Bối cảnh hội nhập

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. (Trang 50 - 52)

2.4.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới t n m 2015 đến nay

Giai đoạn 2015 – 2019, nền kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi trên nhiều thị trường lớn như EU, Mỹ, Ấn Độ, ASEAN. Mức tăng trưởng bình quân của nền kinh tế thế giới năm 2019 đạt 3,6%. Đây là tín hiệu mừng cho các doanh nghiệp trên tồn cầu, đặc biệt là đối với giới đầu tư. Dòng vốn của các nhà đầu tư đã bắt đầu quay trở lại với các thị trường này. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều thách thức đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp theo hình thức đầu tư trực tiếp, khi căng thẳng về chính trị tại một số thị trường như Thái Lan, Ucraina, hay là căng thẳng trên biển Đơng, có thể sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tại EU, bài tốn nợ cơng vẫn chưa có lời giải đáp, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, và xu hướng tăng lạm phát, sản xuất phục hồi chậm, “bóng ma” khủng hoảng vẫn cịn chưa tan, nguy cơ rơi vào tái khủng hoảng vẫn chực chờ. Tất cả các yếu tố đó dẫn tới xu hướng địi ly khai khỏi EU của một số quốc gia trong khối.

Việc một số quốc gia trong khu vực như: Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan thực hiện cải cách cơ chế, tăng cường cải thiện mơi trường kinh doanh, hồn thiện hệ thống pháp lý về đầu tư theo hướng ngày càng cởi mở hơn sẽ khiến cho các dịng vốn có thể tiếp tục chảy vào khu vực này trong những năm tới. Xu hướng đầu tư nội khối cũng sẽ tăng lên khi các quốc gia ASEAN hoàn tất các thủ tục thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới, đây là nền tảng cơ bản giúp Việt Nam hấp thụ được những cải tiến tích cực từ mơi trường kinh doanh của các quốc gia trên thế giới và khu vực.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc chính thức nổ ra từ ngày 22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ (để ngăn chặn hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ từ Trung Quốc). Đáp trả hành động của Mỹ, ngày 2/4/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ... Từ đó đến nay, sự leo thang căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới 2 nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế tồn cầu và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi vịng xốy đó11.

Năm 2020, bắt đầu từ Trung Quốc, đại dịch Covid-19 bùng nổ và sau đó lan mạnh khắp địa cầu, điều này làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh khắp thế giới bị ngưng trệ và các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn đột ngột. Hàng loạt các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách tài khố và tiền tệ được đưa ra nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trên thị trường vượt

11 Hoàng Thị Thúy (2019), Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Tạp chí

49

qua khó khăn khi đối diện với tình trạng suy thối tồn cầu. Trong bối cảnh này, kinh tế thế giới đứng trước các luồng xu hướng:

(1). Bảo hộ mậu dịch của các quốc gia trên thế giới tăng cao nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa có đủ thời gian phục hồi hậu Covid-19. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các quốc gia hướng về xuất khẩu như Việt Nam. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh cho dù có thơng thống

hơn nhưng với các “rào cản” về thị trường trong tình hình mới cũng khó duy trì khả năng hoạt động của các doanh nghiệp.

(2). Áp lực về thâm hụt ngân sách (do nguồn thu hạn chế, nguồn chi ngân sách đặc biệt chi cho y tế, an sinh xã hội trong đại dịch) làm cho khả năng thiết lập các điều kiện thuận lợi mới cho môi trường kinh doanh trở nên khó khăn hơn.

2.4.1.2. Bối cảnh kinh tế Việt Nam t n m 2015 đến nay

Việt Nam đang và sẽ tiếp tục có đà tăng trưởng ấn tượng và khá vững chắc của cả q trình đổi mới nói chung và cải thiện mơi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh thời gian qua nói riêng. Theo đó, tăng trưởng GDP phục hồi rõ nét sau giai đoạn 2011 - 2015, duy trì được tốc độ cao, đặc biệt là trong các năm 2017 - 2019; tính chung giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng GDP dự kiến khoảng 6,84%/năm (đạt mục tiêu 6,5 - 7% của Kế hoạch 2016 - 2020 đã đề ra); đóng góp của khu vực Cơng nghiệp xây dựng vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đã tăng lên hơn 44% (so với mức tương ứng 39,9% giai đoạn 2011 - 2015). Trong đó, ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo mặc dù có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại do sức cầu bên ngoài giảm sút, nhưng vẫn có mức tăng khá, trung bình 12,8%/năm trong giai đoạn 2016 - 2019, đóng góp 32% vào tăng trưởng GDP tồn nền kinh tế; năng suất lao động giai đoạn này tăng trung bình 5,8%/năm (so với mức tăng tương ứng 4,3%/năm của giai đoạn 2011 - 2015). Theo báo cáo của U.S. News & World Report, Việt Nam đứng vị trí thứ 8 (tăng 15 bậc, từ vị trí 23 năm 2018) trong bảng xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019; Việt Nam đang có sự ổn định tích cực cả mơi trường chính trị và kinh tế vĩ mơ, những tiến bộ về duy trì tốc độ tăng trưởng cao GDP (2 năm 2018 và 2019 đều tăng trên 7%), kiểm soát lạm phát, thâm hụt ngân sách, cải thiện dự trữ ngoại hối, nợ xấu và hệ số tín nhiệm quốc gia; năm 2019, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ của ngành vận tải và viễn thông không ngừng được cải tiến và giúp cộng hưởng được cả những động lực tăng trưởng từ xuất khẩu và khai thác tổng cầuthị trường nội địa của nền kinh tế gần 100 triệu dân12.

Cách mạng Cơng nghiệp (CMCN) 4.0 lan rộng và sự “góp mặt” của các FTA như Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định

12 Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí (2020), Triển vọng kinh tế Việt Nam n m 2020 và giai đoạn tới, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp ngày 24/04/2020

50

Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam. Bên cạnh đó, các FTA này tác động tích cực tới lao động, trong đó những ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày... dự báo sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Ngồi ra, tác động từ CPTPP và EVFTA cịn có thể đến từ việc tạo sức ép cải thiện thể chế và mơi trường kinh doanh, tác động tích cực trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, với một nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xu thế tăng trưởng chậm của nền kinh tế thế giới và nới lỏng tiền tệ của nhiều nước lớn trong thập niên tới, gắn với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mâu thuẫn địa chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đốn của các nước, nợ cơng các nước tăng cao... Đồng thời, Việt Nam cũng tiếp tục chịu tác động của các xu thế già hóa của dân số, cách mạng cơng nghệ 4.0, xu thế hình thành các mega-FTA và gia tăng tính kết nối khu vực, xu thế dịch chuyển dữ liệu xuyên biên giới, tác động của biến đổi khí hậu, sự nổi lên của châu Á với 2 quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ trong khi đồng USD sẽ giảm dần sức mạnh vốn có. Cùng với đó, trong bối cảnh dịch Covid-19 cịn phức tạp, doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam sẽ đứng trước những rào cản khó lường, do đó việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm thiểu những khó khăn cho doanh nghiệp là điều thiết yếu trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w