Nhóm giải pháp liên quan đến tạo động lực làm việc thông qua đãi ngộ

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH MTV cơ khí chính xác 29 (Trang 98 - 107)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện tạo động lực làm việc cho người lao

3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến tạo động lực làm việc thông qua đãi ngộ

đãi ngộ phi tài chính

a) Hồn thiện cơng tác phân tích cơng việc làm cơ sở đánh giá thực hiện cơng việc.

Đây có thể coi là giải pháp then chốt để nâng cao tính tích cực lao động của NLĐ Cơng ty TNHH MTV Cơ khí chính xác 29 hiện nay.

Xây dựng bảng mơ tả cơng việc

ban từ đó có sự phân công, sắp xếp nhân sự hợp lý tránh thừa thiếu nhân sự. Bên cạnh đó bản mơ tả cơng việc giúp NLĐ hình dung mình cần làm gì và có trách nhiệm, quyền hạn gì.

Xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện cơng việc

Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc là cơ sở để người cán bộ nghiên cứu thực hiện cơng việc, nó cịn là căn cứ để đánh giá q trình thực hiện cơng việc là cơ sở để trả lương, thưởng cán bộ, Phịng Hành chính nhân sự là đơn vị chức năng của Cơng ty TNHH MTV Cơ khí chính xác 29, cần sớm xây dựng bản tiêu chuẩn công việc cho từng vị trí việc làm.

Đánh giá thực hiện cơng việc

Cơng ty TNHH MTV Cơ khí chính xác 29 cần hồn thiện hơn nữa cơng tác đánh giá thực hiện cơng việc vì đây là một hoạt động hết sức quan trọng không thể thiếu trong công tác tạo động lực làm việc cho NLĐ và đánh giá theo định kỳ.

Để đánh giá thực hiện cơng việc một cách khách quan, đạt hiệu quả, chính xác, Cơng ty nên tổ chức đánh giá “đa kênh":

Cán bộ viên chức tự đánh giá. Cấp trên đánh giá cấp dưới. Cấp dưới đánh giá cấp trên. Đánh giá chéo: các cán bộ làm việc cùng nhau đánh giá lẫn nhau.

Đồng thời Công ty phải thiết kế phiếu đánh giá xác định các tiêu chí đánh giá rõ ràng. Sau khi đánh giá thực hiện công việc, Công ty cần phải áp dụng triệt để kết quả đánh giá vào việc trả lương, thưởng, kỷ luật...Như vậy cán bộ mới yên tâm thực hiện công việc và thấy được khả năng thực hiện cơng việc của mình đang ở mức nào. Thực hiện đánh giá cơng bằng sẽ tạo động lực làm việc cho cán bộ trong Công ty.

b) Cải thiện môi trường làm việc phù hợp Xây dựng thời giờ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

Công ty đã xây dựng được một chế độ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi khá hợp lý theo quy định của pháp luật Nhà nước. Tuy nhiên với tính đặc thù là doanh nghiệp sản xuất. Công ty phải làm việc hết công suất, tăng ca, làm thêm giờ liên tục để đảm bảo đủ lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường đặc biệt là những giai đoạn các đơn hàng lớn và đơn hàng liên tục. Những giai đoạn căng thẳng như vậy sẽ rất dễ gây ra mệt mỏi cho người lao động.

Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý ở đây có nghĩa là nó nằm trong giới hạn chịu đựng cho phép về thể lực và tinh thần của người lao động, phù hợp với đặc trưng cơng việc và vẫn đảm bảo uy tín của Cơng ty.

* Thời giờ làm việc.

Công ty vẫn luôn áp dụng chế độ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật lao động. Một ngày làm việc bình thường khơng q 8 tiếng. Trong những trường hợp do tính chất sản xuất, thời vụ, tăng ca mà phải phân bố lại thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần hoặc trong tháng, lãnh đạo Cơng ty phải thống nhất với Cơng đồn cơ sở trên cơ sở ký kết thỏa ước lao động tập thể và nguyên tắc chung không quá 8h/ngày và 48h/tuần.

