.Chỉ tiêu đánh giá chất lượng chovay kháchhàng cá nhân

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 33 - 48)

1.2.2.1.Xét từ góc độ ngân hàng

Thứ nhất số lượng khách hàng cá nhân

- Số lượng khách hàng là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng tính trọng một khoảng thời gian xác định.

*Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân

Số lượng khách hàng tăng hay giảm so với năm trước được xác định bằng công thức:

Tốc độ tăng trưởng số

lượng khách hàng cá nhân = Tổng số lượng khách hàng năm N Tổng số lượng khách hàng năm N -1 Chỉ tiêu này cho biết số lượng khách hàng tăng hay giảm qua các năm là bao nhiêu %. Nếu số lượng khách hàng tăng thì chỉ tiêu này mang dấu dương và ngược lại. Số lượng khách hàng vay càng lớn và mức tăng số lượng khách hàng vay cá nhân dương, năm sau lớn hơn năm trước sẽ phản ánh được sự phát triển về quy của cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng đó. Thơng qua đó ngân hàng đánh giá khách hàng mục tiêu để giới thiệu sản phẩm phù hợp, thực hiện các tiếp cận, bán chéo sản phẩm cho khách hàng cá nhân giúp các NHTM thu hút, mở rộng thêm đối tượng khách hàng.

Số lượt khách hàng: là số lần mỗi khách đến giao dịch với ngân hàng trong một năm. Khi số lượt khách này tăng lên thì nó thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng và hoạt động CVKHCN của ngân hàng được đẩy mạnh.

Thứ hai doanh số cho vay khách hàng cá nhân và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay KHCN

Doanh số cho vay khách hàng cá nhân là tổng số tiền mà ngân hàng đã cấp cho khách hàng cá nhân cho vay trong một kỳ nhất định. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân phản ánh khái quát tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng trong một thời kì nhất định. Gắn liền với doanh số cho vay khách hàng cá nhân là các chỉ tiêu: mức tăng/giảm doanh số cho vay và tốc độ tăng trường doanh số cho vay. Nếu trong năm nay doanh số cho vay khách hàng cá nhan của NH lớn, cao hơn so với năm trước thì điều đó cho thấy hoạt động CVTD khách

hàng cá nhân của ngân hàng đã được mở rộng hơn và có sự tăng trưởng so với thời kì trước đó. Hai chỉ tiêu để biểu hiện mức độ tăng doanh số cho vay khách hàng cá nhân là tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân. Mức độ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân được xác định theo công thức:

*Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay KHCN Tốc độ tăng trưởng

doanh số cho vay khách hàng cá nhân

(%)

=

Doanh số cho vay khách hàng năm N

Doanh số cho vay khách hàng năm N -1

Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay khách hàng cá nhân năm sau tăng so với năm trước bao nhiêu phần trăm và giá trị tăng thêm là bao nhiêu. Nếu mức độ gia tăng càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng càng phát triển. Khi so sánh tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân qua các kỳ bằng chỉ tiêu trên có thể để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Giá trị này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng chưa hiệu quả.

Thứ ba: Dư nợ cho vay KHCN và Tôc độ tăng trưởng dư nợ cho vay

KHCN

*Dư nợ cho vay KHCN

Dư nợ cho vay KHCN đối với ngân hàng là tổng số tiền ngân hàng hiện còn đang cho KHCN vay vào thời điểm cuối kỳ báo cáo (năm tài chính). Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động cho vay KHCN của một ngân hàng. Dư nợ cho vay KHCN càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng ngày càng phát triển về lượng.

Đối với khách hàng chỉ tiêu này phản ánh số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Căn cứ vào mức dư nợ và sự gia tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có thể đánh giá ngân hàng có mở rộng được hoạt động CVKHCN hay khơng? Khi đánh giá chỉ tiêu này, cần kết hợp đánh giá cùng chỉ tiêu

nợ xấu và nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân để phản ánh chính xác hơn sự phát triển của CVKHCN.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là % mức độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN năm nay so với dư nợ cho vay KHCN trong năm trước đó. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Tốc độ gia tăng dư nợ CVKHCN (%)

=

Dư nợ CVKHCN năm N

x 100% Dư nợ CVKHCN năm N -1

Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân cũng như tốc độ gia tăng dư nợ càng cao thì quy mơ cho vay khách hàng cá nhân của khách hàng càng lớn. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đang phát triển cho vay khách hàng cá nhân, tuy nhiên gia tăng dư nợ cho vay, ngân hàng cần chú ý đến tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn, cần đảm bảo tỷ lệ nợ xấu và nợ q hạn ln giữ ở mức có thể kiểm sốt được.

*Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân/Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này được tính bằng thương số giữa tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại một thời điểm và tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nếu con số này năm nay lớn hơn năm trước thì ngân hàng đã tăng cường hoạt động cho vay khách hàng cá nhân chứng tỏ hoạt động CVKHCN của ngân hàng đang phát triển.

Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân/Tổng dư nợ cho biết dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại

Tỷ trọng dư nợ CVKHCN = Tổng dự nợ cho vay khách hàng cá nhân X 100% Tổng dư nợ của hoạt động tín dụng

Mặt khác, khi đánh giá chỉ tiêu này cũng cần đánh giá tỷ trọng của dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ cho vay và trên tổng nguồn vốn huy động để thấy được mức độ tài trợ của ngân hàng đối với nhu cầu vay của khách hàng. Một sự gia tăng về tỷ trọng cho vay sẽ cho thấy ngân hàng đang theo đuổi việc mở rộng cho vay đối với khách hàng.

Thứ tư: Lợi nhuận tăng trưởng từ hoạt động cho vay KHCN

Lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân là tổng lợi nhuận hoặc thu lợi nhuận mà ngân hàng thu được khi triển khai cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân.

Chỉ tiêu tốc độ gia tăng lợi nhuận từ CVKHCN phản ánh sự phát triển của hoạt động CVKHCN. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Tốc độ gia tăng lợi nhuận CVKHCN

(%)

=

Lợi nhuận CVKHCN năm N

x 100% Lợi nhuận CVKHCN năm N -1

Lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân tăng hoặc giảm qua các năm thể hiện quy mô và xu hướng biến động hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân tăng lên đồng nghĩa quy mô cho vay được mở rộng và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng đang phát

triển. Ngược lại, nếu lợi nhuận giảm đồng nghĩa quy mô cho vay khách hàng cá nhân bị thu hẹp.

1.2.2.2.Xét từ góc độ khách hàng

Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân thể hiện mức độ hợp lý trong việc sử dụng vốn cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. Để phát triển cho vay khách hàng cá nhân, ngân hàng thương mại phải tính tốn cơ cấu dư nợ hợp lý nhằm giảm thiểu những rủi ro trong cho vay. Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân được tính theo thời gian, theo sản phẩm, theo tài sản đảm bảo.

Thứ nhất, Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo thời gian được tính bằng cơng thức sau:

- Theo thời gian ngắn hạn: Tỷ trọng dư nợ

CVKHCN ngắn hạn =

Dư nợ CVKHCN ngắn hạn

x 100% Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

- Theo thời gian trung hạn: Tỷ trọng dư nợ

CVKHCN trung hạn =

Dư nợ CVKHCN trung hạn

x 100% Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

- Theo thời gian dài hạn Tỷ trọng dư nợ

CVKHCN dài hạn =

Dư nợ CVKHCN dài hạn

x 100% Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm được tính bằng cơng thức sau : Cơ cấu dư nợ

CVKHCN sản phẩm =

Dư nợ CVKHCN sản phẩm

x 100% Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN tài sản đảm bảo được tính bằng cơng thức sau : Cơ cấu dư nợ

CVKHCN TSĐB =

Dư nợ CVKHCN TSĐB

x 100% Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Nếu cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân hợp lý và phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng cũng như nhu cầu của khách hàng thì cho vay khách hàng cá nhân càng phát triển và ngược lại.

Thứ hai: Nợ quá hạn:

Nợ quả hạn trong cho vay khách hàng cá nhân là nợ gốc mà khách hàng khơng có khả năng hồn trả khi đến thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn làm giảm chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân vì vi phạm tính hồn trả, ảnh hưởng đến niềm tin của ngân hàng đối với khách hàng.

Nợ quá hạn được phân theo các nhóm nợ từ nhóm 2, 3, 4 , 5. Mỗi nhóm nợ thể hiện mức độ nghiêm trọng riêng của từng khoản nợ, khi đánh giá sự phát triển về chất hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ q hạn và được tính theo cơng thức:

Tỷ lệ nợ q hạn được tính tốn là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị dư nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân với tổng dư nợ CVKHCN của ngân hàng tại thời điểm nhất định. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng giảm và chất lượng CVKHCN của ngân hàng giảm theo, từ đó ảnh hưởng đến phát triển hoạt động này tại ngân hàng.

Thứ ba: Nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu

Phát triển cho vay khách hàng cá nhân về chất lượng một phần được thể hiện ở mức độ an tồn của nguồn vốn cho vay thơng qua chỉ tiêu nợ xấu. Nợ xấu là các khoản nợ ngân hàng chưa thu hồi được khi đến hạn hoặc khơng có khả năng thu hồi. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn); nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Để đánh giá tình hình nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng, người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và được tính theo cơng thức:

Tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thấp chứng tỏ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân càng phát triển về chất lượng và ngược lại.

Thu nhập cho vay khách hàng cá nhân là tổng thu lãi hoặc thu lãi thuần mà ngân hàng thu được khi triển khai cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân.

