Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH MTV cơ khí chính xác 29 (Trang 42)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.4. Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế xã hội

Có rất nhiều yếu tố bên ngồi doanh nghiệp ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho người lao động trong luận văn này tác giả có nghiên cứu các yếu tố sau:

1.4.4.1. Các quy định của pháp luật

Mọi chính sách của nhà nước có liên quan đến lao động đều có thể ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động. Những chính sách về tiền lương (tiền lương tối thiểu, thang bảng lương, cách thức chi trả lương làm thêm giờ.), quy định về thời gian lao động, chính sách khuyến khích sử dụng một loại lao động đặc thù nào đó, các chế độ bảo hiểm xã hội... mà tổ chức bắt buộc phải thực hiện sẽ tác động đến các chính sách của tổ chức và tác động đến động lực của người lao động. Nếu các quy định này có lợi cho người lao động, động lực làm việc tạo ra càng cao và ngược lại. Pháp luật càng nghiêm minh và có hiệu lực cao thì người lao động sẽ càng yên tâm làm việc khi quyền lợi của họ đã được pháp luật bảo vệ.

1.4.4.2. Các điều kiện kinh tế - xã hội

Các yếu tố về kinh tế như chu kỳ kinh tế, xu hướng lạm phát.. đều có thể ảnh hưởng tới các giải pháp tạo động lực. Chẳng hạn, khi nền kinh tế đang lâm vào lạm phát, đa số người lao động sẽ phải cố gắng làm việc cao với động cơ giữ được việc làm, cịn tổ chức buộc phải có những chính sách đảm bảo sự ổn định cơng việc và thu nhập cho người lao động nếu như muốn khắc phục tình trạng bị quan của người lao động trong tình trạng nền kinh tế suy thối. Khi đó, nhu cầu an toàn của người lao động được thỏa mãn và động lực làm việc của họ sẽ cao bởi tổ chức đã cùng chia sẻ rủi ro với họ. Tương tự, việc điều chỉnh tiền lương sao cho tiền lương thực tế của người lao động cao hơn trong thời kỳ lạm phát cũng sẽ tạo cho người lao động cảm giác an tồn, gắn

bó với tổ chức và ham muốn làm việc, cống hiến nhiều hơn.

1.4.4.3. Đặc điểm của thị trường lao động

Đặc điểm thị trường lao động có ảnh hưởng gián tiếp đến việc tạo động lực làm việc. Nếu thị trường lao động đang dư thừa một loại lao động nào đó, những người lao động thuộc loại lao động này đang có việc làm trong doanh nghiệp sẽ thấy thiếu an tồn bởi họ cảm nhận được nguy cơ mất việc làm và ngược lại. Do đó, Doanh nghiệp phải điều chỉnh kế hoạch tạo động lực cho phù hợp để thu hút và giữ chân người lao động.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp: từ Khái niệm, luận văn trình bày những nội dung tạo động lực cho người lao động như: Xác định mục tiêu tạo động lực, xác định nhu cầu tạo động lực làm việc cho người lao động, sử dụng các công cụ tạo động lực và đánh giá kết quả tạo động lực làm việc, luận văn cũng nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp. Đây là khung lý luận cơ bản để tác giả phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp ở các chương sau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT

THÀNH VIÊN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC 29 2.1. Tổng quan về Cơng ty TNHH MTV Cơ khí chính xác 29

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty TNHH MTV Cơ khí chính xác 29

Ngày 13/7/1965 Chính phủ Việt Nam đã ký kết với Chính phủ Trung Quốc về viện trợ và xây dựng cho Việt Nam 08 Nhà máy Quốc phịng, trong đó có cơng trình 6505, tiền thân của Nhà máy Cơ khí chính xác 29 hiện nay.

Ngày 12/8/1976 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 323/TTg phê chuẩn nhiệm vụ của nhà máy và phê duyệt địa điểm xây dựng nhà máy tại Xã Đội Bình - Huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang.

Năm 1978 toàn bộ chuyên gia Trung Quốc rút về nước, trong lúc đó nhiều dây chuyền, máy móc thiết bị đang lắp đặt dở dang đã gây khó khăn lớn đối với nhà máy. Nhưng với tinh thần tự lực, tự cường đội ngũ cán bộ công nhân viên của nhà máy đã tự nghiên cứu lắp đặt những thiết bị dở dang và tự vận hành chạy thử đảm bảo an toàn để làm ra sản phẩm quốc phòng phục vụ cho quân đội theo thiết kế của dây chuyền. Ngồi ra Nhà máy cịn tận dụng và phát huy năng lực của máy móc thiết bị, lao động hiện có tham gia sản xuất hàng kinh tế nhằm tăng doanh thu, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.

Năm 1993, thực hiện Nghị định 338 của Chính phủ về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 350/TTg thành lập lại Nhà máy Cơ khí chính xác 29.

