6. Kết cấu của luận văn
1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.4. Tạo động lực làm việc cho người lao động
Vấn đề tạo động lực làm việc cho nhân lực nói chung và cho người lao động trong tổ chức, doanh nghiệp nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như sau:
Robbins và Decenzo (2004) cho rằng: nếu hiểu chức năng lãnh đạo trong quản trị bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy mọi người thực hiện những công việc cần thiết để hồn thành mục tiêu của tổ chức thì tạo động lực làm việc chính là một phần quan trọng trong lãnh đạo nhân viên, giúp khai thác một cách có hiệu quả và triệt để nhân viên trong tổ chức.
Theo Nguyễn Hữu Lam (2006): “tạo động lực là các biện pháp và cách ứng xử của tổ chức và của nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát và tự nguyện của người lao động phấn đấu để đạt được mục tiêu của tổ chức”.
Tác giả Nguyễn Tiệp (2009) đưa ra khái niệm: “Tạo động lực làm việc được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong làm việc”.
Theo Lê Thanh Hà (2012): “Tạo động lực lao động là tổng hợp các biện pháp và cách hành xử của tổ chức, nhà quản lý để tạo ra sự khát khao, tự nguyện của người lao động buộc họ phải nỗ lực, cố gắng phấn đấu nhằm đạt được các mục tiêu mà tổ chức đề ra. Các biện pháp được đặt ra có thể là các địn bẩy kích thích về tài chính, phi tài chính, cách hành xử của tổ chức được thể hiện ở điểm tổ chức đó đối xử lại với người lao động như thế nào”.
Nguyễn Thùy Dung (2015) quan niệm “Tạo động lực làm việc là tổng hợp các biện pháp và cách hành xử của tổ chức, nhà quản lý để tạo ra sự khát khao, tự nguyện của người lao động buộc họ phải nỗ lực, cố gắng phấn đấu nhằm đạt được mục tiêu mà tổ chức đề ra. Các biện pháp đặt ra có thể là địn
bẩy kích thích về tài chính, phi tài chính, cách hành xử của tổ chức được thể hiện ở điểm tổ chức đó đối xử lại với người lao động như thế nào”.
Theo Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016): “Tạo động lực là quá trình xây dựng, triển khai thực hiện và đánh giá các chương trình, biện pháp tác động vào những mong muốn, khát khao của người lao động nhằm thúc đẩy họ làm việc để đạt được các mục tiêu của cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp”.
Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau, song về bản chất cơ bản có thể hiểu: tạo động lực làm việc được hiểu là việc các nhà quản trị vận dụng hệ
thống các chính sách, chương trình, biện pháp quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực làm việc.
Qua khái niệm có thể nhận thấy:
Một là, tạo động lực làm việc chính là việc các nhà quản trị vận dụng hệ
thống các chính sách, biện pháp cách thức quản lý tác động tới người lao động nhằm cho người lao động có động lực trong cơng việc thúc đẩy họ hài lịng hơn với cơng việc và mong muốn có đóng góp cho tổ chức và doanh nghiệp.
Hai là, việc tạo động lực làm việc trong tổ chức sẽ giải quyết lợi ích kép
trong q trình thực hiện cơng việc của người lao động: lợi ích của người lao động và hiệu quả của tổ chức. Đối với người lao động đó là lực đẩy thực hiện công việc tốt hơn, cơ hội thỏa mãn nhu cầu của mình, đồng thời giúp cho người lao động có thể tự hồn thiện mình.
Ba là, các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được năng suất cao khi có những
nhân viên làm việc tích cực, sáng tạo. Điều đó phụ thuộc vào cách thức và phương pháp mà những người quản lý sử dụng để tạo động lực làm việc cho nhân viên. Các nhà lãnh đạo muốn phát triển doanh nghiệp của mình tức là phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ thì phải tìm ra các biện pháp thúc đẩy
nhân viên làm việc hăng say, có hiệu quả và đạt được mục tiêu. Chính vì ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy nên hiện nay vấn đề tạo động lực làm việc cho người lao động đang được các tổ chức, doanh nghiệp hết sức quan tâm.