.Vai trò của chovay kháchhàng cá nhân

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 32 - 33)

1.1 .Cho vay kháchhàng cá nhân của Ngân hàng thương mại

1.1.6 .Vai trò của chovay kháchhàng cá nhân

Việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân là rất cần thiết vì hoạt động này thực tế đang tạo ra nhiều lợi ích cho ngân hàng.

Cho vay khách hàng cá nhân có mức sinh lời ngày càng tăng. cho vay khách hàng cá nhân từ lâu đã được coi là một phần rất quan trọng của Ngân hàng thương mại, đặc biệt là cho vay khách hàng cá nhân được coi là phần quan trọng nhất của ngân hàng bán lẻ. Thậm chí theo Peter Drugger cho vay khách hàng cá nhân trong đó có cho vay khách hàng cá nhân được coi là cứu cánh cuối cùng của Ngân hàng thương mại từ thập niên 70, khi mà tín dụng khách hàng doanh nghiệp bị cạnh tranh khốc liệt bởi các cơng ty tài chính, các quỹ đầu tư của thị trường chứng khoán.

Mặt khác, Đời sống người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu chi tiêu của người dân ngày càng tăng chứng tỏ đời sống của họ đã được cải thiện, nhu cầu sửa chữa, sửa sang nhà cửa, mua sắm, đi du lịch… ngày càng gia tăng. Đời sống được cải thiện, nhu cầu vay vốn nhỏ để kinh doanh cũng như kinh doanh bất động sản cũng gia tăng mạnh. Trong bối cảnh như vậy, cho vay khách hàng cá nhân là mảng tín dụng có nhiều tiềm năng, do đó đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân là điều mà tất cả các ngân hàng đang hướng tới.

Tuy nhiên, Tỷ lệ người dân Việt Nam tiếp cận với dịch vụ ngân hàng cịn ít. Với quy mơ dân số trên 90 triệu dân, trong đó phần lớn là dân số trẻ, trình độ dân trí ngày càng cao, nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao nhiều năm qua, thêm vào đó, chưa đến 10% dân số tiếp cận với dịch vụ ngân hàng vì thế đây là cơ hội tiềm năng của thị trường cho vay khách hàng cá nhân cho các ngân hàng. Mặt khác, theo các số liệu thống kê người dân Việt Nam có tỷ kệ vay thấp hơn rất nhiều so với nước có cùng thu nhập cá nhân bình qn đầu người, tổng số tiền vay tín dụng cá nhân chỉ khoảng 5% GDP trong khi đó, tổng số tiền vay tín dụng cá nhân của các nước khác trên thế giới đạt hơn 15% GDP. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, thì trường KHCN là thị trường vẫn đang được bỏ trống, chưa được khai thác nhiều ở Việt Nam. Do đó, việc đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là xu thế đúng đắn của các Ngân hàng thương mại hiện nay.

1.2. Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân

1.2.1. Khái niệm chất lượng cho vay khách hàng cá nhân

Chất lượng cho vay là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh mức độ thích nghi của NHTM đối với sự thay đổi của mơi trường bên ngồi trong q trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Chỉ tiêu này có thể được xác định qua một số yếu tố như: thu hút được nhiều khách hàng tốt, thủ tục đơn giản nhanh chóng, mức độ an tồn vốn tín dụng, khả năng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Chất lượng tín dụng là kết quả được đánh giá qua quá trình kết hợp hoạt động giữa các con người và giữa các bên tham gia vì một mục tiêu chung.

Xét trên góc độ đối với ngân hàng, chất lượng CVTD là khoản vay phù hợp với thực lực tài chính và quản lý của ngân hàng. Đồng thời thể hiện ở việc đảm bảo an toàn và sinh lợi từ hoạt động CVTD để trang trải các chi phí, bù đắp các rủ ro trong cho vay, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Xét trên góc độ đối với khách hàng, khách hàng thường đánh giá chất lượng CVTD qua nhiều yếu tố. Cụ thể là khoản vay được đáp ứng đầy đủ nhanh chóng, lãi suất cạnh tranh, kì hạn trả nợ phù hợp với điều kiện kinh tế của khách hàng.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w