1.1 .Cho vay kháchhàng cá nhân của Ngân hàng thương mại
1.1.4 .Phân loại chovay kháchhàng cá nhân
Để có thể quản lý tốt cho vay KHCN cần thiết phải phân loại cho vay. Có nhiều tiêu thức để phân loại một khoản cho vay, dưới đây tôi xin đề cập phân loại theo một số tiêu chí sau:
Căn cứ vào mục đích vay
Cho vay KHCNnhằm phục vụ mục đích cư trú: cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. Đặc điểm của khoản vay này là thời gian dài và quy mô vay là lớn.
Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đíchtiêu dùng: cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng sinh hoạt, du lịch, học hành, giải trí, chữa bệnh,... Đặc điểm của khoản vay này là quy mô nhỏ, thời gian ngắn, rủi ro thấp hơn cho vay phục vụ mục đích cư trú.
Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh: cho vay để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh nhỏ ở từng cá nhân, hộ gia đình, vay để bn bán sản xuất kinh doanh,... Đặc điểm của các khoản cho vay này là thời hạn vay ngắn phụ thuộc vào mặt hàng kinh doanh,qui mô khoản vay tuỳ thuộc vào phương án kinh doanh của khách hàng, rủi ro của khoản cho vay này rất cao, và có khả năng xảy ra rủi ro đạo đức.Tuy nhiêu nếu ngân hàng quản lý thường xuyên hoạtđộng kinh doanh của khách hàng thì rủi ro sẽ hạn chế.
Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay KHCN trả một lần khi đáo hạn: Là các khoản vay ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời và được thanh toán một
lần khi khoản vay đáo hạn. Qui mơ của món vay là tương đối nhỏ, các khoản vay trả một lần thường ngắn hạn và được dùng để chi trả cho các chuyến đi nghỉ, mua các dụng cụ gia đình hoặc sửa chữa ơ tơ, nhà ở... Rủi ro các món vay này là khơng lớn.
Nếu quy mơ khoản vay lớn sẽ có rủi ro cao, do đặc điểm của khoản vay này là trả cuối kỳ, nguồn trả chủ yếu từ việc bán tài sản khác hoặc nguồn trả nợ khác gặp khókhăn khiđó kế hoạch trả nợthayđổi, điểnhình khithị trương bất động sản biến động, hoặc nền kinh tế gặp khó khăn.
Cho vay trả góp: Là khoản cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn được thanh toán làm hai hoặc nhiều lần liên tiếp (thường theo tháng hoặc quý). Khoản cho vay được trả làm nhiều lần theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, phương thức này được dùng để tài trợ cho việc mua sắm các vật dụng đắt tiền như mua ô tô, mua nhà,... hoặc để tài trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh, thuê cửa hàng, mua sắm các tài sản khác...Hình thức cho vay này được chia nhỏ thành: cho vay trả gốc và lãi hàng tháng đều nhau (niên kim cố định), trả gốc hàng tháng bằng nhau, lãi trả theo số dư gốc (niên kim không cố định), hoặc trả lãi hàng kì, gốc trả cuối kì.
Cho vay theo thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng ngân hàng cũng như các loại thẻ thanh tốn khác đã nhanh chóng được chấp nhận sử dụng, thẻ tín dụng cung cấp một dịng tín dụng thường xun và quay vịng mà khách hàng có thể sử dụng bất cứ khi nào họ có nhu cầu. Những người sử dụng thẻ tín dụng có thể vay trả dần hoặc trả một lần vì họ có thể tính tiền mua hàng vào tài khoản thẻ tín dụng của mình. Trong tương lai thẻ tín dụng sẽ rất phát triển bởi công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho những người sở hữu thẻ tín dụng có thể tiếp cận đến một số lượng lớn các dịch vụ tài chính, bao gồm cả tài khoản tiết kiệm và tài khoản thanh tốn cũng như hạn mức tín dụng.
Cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi: Khi khách hàng có một tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, khách hàng có thể chi vượt một giới hạn nhất định so với số tiền có trên tài khoản của mình trong một khoản thời gian xác định. Khikhách hàng có tiền gửi vào tài khoản, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi của khách hàng. Vì hoạt động kinh doanh, hay nhu cầu mua sắm của khách hàng không phải bao giờ cũng được dự
đốn trước nên hình thức thấu chi tạo ra sự thuận lợi và linh hoạt hơn cho khách hàng trong q trình thanh tốn. Tuy nhiên khơng phải khách hàng nào cũng được sử dụng dịch vụ này của ngân hàng, đó phải là những khách hàng độ tin cậy cao, thu nhập ổn định, kì thu nhập ngắn để ngân hàng đảm bảo khoản thấu chi được thu hồi
Căn cứ vào hình thức cho vay Cho vay gián tiếp
Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho KHCN của họ, theo hình thức này ngân hàng cho vay thơng qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
Ưu điểm:NHTM dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay, tiết kiệm và giảm được các chi phí khi cho vay, mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của ngân hàng.
Hạn chế:Cácngân hàng thươngmạikhicho vaykhôngtiếpxúctrực tiếp với khách hàng mà thơng qua các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hố, dịch vụ, nhất là trong việc lựa chọn khách hàng, tiêu chí lựa chọn của doanh nghiệp và ngân hàng khơng giống nhau. Thiếu sự kiểm soát của Ngân hàng cả trước, trong và sau khi vay vốn, khi doanh nghiệp thực hiện bán lẻ hàng hoá và dịch vụ. Kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ của hình thức cho vay này rất phức tạp.
Cho vay trực tiếp: Là hình thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay hoặc thu nợ.
