Một số cải cách của Việt Nam về môi trường kinhdoanh cho doanhnghiệp trong

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. (Trang 52)

trong quá trình hội nhập

Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác định cải cách thể chế góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh là một trong ba khâu đột phá trong chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, tiếp sau Hiến pháp năm 2013, có thể nói, từ năm 2014 với hàng loạt các thay đổi tạo nên sự khác biệt về chất của thể chế kinh tế đã mang lại những tác động to lớn và tích cực đối với môi trường kinh doanh mà cộng đồng doanh nghiệp đã mong đợi từ lâu.

Trong năm năm liên tiếp từ 2014 đến 2018, Chính phủ ban hành năm Nghị quyết cùng mang số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó mục tiêu quan trọng được đặt ra là lọt vào nhóm bốn quốc gia có mơi trường kinh doanh tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Kết quả thực hiện các Nghị quyết này đã giúp môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện 29 bậc trên bảng xếp hạng của Báo cáo Mơi trường kinh doanh (Doing Business), từ vị trí thứ 99 vào cuối năm 2013 lên vị trí thứ 70 vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, nếu xét riêng trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn chưa hồn thành được mục tiêu lọt vào nhóm bốn nước có mơi trường kinh doanh tốt nhất, chúng

51

ta vẫn đứng sau Singapore (xếp thứ 02), Malaysia (xếp thứ 12), Thái Lan (xếp thứ 21) và Brunei (xếp thứ 66).

Nghị quyết 02 năm 2019 đã đề ra mục tiêu cho giai đoạn ba năm, từ 2019 đến 2021, tập trung vào các vấn đề về cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh, chuyển đổi số và hệ sinh thái khởi nghiệp. Đầu năm 2020, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 02 của năm 2020 nhằm nhắc lại các mục tiêu của Nghị quyết 02 năm 2019, đồng thời đưa ra các biện pháp cần phải triển khai trong năm. Nghị quyết số 35/NQ- CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được ban hành vào giữa năm 2016, cho cả nhiệm kỳ Chính phủ. Nghị quyết 35 vừa thể hiện quan điểm, định hướng, các nguyên tắc và biện pháp chính mà Chính phủ xác định trong cơng tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Một quan điểm xuyên suốt của Nghị quyết 35 là tập trung phát triển kinh tế tư nhân, “doanh nghiệp tư nhân là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế”.

Các nhóm giải pháp của Nghị quyết 02 vẫn có ba nội dung được duy trì và tiếp nối của nhiều năm gồm (1) Cải thiện thứ hạng trong các bộ chỉ số của quốc tế, (2) Đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh và (3) Cắt giảm kiểm tra chuyên ngành. Việc Chính phủ tiếp tục đưa ba nội dung này vào Nghị quyết 02 cho thấy mối quan tâm, lắng nghe của Chính phủ đối với các kiến nghị cải cách của cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nghị quyết 02 năm 2020 tiếp tục tập trung hai nhóm giải pháp đã được đề ra từ Nghị quyết 02 năm 2019 về (4) Thanh toán điện tử, áp dụng thủ tục hành chính cấp độ 4 và

(5) Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây là những biện pháp then chốt giúp Việt Nam nhanh chóng thực hiện quá trình chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển kinh tế. Một số cải cách về môi trường kinh doanh được thể hiện thông qua các văn bản pháp luật bao gồm các nội dung:

Thứ nhất, đơn giản hóa, hợp lý hóa, giảm chí phí và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, thủ tục đầu tư.

Theo xếp hạng của Ngân hàng về mức độ thuận lợi trong kinh doanh, Luật doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ cắt giảm 5 thủ tục (so với 10 thủ tục trước đây); và thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp cũng sẽ giảm từ 34 xuống cịn 6 ngày. Với thay đổi nói trên, chỉ số khỏi sự kinh doanh của nước ta có thể sẽ được cải thiện rõ rệt. Ngồi ra, với việc bãi bỏ ghi ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì tồn bộ các u cầu, thủ tục và chi phí đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh như trước đây cũng sẽ bài bỏ. Trước đây, khoảng hai phần 3 số công việc của cơ quan đăng ký kinh doanh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Đồng

52

thời, Luật đầu tư (sửa đổi) cũng bãi bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với tất cả các dự án đầu tư trong nước, bất kể quy mô và ngành, nghề kinh doanh; thu hẹp phạm vi cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài; chỉ yêu cầu xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài và dự án của doanh nghiệp FDI mà trong đó nhà đầu tư nước ngồi nắm giữ từ 51%. Đồngthời, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư cịn 15 ngày, thay vì 45 ngày như trước đây.

Thứ hai, quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đã được mở rộng.

