Tổng quan về thị trường Nhật Bản và mối quan hệ với Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trường nhật bản (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.4. Tổng quan về thị trường gốm sứ Nhật Bản

2.4.1. Tổng quan về thị trường Nhật Bản và mối quan hệ với Việt Nam

* Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản

Nhật Bản là một đảo quốc, nằm ở phần rìa phía Đơng của lục địa Đơng Á, tiếp giáp với Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Đài Loan, bao gồm khoảng 6852 đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 364.571 km2. Theo số liệu từ website danso.org, dân số Nhật Bản vào khoảng 125,8 triệu người với mật độ dân số 345 người/km2 (năm 2020) và hiện đang đứng thứ 11 trên thế giới.

Vốn được biết đến là đất nước hiếm về tài nguyên thiên nhiên, diện tích đất canh tác ít và hay phải chịu hậu quả của núi lửa, động đất, hầu hết các nguồn nguyên

liệu đầu vào phục vụ cho nền kinh tế như: dầu mỏ, cao su, gang, sắt, thép, ... của Nhật Bản đều đến từ đầu nhập khẩu. Tuy vậy, theo Hồ sơ thị trường Nhật Bản, đất nước này đã vươn lên trở thành cường quốc lớn thứ ba thế giới về kinh tế, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc với năng suất và kỹ thuật tiên tiến, Nhật Bản đạt được những thành tựu này từ một điểm xuất phát hầu như bị phá huỷ hoàn toàn sau chiến tranh, làm nên “Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản” trong những năm 70. Nhật Bản tập trung nhiều vào đầu tư cơng nghệ cao với mục đích đưa nó vào trong cuộc sống hàng ngày, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống cũng như mức sống của người dân 8.

Cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản năm 1990 nổi lên với sự sụp đổ bong bóng tài sản đã tạo ra một thời gian dài đình trệ nền kinh tế, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế Nhật Bản. Đây là yếu tố góp phần làm cho Nhật Bản nhận ra được những thiếu sót của mình trong việc vận hành nền kinh tế từ đó xác định cho mình hướng đi đúng đắn, có những chính sách thiết thực để vực dậy nền kinh tế đang tụt dốc lúc bấy giờ. Kết quả là những năm 2009, nền kinh tế nước này đã cho thấy được bước đầu sự dừng lại của suy thối, khơng thể khơng kể đến các hoạt động sản xuất xuất khẩu của ngành điện máy và ô tô.

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản giai đoạn 2011-2020 (đơn vị tính: %) 2 011 2 01 2 2 01 3 2 01 4 2 01 5 2 01 6 2 01 7 2 01 8 2 01 9 2 02 0 -7.00 -6.00 -5.00 -4.00 -3.00 -2.00 -1.00 0.00 1.00 2.00 3.00 0.02 1.37 2.01 0.30 1.56 0.75 1.68 0.56 0.27 -5.81

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới World Bank, ngay từ năm 2010, nền kinh tế Nhật Bản đã có mức tăng trưởng đạt 4,1%, đây là mức tăng cao nhất kể từ khi bắt đầu có cuộc khủng hoảng bong bóng tài sản, và sau đó là liên tiếp những năm tăng trưởng dương 30. Từ biểu đồ 2.1, có thể thấy, giai đoạn 2011 – 2020, mức tăng trưởng kinh tế lớn nhất đạt 2% vào năm 2013 30.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bùng phát vào nửa cuối năm 2019 gây tác động nặng nề đến nền kinh tế trên tồn thế giới nói chung, và nền kinh tế Nhật Bản cũng khơng ngoại lệ. Có thế thấy ngay lập tức tốc độ tăng trưởng kéo xuống -4.6% vào năm 2020 30. Hầu như các hoạt động kinh tế đều đóng băng, các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, các hoạt động thương mại quốc tế cũng dần trở nên hạn chế hơn. Chính phủ Nhật bản đã tung ra các gói kích thích nhằm xoa dịu tác động của đại dịch, tính đến nay là năm thứ ba bị ảnh hưởng bởi dịch này, kinh tế Nhật Bản có thể nói đã thích ứng được phần nào và được dự báo sẽ sớm khôi phục lại như thời điểm trước dịch.

Vị thế của Nhật Bản với nền kinh tế thế giới càng thể hiện rõ hơn khi đây vẫn là một trong số các quốc gia có nguồn vốn ODA hàng đầu thế giới, và hằng năm đóng góp lớn nhất cho tổ chức Liên Hợp Quốc.

* Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Bảng 2.2. Các mốc trong quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

- Ngày 7/4/2003, bắt đầu thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản - Ngày 14/11/2003, ký kết Hiệp định bảo hộ thúc đẩy và tự do hóa đầu tư Việt – Nhật, tạo cơ sở thuận lợi và thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

- Ngày 25/12/2008, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). VJEPA là một thỏa thuận song phương mang tính tồn diện bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật…VJEPA có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Tuy nhiên, VJEPA không thay thế AJCEP mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.