Ưu điểm:Việc cho vay tiến hành trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng do vậy ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinh nghiệm, và kĩ năng của cán bộ tín dụng, do đó các khoản vay này thường có chất lượng cao hơn so với cho vay gián tiếp thông qua các doanh nghiệp bán lẻ.
Cán bộ tín dụng khi cho vay đặc biệt coi trọng đến chất lượng các khoản vay, song doanh nghiệp bán lẻ hàng hoá, dịch vụ thường coi trọng nhiều đến việc tăng doanh số bán hàng hơn là chất lượng các khoản vay, hơn nữa các doanh nghiệp thường đưa ra quyết định cho vay một cách nhanh chóng, nên dẫn đến tình trạng có những
khoản cho vay cấp ra khơng chính đáng, ngược lại có thể từ chối khách hàng tốt của mình, như vậy hình thức này đã khắc phục nhược điểm này nếu cho vay gián tiếp.
Hình thức cho vay trực tiếp linh hoạt hơn hình thức cho vay gián tiếp, vì khi quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng sẽ xử lý tốt các phát sinh, hơn nữa có khả năng làm thoả mãn quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng.
Cho vay trực tiếp với đối tượng khách hàng là rất rộng do đó việc đưa ra các dịch vụ, tiện ích mới là rất thuận lợi, đồng thời là hình thức để tăng cường và quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với kháchhàng.
Hạn chế: Việc mở rộng và tăng doanh số cho vay khơng thuận lợi bằng hình thức cho vay KHCN gián tiếp. Do cán bộ ngân hàng phải làm việc trực tiếp với khách hàng nên ngân hàng tốn nhiều thời gian và chi phí so với hình thức cho vay gián tiếp, nhất làkhi lượng khách hàng đến đơng cùng một thời gian sẽ gây khó khăn cho ngân hàng.
Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay:
Cho vay có tài sản bảo đảm: tài sản đảm bảo là bất động sản, động sản... hình thành từ vốn vay hoặc tài sản thuộc sở hữu của khách hàng trước khi vay vốn của ngân hàng. Tài sản bảo đảm làm tăng tính an tồn cho khoản vay do ngân hàng có thể tạo áp lực để buộc khách hàng phải trả nợ hoặc trong tình huống xấu nhất khách hàng khơng trả được nợ thì việc phát mại tài sản bảo đảm cũng giúp giảm bớt tổn thất cho Ngân hàng. Cho vay có tài sản đảm bảo lại được chia thành hai loại:
Loại 1 bao gồm các tài sản thuộc sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của chính khách hàng. Có thể chia các hình thức đảm bảo của loại này thành hai loại nhỏ sau:
Cho vay cầm cố làhình thức ngân hàng cho khách hàng vay tiền với điều kiện là khách hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian đã cam kết. Danh mục và điều kiện của tài sản cầm cố được ngân hàng quy định cụ thể dựa trên quy định của pháp luật và chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Các tài sản cầm cố thường là các tài sản mà ngân hàng có thể kiểm sốt và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nắm giữ không ảnh
hưởng đến quá trình hoạt động của khách hàng chẳng hạnnhư: các giấy tờ có giá, ngoại tệ mạnh, kim loại quý,...
Cho vay thế chấp là hình thức mà người vay phải chuyển toàn bộ các giấy tờ chứng nhận sở hữu hoặc sử dụng các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết. Đối với thế chấp bằngtài sản thì những tài sản mang thế chấp thường là bất động sản như nhà cửa, quyền sử dụng đất,...hoặc là những động sản mà người vay vẫn cần sử dụng như ô tô, xe máy,...Việc thế chấp bằng tài sản cho phép người nhận tài trợ tiếp tục được sử dụng tài sản trongthời gian vay.
Loại 2 Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng khơng có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đó khơng đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng thì ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng chính tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng làm vật đảm bảo. Để đảm bảo khách hàng không bán tài sản hoặc sử dụng không cẩn thận làm giảm giá trị của tài sảnđược hình thành từ nguồn tài trợ, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải cam kết bảo quản tài sản, mua bảo hiểm và người thụ hưởng là ngân hàng, đồng thời chuyển toàn bộ giấy tờ sở hữu cho ngân hàng.
Cho vay khơng có tài sản bảo đảm:Là cho vay dựa trên uy tín (tín chấp) hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, khơng có tài sản bảo đảm. Ngân hàng lựa chọn các khách hàng có uy tín và khả năng trả nợ tốt để cho vay. Ngân hàng cho khách hàng vay tiền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên cơ sở tín chấp lương, chủ yếu được áp dụng đối với khách hàng có thu nhập ổn định, thu nhập ngoài việc trang trải các chi tiêu thường xun cịn có một phần tích luỹ để trả nợ vay (cơng chức, viên chức trong biên chế nhà nước, nhân viên có hợp đồng lao động dài hạn,...), ngồi ra thu nhập hình thành từ sản xuất kinh doanh cũng có thể được xem xét dùng làm nguồn trả nợ.Hình thức này phù hợp với những khoản vay giá trị không lớn, thời hạn vay ngắn
Phân loại theo thời hạn khoản vay
Ngắn hạn: cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, chủ yếu nhằm mục đích tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng
vốn ngắn hạn của cá nhân, hộ sản xuất. Ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc cho vay gián tiếp, cho vay theo món hoặc theo hạn mức, có hoặc khơng có đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển.
Trung và dài hạn: cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm thì được xếp vào danh mục khoản vay trung hạn và từ 5 năm trở nên là các khoản cho vay dài hạn. Các khoản vay này thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ cho vay của các NHTM, chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạt động cho vay đem lại.