3.2. Thực trạng môi trường kinhdoanh vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2015-2019
3.2.6. Cơ sởhạ tầng
Tiếp cận đất đai
Có thể thấy vùng ĐNB là nơi có chỉ số về tiếp cận đất đai thấp nhất cả nước. So sánh kết quả qua các năm, TP.HCM là địa phương có chỉ số “tiếp cận đất đai” thấp nhất. Điều này có thể dễ hiểu bởi là thành phố có tính năng
động và tốc độ phát triển cao nhất nước nên khả năng tiếp cận với nguồn tài nguyên đất trở nên khó khăn hơn so với các địa phương khác trong vùng. Riêng về chỉ tiêu này, trong giai đọan 2013 đến 2017, khả năng tiếp cận đất của Bình Dương tụt dốc mạnh.Với sự phát triển lan tỏa của TP.HCM sang các vùng lân cận, điều này làm cho đất đai ở các tỉnh ven TP.HCM trong đó có Bình Dương trở nên khan hiếm hơn. Các địa phương có sự tương đồng cao, chỉ có sự khác biệt nhỏ (tăng hoặc giảm nhẹ) về điểm chỉ số thành phần này giữa năm 2017 và 2016.
Thực tế ở Việt Nam nói chung và Đơng Nam bộ nói riêng, đất đai là tài sản quan trọng nhất để góp vốn liên doanh liên kết hoặc thế chấp vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Hiện nay, nhà đầu tư trong nước còn gặp một số bất lợi khi thuê đất từ nhà nước. Nhà đầu tư trong nước ít khi thuê được đất của nhà nước trả trước một lần mà nếu được không phải doanh nghịêp vừa và nhỏ nào cũng đủ khả năng trả hết một lần. Trong khi đó, nếu họ thuê đất trả tiền hàng năm thì họ khơng có quyền gì với đất (ngoại trừ mục đích đã được xác định trong thời gian th), nhất là khơng có quyền bán hoặc dùng đất để thế chấp trừ quyền được thế chấp các tài sản trên đất. Quy định này tạo nên một điều thiếu rõ ràng giữa chủ đất và chủ nợ - ngân hàng (làm thế nào ngân hàng có thể đảm bảo được quyền đối với tài sản trên đất nếu khơng có quyền đối với mảnh đất đó) và do đó hạn chế khả năng doanh nghiệp tư nhân trong nước sử dụng đất đi thuê để được thuế chấp vay vốn. Thủ tục hành chính liên quan đến đất cịn phức tạp.
Kết quả chỉ số thành phần “Tiếp cận đất đai” của các tỉnh ĐNB cho thấy các địa phương trong vùng cần có thêm nhiều nỗ lực nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh và sự ổn định trong sử dụng đất. Ngoại trừ BRVT duy trì được điểm số tốt từ năm 2015 đến nay trên nhiều tiêu chí đánh giá, các địa phương khác dù có tiến bộ nhưng vẫn cần tiếp tục cải cách và duy trì các thành quả cải cách để tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp. Việc rà sốt lại các quy trình thủ tục để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần được xem là ưu tiên trong chính sách đất đai. Bên cạnh đó, nâng cao tính minh bạch trong quản lý khung giá đất và thực hiện các giải pháp hỗ trợ mặt bằng kinh doanh là những việc cần làm tiếp theo để việc tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp ở ĐNB được diễn ra thuận lợi.
Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, trong khoảng thời gian gần đây, khi lượng dân di cư từ các tỉnh thành đến TP.HCM và các địa phương lân cận TP.HCM thuộc vùng Đơng Nam bộ có dấu hiệu tăng nhanh đáng kể. Chính vì vậy mà cơ sở hạ tầng của ĐNB đang có dấu hiệu quá tải, khi số lượng các vụ kẹt xe, ngập úng có dấu hiệu tăng nhanh chóng, điều
được xem là một trong những rào cản cơ bản của các doanh nghiệp cần Chính phủ hỗ trợ trong q trình phát triển.
Hình 3.27. Dự báo tổng đầu tư cơ sở hạ tầng của vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2016- 2040.
Nguồn: Global Infrastructure Hub, 2020
Thiếu thốn nguồn lực, tắc nghẽn cơ sở hạ tầng, chưa có một thể chế phù hợp cho hợp tác và liên kết vùng là ba nút thắt đối với tăng trưởng của vùng Đông Nam bộ. Những nút thắt này nếu khơng được tháo gỡ thì tốc độ tăng trưởng của Đơng Nam bộ nhất định sẽ giảm, cơ cấu kinh tế sẽ khó chuyển đổi,cơ hội bứt phá vươn lên hầu như sẽ khơng có. Quan trọng khơng kém, khi sức sống và động lực của vùng kinh tế Đơng Nam bộ khơng cịn mạnh mẽ như trước thì tất yếu dẫn đến sự guy giảm kinh tế của cả nước. Ưu tiên đầu tư cho TP Hồ Chí Minh và cả vùng Đơng Nam bộ vì vậy, cần được xem xét như một ưu tiên chiến lược kinh tế của cả nước, nếu nhìn trong tái cơ cấu kinh tế tổng thể và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng cho Thành phố, khu vực và cả nước.