Chỉ tiêu tốc độ gia tăng thu nhập từ CVKHCN phản ánh sự phát triển của hoạt động CVKHCN. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Tốc độ gia tăng thu nhập CVKHCN (%) =

Thu nhập CVKHCN năm N

x 100% Thu nhập CVKHCN năm N -1

Thu nhập cho vay khách hàng cá nhân tăng hoặc giảm qua các năm thể hiện quy mô và xu hướng biến động hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Thu nhập cho vay khách hàng cá nhân tăng lên đồng nghĩa quy mô cho vay được mở rộng và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng đang phát triển. Ngược lại, nếu thu nhập giảm đồng nghĩa quy mô cho vay khách hàng cá nhân bị thu hẹp.

1.2.3.Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Nhân tố chủ quan

Nguồn lực tài chính của chi nhánh

Bất kỳ hoạt động tín dụng và đầu tư nào cũng cần được cân đối với nguồn vốn hiện có của ngân hàng. Một trong những điều kiện cần có để ngân hàng phát triển cho vay KHCN là ngân hàng cần phải có một lượng vốn huy động đủ lớn. Nguôn vốn huy động của ngân hàng bao gồm hai bộ phận là vốn huy động từ tiền gửi và vốn huy động từ phát cổ phiếu. Đây được coi là yếu tố đầu vào thường xuyên nhất trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Do đó, nếu ngân hàng có nguồn vốn huy động lớn và chính sách cho vay của ngân hàng hướng đến đối tượng KHCN thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi để ngân hàng thực hiện mở rộng cho vay. Ngược lại, trong điều kiện quy mô nguồn vốn huy động bị thu hẹp do tác động bất lợi của yếu tố kinh tế vĩ mơ và các yếu tố khác thì việc mở rộng cho vay sẽ trở nên khó khăn hơn vì thiếu nguồn tài trợ.

Hoạt động quảng cáo, tiếp thị ngân hàng là hệ thống các chiến lược, biện pháp, các chương trình, hoạt động tác động vào tồn bộ quá trình tổ chức, cung ứng dịch vụ của ngân hàng nhằm sử dụng các nguồn lực của ngân hàng một cách tốt nhất trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu, hoàn thành mục tiêu đã định.

Các hoạt động quảng cáo tiếp thị có vai trị quan trọng đưa các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng đến gần hơn với người tiêu dùng. Để phát triển kinh doanh dịch vụ tìn dụng tiêu dùng thì các hoạt động quảng cáo, tiếp thị là một trong những khâu then chốt để quyết định chiến lược cũng như định hướng phát triển dịch vu. Ngân hàng có thể thu hút nhiều khách hàng thơng qua chương trình tiếp thị, khuyến mãi, hơn thế nữa các chương trình quảng cáo cịn giúp ngân hàng giữ chân những khách hàng cũ.

- Chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là đội ngũ cán bộ trực tiếp tiếp xúc khách hàng, tư vấn cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng đến khách hàng có nhu cầu. Do đó, nguồn nhân lực ngân hàng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại. Cán bộ tín dụng có khả năng chun mơn, trình độ nghiệp vụ tốt, có khả năng giao tiếp và đạo đức sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng nhờ sự tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình, sự cung cấp dịch vụ nhanh chóng, chính xác, sự thỏa đáng trong giải quyết khiếu nại và sự chuyên nghiệp trong phong cách, thái độ phục vụ. Sự hài lòng của khách hàng cao, đồng nghĩa khách hàng sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng do ngân hàng cung cấp, tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô khách hàng làm tiền đề phát triển cho vay tiêu dùng.

-Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đảm bảo sẽ giúp phương thức giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng trở lên dễ dàng. Ngoài Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn phục vụ các giao dịch như: Giao dịch qua máy ATM,dịch vụ InternetBanking, dịch vụ MobileBanking, Trung tâm hỗ trợ 24/24...Vì vậy Cơ sở

vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến cho vay KHCN của NHTM

1.2.3.2. Nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế vĩ mô

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố tác động mạnh tới CVTD của NHTM. Các NHTM sẽ dễ dàng huy động vốn và sử dụng vốn trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng tốt. Khi đó mức sống của người dân được nâng cao thu nhập ổn định nhu cầu mua sắm hàng hóa dịch vụ cũng thay đổi theo chiều hướng đa dạng, phong phú hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để NHTM phát triển hoạt động CVTD. Ngược lại khi nền kinh tế suy thối thì NH sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc mở rộng cho vay. Đặc biệt là cho vay tiêu dùng vì lúc này người dân có xu hướng giảm nhu cầu trong việc chi tiêu.

Lạm phát trong nền kinh tế cũng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của người dân. Khi lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, sức mua của đồng tiền giảm, làm cho thu nhập thực tế của người dân giảm. Trong điều kiện này, xu hướng phổ biến là người dân sẽ tập trung vốn đầu tư vào vàng hoặc đồng ngoại tệ và giảm nhu cầu chi tiêu. Từ đó, hoạt động phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng cũng gặp khó khăn

Yếu tố lãi suất thị trường cũng ảnh hưởng tới hoạt động CVTD. Khi lãi suất

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 33 - 48)

w