Theo lộ trình đổi mới và phát triển DN, ngày 16 tháng 4 năm 2010 Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1212/QĐ-BQP về việc chuyển đổi Nhà máy Cơ khí chính xác 29 thành Cơng ty TNHH MTV Cơ khí chính xác 29.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Cơng ty đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Ban đầu biên chế của Cơng ty có vài chục CBCNV, nhưng cùng với thời gian lực lượng lao động hiện nay của Cơng ty đã lên đến hàng trăm CBCNV, đủ sức hồn thành nhiệm vụ mà Nhà nước, quân đội giao.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, theo yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của ngành CNQP, được sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Bộ Quốc phịng, Tổng cục CNQP, Cơng ty đã được đầu tư bổ sung một số thiết bị cho dây chuyền sản xuất. Nhờ sự tạo điều kiện và phối hợp của các đơn vị trong và ngoài Tổng cục, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ CBCNV của Công ty qua các thời kỳ, đến nay Công ty đã nghiên cứu, chế thử, sản xuất và sửa chữa được hơn 70 loại sản phẩm quân sự. Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa và nghiên cứu các sản phẩm phục vụ qn đội, Cơng ty cịn tham gia sản xuất các sản phẩm kinh tế có chất lượng phục vụ kinh tế dân sinh.

Hiện nay, Cơng ty là doanh nghiệp hạch tốn độc lập, thuộc Tổng cục CNQP - Bộ Quốc phòng

2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH MTV Cơ khí chính xác 29

Theo Quyết định số 1212/QĐ-BQP ngày 16 tháng 4 năm 2010 của Bộ Quốc phịng Cơng ty cơ khí chính xác 29 có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

* Chức năng:

- Thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng an ninh.

- Là một đơn vị SXKD trực thuộc Tổng cục CNQP. Ngành nghề kinh doanh chính của Cơng ty là nghiên cứu sản xuất và sửa chữa các loại ngòi đạn trang bị cho quân đội huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

* Nhiệm vụ cụ thể:

+ Sản xuất các sản phẩm bằng kim loại; rèn, dập và cán kim loại; gia cơng cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại; đúc sắt thép, đúc kim loại màu.

+ Lắp đặt hệ thống điện; sản xuất thiết bị điện chiếu sáng; sản xuất phụ kiện đường dây điện, dụng cụ y tế, hàng nhựa.

+ Sản xuất các chi tiết và phụ tùng cho xe có động cơ.

Ngồi ra sản phẩm của Cơng ty cịn phục vụ các ngành dân sinh khác trong nền kinh tế quốc dân như: chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, dây chuyền may phục vụ sản xuất các loại túi siêu thị xuất khẩu...

* Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty TNHH một thành viên cơ khí chính xác 29 được trình bày theo Hình dưới đây.

Hình 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Cơng ty TNHH MTV Cơ khí 29

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận được quy định tại Điều lệ Cơng ty. Trong đó, Ban Giám đốc gồm: Chủ tịch kiêm Giám đốc Cơng ty; Chính ủy kiêm Phó Giám đốc Hành chính Hậu cần, Phó Giám đốc Kỹ thuật, Phó Giám đốc Điều độ sản xuất, Phó Giám đốc Kế hoạch Kinh doanh.

Khối các cơ quan nghiệp vụ gồm: Phịng Kế hoạch Kinh doanh, Phịng Chính trị, Phịng Hành chính - Hậu cần, Phịng Tài chính Kế tốn, Phịng Tổ chức Lao động, Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS), Phòng Cơ điện, Phịng Kỹ thuật Cơng nghệ, Ban An tồn, Văn phịng đại diện.

Khối các phân xưởng sản xuất: Phân xưởng Cơ điện, Phân xưởng dụng cụ, phân xưởng dập, phân xưởng Cơ khí, phân xưởng Đúc, Phân xưởng Xử lý bề mặt, phân xưởng Tổng lắp, Xí nghiệp Chế biến Nhựa và gia cơng áp lực, Xí nghiệp Mộc- Xây dựng.

- Giám đốc là người chỉ huy Công ty. Chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật, Bộ Quốc phòng, Tổng cục CNQP, đảng ủy Công ty và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan cấp trên về tất cả các mặt hoạt động của Công ty. Giám đốc Cơng ty có quyền quy định trách nhiệm và quyền hạn cho các cấp quản lý trong Cơng ty.

- Phó Giám đốc Kỹ thuật chịu trách nhiệm chính trước Giám đốc và Đảng ủy Công ty về chỉ đạo công tác kỹ thuật, khoa học công nghệ, huấn luyện đào tạo trong tồn Cơng ty.

- Phó Giám đốc điều độ sản xuất chịu trách nhiệm chính trước Đảng ủy và Giám đốc Cơng ty về công tác điều độ sản xuất, công tác an tồn, mơi trường, cơng tác bảo hộ lao động, công tác chấp hành nội quy, kỷ luật lao động... trong tồn Cơng ty.

- Trưởng Phịng Kế hoạch chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, lãnh đạo Công ty và sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan cấp trên về tổ chức thực hiện các nội dung về công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác tạo nguồn hàng, tổ chức điều hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, công tác đảm bảo

vật tư, quản lý kho tàng, công tác vận tải.

- Trưởng Phòng Tổ chức Lao động chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, lãnh đạo Công ty và sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan cấp trên về công tác tổ chức lực lượng, lao động, tiền lương, huấn luyện đào tạo, cơng tác chính sách BHXH, cơng tác định mức lao động.

