6. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động
* Nhu cầu và mục tiêu các nhân
Nhu cầu của con người rất đa dạng, phức tạp và không giống nhau, mỗi người lao động sẽ có những nhu cầu ở hình thức và mức độ khác nhau. Vì vậy, động lực của mỗi các nhân cũng là khác nhau. Do vậy, tổ chức muốn tồn tại và phát triển cần phải hiểu rõ được các nhu cầu của người lao động, từ đó tạo điều kiện để thỏa mãn từng mức độ nhu cầu.
Không chỉ mong muốn thỏa mãn các nhu cầu hiện tại, người lao động làm việc cịn vì những mục tiêu trong tương lai, mỗi người lại hướng tới các giá trị khác nhau: thu nhập cao, sự thăng tiến... Những điều mà mỗi các nhân mong muốn khi làm việc trong tổ chức đóng vai trị như là những yếu tố tạo động lực làm việc của họ. Khi người lao động làm việc vì tiền lương thì nhà quản lý nên chú trọng vào các chính sách lương, thưởng, các chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất của người lao động, ngược lại khi người lao động nỗ lực cống hiến nhằm hướng tới vị trí cao trong tổ chức thì nhà quản lý cần có những giải pháp kích thích tinh thần làm việc của người lao động là chủ yếu, khiến người lao động cảm giác mình có uy tín và sự kính trọng trong tổ chức
* Năng lực làm việc
Năng lực làm việc của người lao động quyết định việc hoàn thành và kết quả công việc. Nếu tổ chức giao việc quá phức tạp cho người lao động có năng lực thấp, có thể dẫn đến tâm lý chán nản, tự ti rằng mình khơng làm được việc cho họ. Ngược lại nếu tổ chức giao việc đơn giản cho người có
năng lực cao, sẽ khiến họ cảm giác cơng việc nhàm chán, từ đó mất đi động lực làm việc.
Năng lực của người lao động có được cịn do tổ chức đào tạo, rèn luyện trong q trình lao động. Cơng tác đào tạo thể hiện sự quan tâm của tổ chức tới nhân viên, từ đó tạo niềm tin, sự gắn kết người lao động với tổ chức, tạo cho họ động lực để phát huy khả năng của mình để phục vụ cho tổ chức, đồng thời cũng tạo điều kiện để áp dụng những tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào tổ chức.