Lần đầu tiên, doanh nghiệp Việt Nam được tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề mà luật khơng cấm. Luật Đầu tư 2014 có những điểm mới, tiến bộ và phạm vi điều chỉnh rõ ràng hơn so với Luật Đầu tư 2005. Trong đó, đáng chú ý là cải cách quy định về lĩnh vực cấm đầu tư kinh doanh và đầu tư kinh doanh có điều kiện, đó là sự thay đổi phương pháp tiếp cận, thay vì “chọn cho” (nghĩa là cái gì cho thì ghi trong luật), đã chuyển sang cách “chọn bỏ” (quy định những gì cấm, cịn lại thì doanh nghiệp, nhà đầu tư được phép đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật). Đây là quy định tiến bộ, khẳng định “Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật khơng cấm”. Theo đó, Điều 6, Luật Đầu tư 2014 đã vạch rõ giới hạn của các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, gồm 07 ngành nghề theo Luật số 03/2016/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2016 sửa đổi Điều 6 và phụ lục 4 của Luật Đầu tư (so với 06 ngành nghề trong Luật Đầu tư 2014). Tất cả những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều này đều đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, nhưng được tổng hợp trong Luật Đầu tư để làm rõ hơn quy định về quyền tự do kinh doanh của cơng dân. Ngồi ra, Luật Đầu tư 2014 đã quy định danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thay vì trước đây phải tìm hiểu qua các văn bản chuyên ngành. Theo Luật số 03/2016/QH14, danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bao gồm 243 ngành nghề (so với 267 ngành nghề trong Luật Đầu tư 2014). Điều đáng chú ý là Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp (sửa đổi) đã coi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh tương ứng do pháp luật đặt ra đối với người dân và doanh nghiêp là một hình thức hạn chế quyền kinh doanh của người dân. Vì vậy, các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, và điều kiện kinh doanh phải phùhợp với khoản 2 Điều 14 của Hiến pháp năm 2013. Đó là: “Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng”. Sự đổi mới tư duy và hàm ý chính sách nói trên chắc chắn mở đường cho một cuộc cải cách đột phá trong các quy định hiện hành về điều kiện kinh doanh. Quy định này cũng tránh được cách hiểu khác nhau của người thi

53

hành, áp dụng luật. Cái bẫy “kinh doanh trái phép” đối với doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp về cơ bản đã được tháo bỏ.

Đối với Luật Doanh nghiệp năm 2014, việc thành lập doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều do Luật này không yêu cầu nhà đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện kinh doanh khi xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Luật này tạo ra khung khổ pháp lý linh hoạt hơn cho hoạt động của công ty bằng cách cho phép các công ty linh hoạt hơn trong lựa chọn mơ hình tổ chức quản trị, linh hoạt hơn trong việc quy định nguyên tắc quản trị cụ thể phù hợp thực tế của công ty, như: cho phép công ty cổ phần tự do lựa chọn hình thức tổ chức quản lý theo mơ hình “đơn hội đồng” hoặc “đa hội đồng”. Luật này cũng bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư khi có u cầu cao hơn về cơng khai hóa thơng tin đối với cơng ty, mở rộng quyền tiếp cận thông tin cho các cổ đông, tăng cường quyền được tiếp cận thông tin, định kỳ hoặc theo yêu cầu, đối với mọi cổ đông không hạn chế về tỷ lệ sở hữu cổ phần, đặc biệt đối với các thơng tin về quản lý và giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi của doanh nghiệp; xác định rõ hơn, cụ thể hơn nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp.

Thứ ba, bảo vệ tốt hơn, hiệu lực hơn các quyền của các nhà đầu tư

Quyền sở hữu tài sản và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu tài sản tư nhân là một trong các đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường hiện đại. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới chỉ số hiệu lực bảo vệ quyền sở hữu của các nhà đầu tư ở nước ta rất thấp, ở vị trí thứ 165/189 quốc gia và nền kinh tế đượcxếp hạng. Những thay đổi trong hàng loạt các điều, khoản có liên quan của Luật doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ có cải thiện vượt bậc mức độ bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư tại Việt nam. Đó là những thay đổi: (i) tạo điều kiện dễ dàng và thuận lợi hơn, ít tốn kém hơn cho các cổ đông nhỏ trong việc trực tiếp khởi kiện những người quản lý cơng ty; (ii) mở rộng đối tượng những người có lợi ích liên quan của cơng ty theo đúng thông lệ quốc tế; tăng thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông trong việc xem xét, chấp thuận các giao dịch của cơng ty với những người có liên quan của cơng ty; thực hiện cơng khai, minh bạch hóa thơng tin và nâng cao hiệu lực giám sát đối với giao dịch của cơng ty với những người có liên quan; và (iii) nâng cao và thắt chặt trách nhiệm của những người quản lý, những người có liên quan của cơng ty trong việc cơng khai hóa, minh bạch hóa thơng tin, cũng như trách nhiệm của họ trong bồi thường thiệt hại từ các giao dịch đó đối với cơng ty. Ngồi ra, việc thay đổi khái niệm “doanh nghiệp nhà nước” từ năm 2021, theo đó, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, cũng thể hiện hàm ý chính sách tôn trọng đầy đủ và công bằng quyền của các cổ đơng trong các cơng ty có vốn đầu tư của nhà nước; và quyền và lợi ích của họ sẽ được bảo vệ theo đúng các nguyên tắc và thực tiễn tốt của quản trị cơng ty. Những thay đổi nói

54

trên đã tiến sát với thơng lệ quốc tế tốt; và có thể giúp chỉ số bảo vệ nhà đầu tư cải thiện được cải thiện mạnh.