- Trưởng Phịng Tài chính Kế tốn chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, lãnh đạo Công ty và sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan cấp trên về tổ chức công tác quản lý tài chính, tổ chức hạch tốn nội bộ Cơng ty đảm bảo chặt chẽ, chính xác, an tồn.

- Trưởng Ban An toàn chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, lãnh đạo Công ty và sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan cấp trên về cơng tác kiểm tra an tồn bất thường, kiểm tra định kỳ việc chấp hành quy phạm an tồn, phịng chống cháy nổ. Ngừng dây chuyền sản xuất khi phát hiện trang thiết bị, máy móc khơng đảm bảo an tồn; thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền an tồn, vệ sinh cơng nghiệp.

- Trưởng Phịng Kỹ thuật Cơng nghệ chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, lãnh đạo Công ty và sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan cấp trên về công tác tổ chức quản lý công tác kỹ thuật sản xuất (bảo đảm tài liệu kỹ thuật cho sản xuất; Phối hợp giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật trong q trình sản xuất, cải tiến cơng nghệ sản xuất; …) xây dựng, ban hành hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật; xây dựng và ban hành quy trình cơng nghệ sản xuất quốc phòng đáp ứng phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng; nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, chế thử sản phẩm mới, hợp lý hóa sản xuất, năng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm quốc phòng.

- Trưởng Phòng Cơ điện chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, lãnh đạo Công ty và sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan cấp trên về việc cân đối nhu cầu máy móc, thiết bị trong tồn Cơng ty đáp ứng u cầu cho sản xuất; lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, kiểm định an toàn thiết bị trong tồn Cơng ty;

Tổ chức quản lý thiết bị và năng lượng, điện, nước, khí nén. Đảm bảo cơng tác kỹ thuật an tồn thuộc lĩnh vực máy móc, thiết bị.

- Trưởng Phịng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, lãnh đạo Công ty và sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan cấp trên về công tác tổ chức quản lý và kiểm tra chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm; tổ chức công tác nghiệm thu, kiểm tra vật tư đầu vào, bán thành phẩm và nghiệm thu sản phẩm quốc phòng xuất xưởng; quản lý chung hệ thống quản lý chất lượng ISO.

- Trưởng Phịng Hành chính - Hậu cần chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, lãnh đạo Công ty và sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan cấp trên về cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ, thông tin; Quản lý và triển khai công tác doanh trại, đất quốc phịng; cơng tác bảo vệ trật tự trị an đơn vị; công tác vệ sinh môi trường; công tác phịng chống cháy nổ; cơng tác qn y, nhà trẻ; quy hoạch đầu tư, kế hoạch xây dựng cơ bản.

- Trưởng văn phòng đại diện: Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, lãnh đạo Công ty về việc đại diện cho Công ty thực hiện giao dịch, trao đổi thông tin với các đối tác, cơ quan, tổ chức có quan hệ với Nhà máy trong mọi lĩnh vực, hoạt động, công tác của Công ty.

- Giám đốc Xí nghiệp là người chỉ huy Xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Chỉ huy Công ty và sự chỉ đạo chuyên môn của cơ quan cấp trên về mọi mặt hoạt động của Xí nghiệp. Chỉ huy, quản lý xây dựng Xí nghiệp vững mạnh tồn diện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Quản đốc Phân xưởng là người chỉ huy phân xưởng, chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Chỉ huy Công ty và sự chỉ đạo chuyên môn của các cơ quan chức năng Công ty về mọi mặt hoạt động của phân xưởng. Quản lý, chỉ đạo, xây dựng Phân xưởng vững mạnh và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty

định chỗ đứng của mình, chủ động khắc phục khó khăn để hồn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Thông qua việc xác định tỷ trọng của các loại tài sản, nhân viên để đánh giá cơ cấu phù hợp với đặc thù của Công ty, là một doanh nghiệp sản xuất cơ khí 100% vốn nhà nước và hiện đang được đầu tư triển khai một số dự án nhằm mở rộng sản xuất với quy mô lớn.

Công ty thực hiện quản lý chặt chẽ và hạch toán chi tiết các nguồn vốn theo đúng quy định. Việc huy động và sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước và Bộ Quốc phòng, nguồn tự huy động cho các cơng trình, dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất đều được báo cáo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơng ty chấp hành nghiêm quy định về triển khai các dự án thuộc chương trình cơng nghiệp quốc phịng, trên cơ sở dự tốn ngân sách được Bộ Quốc phòng giao, chủ động đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tài sản được hình thành từ đầu tư, mua sắm được quản lý chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ trình tự thủ tục, hồ sơ thanh quyết tốn; tài sản được quản lý đúng nguyên tắc, sử dụng đúng mục đích.

Cơng ty được Bộ Quốc phịng quan tâm, chỉ đạo sát sao và chấp hành nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng đất quốc phịng, khơng có các hợp đồng cho thuê, liên doanh, liên kết vào mục đích kinh tế.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH MTV cơ khí chính xác 29 (Trang 42)