Tại thời điểm bắt đầu ngày làm việc, người lao động phải có mặt tại địa điểm sản xuất công tác và bắt tay vào thực hiện công việc của mình, đến khi hết giờ làm việc mới được rời khỏi nơi làm việc. Trường hợp làm việc theo ca, khi hết giờ làm việc mà chưa có người đến nhận ca thì cơng nhân khơng được phép tự tiện tắt máy bỏ ra về mà phải báo cáo với tổ trưởng, quản đốc để xử lý.

Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân làm ở khu vực độc hại hoặc do sinh lý của cơ thể con người lao động nữ thời kỳ mang thai, ốm nghén... thì rút ngắn thời gian làm việc của ngày bình thường mà vẫn hưởng nguyên lương.

Thời giờ làm việc vào ban đêm (ca 3) được bắt đầu từ 23h đến 7h sáng hôm sau. Trước khi vào ca làm việc người lao động được ăn đêm để bảo đảm

sức khỏe, thể lực.

* Thời giờ làm thêm.

Do tính chất sản xuất sản phẩm, tăng ca làm thêm giờ liên tục. Ban lãnh đạo Cơng ty có thể u cầu người lao động tăng ca sản xuất, làm thêm giờ. Số giờ làm thêm do Ban lãnh đạo và người lao động thỏa thuận nhưng không quá 4h/ngày, 200h/năm và thực hiện trả lương, các chế độ làm thêm giờ theo quy định của pháp luật Nhà nước.

* Thời giờ nghỉ ngơi.

Công ty áp dụng chế độ nghỉ ngơi giữa ca 30 phút đối với cơng nhân viên làm việc bình thường 8h/ngày, 45 phút đối với người lao động làm ca đêm

Mỗi tuần cơng nhân sản xuất phải được nghỉ ít nhất 24h liên tục để phục hồi sức khỏe. Công ty phải luôn áp dụng các chế độ nghỉ ngơi hợp lý và linh hoạt.

* Những chính sách ưu tiên đối với lao động nữ.

- Ngoài các chế độ theo đúng bộ luật lao động áp dụng cho lao động nữ thì tại Cơng ty nên áp dụng thêm các biện pháp như sau:

- Lao động nữ khi có thai hoặc trong 03 ngày có kinh nguyệt được nghỉ thêm 15 phút/ngày. Thời gian này được tính vào thời gian làm việc.

- Lao động nữ khi mang thai được làm việc trong tư thế ngồi có ghế tựa lưng hoặc được điều chuyển vào những vị trí cơng việc đảm bảo tiếng ồn, khói bụi,... khơng ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé.

- Lao động nữ khi có thai trịn 13 tuần trở lên được bồi dưỡng thêm 01 hộp sữa tươi tiệt trùng 180ml/ngày, làm thêm từ trên 03h/ngày được cấp phát thêm 01 hộp.

* Xây dựng bầu khơng khí tâm lý thuận lợi trong tập thể lao động

đó có một ý nghĩa quan trọng, nó quyết định sự phát triển, đồn kết hay xung đột của các thành viên trong tập thể đó. Trong hoạt động sản xuất bầu khơng khí tâm lý là nhân tố thúc đẩy hay kìm hãm năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hay nói cách khác nó ảnh hưởng gián tiếp tới năng suất lao động của tập thể.

Thực tế hiện nay bầu khơng khí tâm lý trong Cơng ty rất tốt, mọi người vui vẻ thân thiện với nhau, quan hệ cấp trên cấp dưới đều rất thuận lợi. Tuy nhiên để duy trì tình trạng tốt như hiện nay là một vấn đề khơng nhỏ, bởi vì về lâu dài trong quá trình sản xuất và giao tiếp, mối quan hệ xã hội giữa con người với con người không thể không xảy ra xung đột. Cơng ty cần duy trì tốt việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp như hiện nay. Các hoạt động tập thể như tọa đàm, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao cần được tích cực phát huy hơn nữa. Để xây dựng một bầu khơng khí tâm lý làm việc thuận lợi, an tồn và thân thiện cho tồn Cơng ty thì trước hết phải xây dựng được một bầu khơng khí tâm lý tốt đẹp, thân thiện trong từng tập thể lao động. Khi trong một tập thể lao động nhất định có tâm lý tốt, thân thiện, có tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong cơng việc, lúc đó kết quả thực hiện cơng việc của tập thể đó sẽ cao hơn. Việc tổ chức giao lưu giữa các tổ đội sản xuất giúp cho người lao động của Cơng ty xích lại gần nhau, các cá nhân lao động hiểu được nhau hơn, từ đó họ có thể dãi bày hồn cảnh, tâm tư, nguyện vọng, học hỏi kinh nghiệm làm việc từ đồng nghiệp.