Hạ tầng công nghệ
Hạ tầng viễn thông liên tục được các doanh nghiệp viễn thông đầu tư, phát triển theo hướng hiện đại. Mạng cáp quang phủ đến cấp phường/xã; sóng thơng tin di động phủ 100% địa bàn các tỉnh, thành phố, hạ tầng thông tin di động 3G, 4G đã phủ khắp các khu đô thị và khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ với chất lượng ngày càng cao và “mạng 5G”- nền tảng cho kinh tế số - đang được thử nghiệm tại TPHCM. Tỉnh Bình Dương, TPHCM và Bà Rịa – Vũng Tàu đã sử dụng mạng Truyền số liệu chuyên dùng băng thông rộng cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố phủ đến cấp xã/phường. Trong Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021 của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, trong các tỉnh, thành được khảo sát, vùng ĐNB có 04 tỉnh, thành thuộc nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ
thông tin. Bên cạnh việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng, chỉ số này còn thể hiện sự thích nghi nhanh chóng của các địa phương vùng ĐNB trong các phương pháp thanh tốn mới thời kì chuyển đổi số. Đặc biệt, trong khi đại dịch Covid-19 vẫn đang hồnh hành, việc ứng dụng các giải pháp thanh tốn khơng dùng tiền mặt như thẻ thanh tốn, ví điện tử… đã giúp loại bỏ các nhược điểm của hình thức thanh tốn tiền mặt truyền thống, tạo sự thuận tiện và an toàn cho người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến. Trong các tỉnh, thành của vùng ĐNB, có 03/06 đại diện lọt nhóm 10 tỉnh, thành có số lượng tên miền “.vn” cao nhất cả nước: TPHCM(1), Bình Dương (4), Đồng Nai (6), bên cạnh đó đã có một số đại diện như: UBND TPHCM, UBND tỉnh Đồng Nai chuyển đổi IPv6 thành công choCổng Thông tin điện tử25. Hai yếu tố ứng dụng IPv6 và sử dụng tên miền “.vn” là điều kiện quan trọng cho Internet thế hệ mới, phục vụ cho việc phát triển hạ tầng số, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số quốc gia, hiện thực hóa sứ mệnh ứng dụng cơng nghệ cao để phát triển môi trường internet an tồn, bền vững.
Cơng tác bảo đảm an tồn thơng tin trong các cơ quan, đơn vị tiếp tục được duy trì ổn định trên mơ hình bảo đảm an tồn thơng tin cho hệ thống thông tin 4 lớp; triển khai Trung tâm Giám sát an toàn thơng tin (SOC - Security Operations Center) dưới hình thức thử nghiệm (POC - Proof of Concept). Cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung được quản lý tập trung thuận lợi cho việc kết nối trục của tỉnh (LGSP - Local Government Service Platform) với trục dịch vụ công quốc gia (NGSP - National Government Service Platform). Xét riêng chỉ số hạ tầng kỹ thuật ICT của các địa phương vùng ĐNB26, kết quả thống kê cho thấy chỉ số này ở các tỉnh, thành phố đã đạt được những kết quả được cải thiện: với ba địa phương thuộc nhóm tỉnh, thành có hạ tầng kỹ thuật ICT đứng đầu cả nước (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, tỉnh Bình Dương), 03 địa phương cịn lại có hạ tầng ở mức trung bình, cần được chú trọng đầu tư, phát triển để hình thành hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ đủ tiêu chuẩn.
Ở một khía cạnh khác, trong mơi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay, việc xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng là những hoạt động quan trọng đối với doanh nghiệp. Bên cạnh các kỹ năng xây dựng thương hiệu truyền thống, tiếp thị trực tuyến đang nổi lên như một công cụ mới hiệu quả, dễ triển khai, chi phí thấp. Mơi trường trực tuyến đang trở thành công cụ tiếp thị quan trọng và phù hợp với các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt các doanh nghiệp vừa vả nhỏ. Vì vậy mà sàn giao dịch Thương mại điện tử Đông Nam bộ được vận hành từ tháng 4 năm 2010 tập hợp các doanh nghiệp chủ lực của vùng, tạo lập một không gian giao dịch trực tuyến
cho doanh nghiệp. Đây được coi là một kênh hỗ trợ thông tin đa chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhằm kết nối, phát huy được các nguồn lực của cộng đồng