- Năm 2019: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương: CPTPP - Năm 2020: Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực: RCEP

Nguồn: Hồ sơ thị trường Nhật Bản (2020)

Vị thế của Nhật Bản với nền kinh tế thế giới càng thể hiện rõ hơn khi đây vẫn là một trong số các quốc gia có nguồn vốn ODA hàng đầu thế giới, và hằng năm đóng góp lớn nhất cho tổ chức Liên Hợp Quốc.

Mối quan hệ giao lưu Nhật Bản - Việt Nam đã được hình thành từ nhiều thế kỷ trước. Phố cổ Hội An (Quảng Nam) chính là di sản q báu, điển hình cho mối quan hệ này bởi từ thời phong kiến, rất nhiều tàu buôn của Nhật Bản đã cập cảng Việt Nam để

thông thương. Cho đến ngày nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Nhật Bản và Việt Nam là những người bạn, là đối tác thân thiết và tin cậy của nhau trên nhiều lĩnh vực.

Bảng 2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2016 - 2020 (đơn vị tính: tỷ USD)

Năm Việt Nam xuất khẩusang Nhật Bản Việt Nam nhập khẩutừ nhật bản Tổng kim ngạch XNK

2016 14,68 15,03 29,71

2017

16,841

Tăng 14,8% so với năm 2016 16,592 Tăng 10,1% so với 201615,03 33,434 2018 18,85 Tăng gần 11,82% so với cùng kỳ 2017 19,01 Tăng gần 11,98% so với cùng kỳ năm 2017 37,86 Tăng 11,4% 2019 20,412 19,526 39,938 2020 19,283 20,314 39,625 Nhập siêu gần 1 tỷ Nguồn: Tổng cục Hải quan8

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, năm 2020, Nhật Bản là đối tác kinh tế lớn thứ tư của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt khoảng 40 tỷ USD 8. Từ bảng trên có thể thấy, kim ngạch xuất - nhập khẩu cũng như tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam và Nhật Bản tương đối cân bằng. Theo Hồ sơ thị trường Nhật Bản năm 2020, top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Nhật Bản có kim ngạch đạt 14,6 tỷ USD, chiếm 76% tổng giá trị xuất khẩu các loại mặt hàng. Trong đó, xuất khẩu nhiều nhất là hàng dệt, may, trên 3,5 tỷ USD 8.

Biểu đồ 2.2. Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Nhật Bản năm 2020 (Đơn vị triệu USD)

Hàng dệt, may Phương tiện vận tải và phụ tùng Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác Hàng hóa khác Hàng thủy sản Gỗ và sản phẩm gỗ Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Điện thoại các loại và linh kiện Giày dép các loại Sản phẩm từ chất dẻo 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 3531.3 2376.35 2048.01 1450.37 1433.19 1294.26 971.61 937.75 84 8.41 672.94

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2021

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Việt Nam đạt gần 19,3 tỷ USD, với các mặt hàng chủ lực như: hàng dệt, may; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện… 8. Trong đó, nổi bật lên là 3 nhóm hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đạt kim ngạch trên 2 tỷ: hàng dệt, may đạt 3,53 tỷ với tỷ trọng cao nhất, chiếm 18,31% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Nhật Bản, giảm 11,4% so với năm 2019; tiếp đến là phương tiện vận tải phụ tùng đạt 2,38 tỷ, chiếm 12,32%, giảm 8,09% và máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khách đạt 2,05 tỷ, chiếm 10,62%, tăng 5,56% 8.

* Quan hệ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản

Bên cạnh đó, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và Đầu tư, năm 2020 Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 2 về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Với 4,632 dự án, nâng tổng số vốn FDI đăng ký lên 60,26 tỷ USD (chiếm 15,69% tổng số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam) 3. Nguồn vốn này tập trung vào các vùng như: Thanh Hóa, Hà Nội, Bình Dương, ... cùng với đó là những lợi thế về khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại sẽ góp phần khơng nhỏ đến q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.

Nhờ mối quan hệ khăng khít về cả thương mại và đầu tư đã góp phần thúc đẩy hơn nữa dòng chảy đầu tư và thương mại giữa hai nước, tạo ra những lợi thế nhất định từ việc hưởng ưu đãi về thuế, làm giảm các thủ tục về thương mại và đầu tư cũng như mở ra các cơ hội kinh doanh mới.

Nhìn chung, có thể nói rằng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất. Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, mặc dù cả 2 nước Nhật Bản và Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phòng dịch, song kim ngạch thương mại giữa 2 nước vẫn tăng trưởng ổn định. Sự hỗ trợ lẫn nhau về nguồn vắc-xin, các trang thiết bị y tế, hay chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 10/2020 của nguyên Thủ tướng Nhật Bản Su-ga lại càng thắt chặt hơn nữa tình bằng hữu, quan hệ hợp tác của Việt Nam và Nhật Bản 8.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trường nhật bản (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w