Mặt khác bầu khơng khí tâm lý trong tập thể lao động cũng bị ảnh hưởng rất lớn từ người lãnh đạo. Người lãnh đạo cần phải biết đánh giá, khen thưởng, xử phạt khách quan, đúng mức, Công ty phân minh với các thành viên, tạo cho họ cảm thấy được tơn trọng, được đối xử cơng bằng thì mọi người sẽ hăng hái làm việc với năng suất cao. Lãnh đạo Công ty không nên thấy bầu tâm lý làm việc trong Công ty rất tốt mà lơ là việc quan sát tâm lý cá

nhân người lao động. Người quản lý phải luôn luôn quan sát, lắng nghe và thấu hiểu mọi tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Trong tập thể sản xuất ít hay nhiều cũng có xung đột giữa các cá nhân trong tập thể, có thể xung đột đó là do bất đồng quan điểm trong cơng việc hoặc cũng có thể là những bất đồng trong quan hệ xã hội... người quản lý phải kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục xung đột để lấy lại bầu khơng khí tâm lý tốt nhất.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Khi NLĐ làm việc trong tổ chức thì họ ln mong muốn được làm việc, được quan tâm, được thể hiện cái “tơi” của riêng cá nhân mình trước tập thể. Với những doanh nghiệp nào mà người lao động phát huy được cái “tơi” riêng ấy thì sẽ làm cho người lao động có cảm nhận về vị trí và chỗ đứng của mình trong tổ chức. Thơng qua các phong trào đồn thể được phát động tồn Cơng ty, người lao động mới có điều kiện tiếp xúc với nhau nhiều hơn. Chính vì vậy, Công ty nên tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, giao lưu văn hóa văn nghệ, hoạt động thể thao, để qua đó giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Khi có cơ hội tiếp xúc với nhau nhiều lần, mối quan hệ giữa những người lao động với nhau càng thêm gần, thân thiết. Đây là tiền đề rất quan trọng để thúc đẩy nhân viên làm việc hưng phấn hơn, nâng cao được chất lượng làm việc cho nhân viên.

Một nguyên tắc là người lãnh đạo phải hịa mình, sống cùng với tập thể thì mới tạo được niềm tin, tạo ra được sự thân thiện - khơng có khoảng cách giữa người lãnh đạo và nhân viên. Nên có cơng tác kiểm tra thời gian làm việc của nhân viên, hiện tại mới chỉ có nhân viên văn phịng của Cơng ty là có chấm cơng theo máy điện tử. Cách chấm cơng này rất công bằng, hợp lý, khách quan, nên nhân rộng ra tồn bộ Cơng ty để mọi người đều thấy được sự công bằng trong cung cách quản lý của Cơng ty. Bên cạnh đó giữa NLĐ đối xử với nhau cũng phải hịa đồng, tương trợ giúp đỡ nhau.

c) Bố trí và sử dụng lao động phù hợp

Công ty cần quan tâm hơn nữa đến mong muốn của người lao động về cơng việc, vì mỗi người phải có hứng thú với cơng việc mà họ làm thì kết quả mới được tốt.

Sử dụng và bố trí nhân lực cho phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của người lao động tạo điều kiện để người lao động phát huy hết khả năng của mình.

Đối với người lao động làm việc lâu năm nên tìm cách duy trì hứng thú làm việc thơng qua cơng việc mới hay cơng việc có tính thách thức.

Tạo điều kiện cho đội ngũ lao động trẻ nói riêng và người lao động nói chung có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

Thêm vào đó Ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, chia sẻ và giải quyết những khó khăn vướng mắc mà người lao động gặp phải trong công việc.

d) Nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo và cơ hội thăng tiến

Trong q trình sử dụng NLĐ, Cơng ty cần có sự quan tâm hơn đến chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty.