Thứ tư, giảm chi phí tuân thủ, cải thiện đáng kể mức độ thuận lợi, dễ dàng đối với kinh doanh

Đi đầu, đột phá trong giảm chí phí tuân thủ, cải thiện đáng kể mức độ thuận lợi và dễ dàng đối với kinh doanh là Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về một số giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nghị quyết đã đề ra gần 50 giải pháp, trong đó, trọng tâm là tập trung cải thiện các chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới để hết năm 2020, năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh Việt nam tối thiểu bằng trungbình ASEAN 4. Với sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, kết quả thực hiện cho đến nay là rất đáng kể. Các bộ, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp mang lại kết quả rõ nét. Ngoài chỉ số khởi sự kinh doanh và bảo vệ nhà đầu tư như trình bày trên đây, thì thời gian nộp thuế và nộp bảo hiểm của doanh nghiệp đã giảm từ 872 giờ xuống còn khoảng 170 giờ/năm. Doanh nghiệp sẽ nộp thuế hàng quý, thay vì hàng tháng như hiện nay. Hồ sơ kê khai thuế được đơn giản hóa đáng kể khơng chỉ giảm chi phí tn thủ, mà cịn giảm rủi ro cho doanh nghiệp vì nhầm lẫn hay sai sót trong việc kê khai... thời gian tiếp cận điện đối với trạm trung áp đã rút ngắn được 42 ngày; giảm xuống còn 18 ngày.

Thời gian và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu cũng đã giảm đáng kể. Vấn đề còn lại liên quan đến chỉ số thương mại qua biên giới chủ yếu nằm ở khâu trước và sau thông quan hàng hóa. Đó là khoảng 200 loại giấy phép, giấy chứng nhận chuyên ngành được quy định trong hàng trăm văn bản pháp luật khác nhau; đó là những yếu kém về năng lực, chồng chéo và chậm trễ trong kiểm định, kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, kiểm dịch động vật, thực vật, trong kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm… Vì vậy, việc giảm thời gian thủ tục thơng quan qua biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu từ 21 ngày xuống còn khoảng 13-14 ngày ( như mục tiêu Nghị quyết số 19) phụ thuộc chủ yếu vào sự phối hợp hiệu quả của các bộ, ngành trong cải thiện chất lượng các quy định quản lý chuyên ngành và năng lực thực hiện các quy định đó.

Thứ năm, giảm gánh nặng thuế và tạo thêm thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh

Ngày 16/5/2016, nghị quyết số 35/NQ-CP được Chính phủ thông qua về hỗ trợ và phát triển doanh nghịêp được nhiều địa phương trên cả nước tiếp nhận và thực thi theo các nội dung đưa ra nhằm mục đích tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, thực hiện cải thiện các chỉ số thành phần trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

55

cũng như nâng cao vịthế cạnh tranh của địa phương trong lộ trình phát triển kinh tế chung của cả nước. Những nguyên tắc quan trọng về doanh nghiệp được đề cập trong các nghị quyết như: Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh, Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý. Ưu điểm nổi bật của Nghị quyết 35/NQ-CP là Chính phủ tập trung, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo lập mơi trường pháp lý và mơi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đổi mới sáng tạo; đồng thời có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ các dự án đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Qua đó có thể thấy, mơi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo cơ hội và động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh có hiệu quả, mở rộng hoạt động, tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế và góp phần xóa đói giảm nghèo.

Bộ Tài chính ban hành Thơng tư 03/2021 hướng dẫn về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy định tại Nghị định số 13/2019 của Chính phủ. Theo đó, doanh nghiệp (DN) khoa học và cơng nghệ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. DN được hưởng ưu đãi được quy định tại luật Khoa học và công nghệ và Nghị định số 13. Đồng thời, phải đáp ứng một số điều kiện như DN được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận DN khoa học và công nghệ; doanh thu hằng năm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu hằng năm của DN; doanh thu được tạo ra từ dịch vụ có ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin là doanh thu từ dịch vụ mới, khơng bao gồm các dịch vụ đã có trên thị trường13

Tóm lại, những cải cách đột phá nêu trên sẽ cũng cố thêm các yếu tố nền tảng của kinh tế thị trường ở nước ta, làm cho thị trường hoàn thiện hơn,

vận hành tốt hơn trong phân bố nguồn lực. Quyền tự do kinh doanh được mở rộng và được

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w