cho các sản phẩm gốm sứ của

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bởi tùy thuộc vào công dụng hay chất liệu có thể chia gốm sứ ra thành nhiều loại khác nhau và mỗi loại này lại có các mức giá khác nhau. Với các mặt hàng gốm sứ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, giá cả thường được tính theo 2 cách sau:

- Khách hàng đưa ra các mức giá cả, mẫu mã và chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam sẽ là người lựa chọn.

- Doanh nghiệp Việt Nam sẽ tự chào hàng, chào các mẫu mã sản phẩm đi kèm với giá.

Song, dù xét trên phương diện nào thì các sản phẩm gốm sứ của ta cũng không thể cạnh tranh lại về giá so với các sản phẩm của Trung Quốc. Nguyên nhân là do hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gốm sứ hầu như đều phát triển từ nghề truyền thống, với quy mơ vừa và nhỏ, do vậy, họ rất ít khi quan tâm tới hoạt động tổ chức lao động trong doanh nghiệp, dẫn đến việc tiêu tốn nhiều về mặt chi phí, nâng giá các sản phẩm này lên cao. Nguyên nhân thứ hai do chỉ sản xuất ra một lượng nhất định, chủ yếu phát triển từ nghề truyền thống, chứ không đi theo hướng đại trà, sản xuất hàng hóa với quy mơ lớn, dẫn đến việc các khoản chi phí trên mỗi sản phẩm sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, đối với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam luôn chiếm được ưu thế về giá hơn cả, vì nguyên liệu sản xuất chủ yếu của các mặt hàng gốm sứ của nước ta đều là những nguồn sẵn có trong nước, chi phí vận chuyển thường tiết kiệm hơn bởi nguồn nguyên liệu đầu vào được bố trí ở gần ngay với các cơ sở sản xuất kinh doanh và bên cạnh đó là lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào với mức chi phí lao động thấp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trường nhật bản (Trang 67 - 68)