Trong giai đoạn phát triển ngày nay, yêu cầu thay đổi của tự thân mỗi người cho phù hợp với những cái mới, trong điều kiện mới là một điều tất yếu. Việc trang bị những kiến thức mới về khoa học công nghệ, về chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề là cách tốt nhất để mỗi cá nhân cũng như tổ chức có thể khẳng định được mình. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, Cơng ty có thể đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề hay các kỹ năng mềm phục vụ công việc để nâng cao khả năng đảm nhiệm công việc của NLĐ. Có nhiều hình thức để nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng cho NLĐ. Chẳng hạn như: đào tạo, bồi dưỡng trong và ngồi Cơng ty bằng cách th chuyên gia đào tạo hoặc đơn giản như kèm cặp hướng dẫn...

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển cho đội ngũ NLĐ, trong thời gian tới Cơng ty cần có điều chỉnh hợp lý về cơng tác đào tạo cho phù hợp:

Công ty cần đưa ra kế hoạch đào tạo hợp lý dựa vào nhu cầu của tổ chức và nhu cầu cá nhân NLĐ. Công ty nên quan tâm tới nhu cầu đào tạo của các NLĐ trẻ nhất vì họ có sức trẻ, có nhiệt huyết, có khả năng tiếp thu nhanh nhạy và ứng dụng thực tế những kiến thức được đào tạo và họ cũng là những cán bộ chủ chốt của Cơng ty trong tương lai. Bên cạnh đó Cơng ty đào tạo cả những cán bộ có thâm niên vì họ đã có kinh nghiệm sau này họ vẫn có thể làm cố vấn cho những cán bộ trẻ.

Hình thức đào tạo cũng cần được lựa chọn sao cho hợp lý, phải dựa trên nhu cầu thực tế của Cơng ty. Cơng ty có thể mời các chun gia giỏi về hướng dẫn tại các buổi hội thảo. Một số vị trí quản lý, Cơng ty nên cử họ đi học tập ở nước ngồi để nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học hiện đại và học hỏi kinh nghiệm của quốc tế.

Có thể tăng cường việc đưa cán bộ trẻ ln chuyển cơng tác tại nhiều vị trí để nắm bắt nghiệp vụ, qua đó cũng phát hiện để bồi dưỡng đào tạo thêm về năng lực, sở trường, kiến thức để đưa vào quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo trong tương lai.

Cùng với công tác đào tạo và phát triển Cơng ty cũng cần phải có kế hoạch sử dụng lao động sau đào tạo một cách nhanh chóng và hiệu quả. Kế hoạch sử dụng lao động sau đào tạo phải thực hiện ngay từ khi xây dựng chương trình đào tạo. NLĐ sau khi được đào tạo sẽ có kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc đạt năng suất hiệu quả cao vậy Công ty phải khai thác NNL sau đào tạo tối đa, hợp lý tránh những lãng phí về chi phí đào tạo.

e) Sẵn sàng ứng phó với các trường hợp bất khả kháng do thiên tai dịch bệnh…

Thứ nhất, xây dựng hệ thống hỗ trợ tốt cho quá trình lao động

Trang bị, bổ sung đầy đủ các thiết bị, cơng cụ đặc thù hỗ trợ cho q trình làm việc của người lao động. Ví dụ như quần áo bảo hộ, khẩu trang và các thiết bị cần thiết…Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp quanh khu vực làm việc, hạn chế ảnh hưởng của bụi bẩn, ơ nhiễm từ bên ngồi.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại để người lao động được làm việc trong môi trường tốt, tránh được những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Thứ hai, Cơng ty TNHH MTV Cơ khí chính xác 29 cần rà soát, thống kê

về thực trạng, nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào, đề xuất các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất trong nước; dự báo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; có biện pháp bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh và phương án tổ chức sản xuất, phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; củng cố thị trường nội địa, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh;

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH MTV cơ khí chính xác 29 (Trang 98 - 107)