Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. (Trang 64 - 66)

3.1. Tổng quan vùng Đông Nam bộ

3.1.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, là một bộ phận cốt lõi, là vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao15, là “đầu tàu” kinh tế trọng điểm của cả nước. Đơng Nam Bộ có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đó là: Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng số diện tích tự nhiên là 23.564 km2, chiếm 7,3 % diện tích cả nước, dân số tồn vùng là hơn 17 triệu người, chiếm 18,17% dân số cả nước. Cả vùng chiếm khoảng 42% GDP, 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu cả nước16. Trong đó, TPHCM được xem là hạt nhân của vùng với thế mạnh là địa bàn tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế; nơi có nguồn nhân lực dồi dào, có kỹ năng, là trung tâm đầu mối dịch vụ, thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, là địa bàn có mơi trường đầu tư hấp dẫn. Vùng ĐNB đã hình thành mạng lưới đơ thị vệ tinh trong một không gian mở thơng thống, liên kết với nhau thơng qua các tuyến trục và vành đai đang được xây dựng.

Vùng ĐNB có sức hấp dẫn đầu tư rất lớn, dẫn đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, đạt 12.995,7 triệu USD, chiếm 33,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp của cả nước (38.951,7 triệu USD)17. Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐNB để phát triển sản xuất, kinh doanh, đổi mới cơng nghệ. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế Vùng đang chuyển dịchđúng hướng, tập trung phần lớn vào ngành công nghiệp (47,34% GDP) và dịch vụ (31,52% GDP), nông nghiệp chỉ chiếm 10,03% GDP (năm 2019) 18. Đây cịn là trung tâm cơng nghiệp, khoa học - kỹ thuật, nơi hội tụ nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học nên có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, trình độ chun mơn cao so với mặt bằng chung của cả nước. Năm 2019, tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo chiếm 28,1% lực lượng lao động của Vùng, cao hơn mức trung bình chung của cả nước (22,8%) và cao hơn hầu hết các vùng trong nước, chỉ đứng sau vùng Đồng Bằng sông Hồng (32,4%). Do

15 Đảng Cộng sản Việt Nam, V n kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thức XIII, t1, Nxb Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, 2021, tr 256

16 https://dangcongsan.vn/kinh-te/phat-huy-tiem-nang-the-manh-vung-dong-nam-bo-va-dong-bang-song-cuu- long-

531821.html

17 Cục Thống kê (2020), Niên giám thống kê cả nước và các tỉnh vùng Đông Nam bộ, NXB Thống kê 18 Cục Thống kê (2020), Niên giám thống kê cả nước và các tỉnh vùng ĐNB, NXB Thống kê

63

đó, thu nhập bình qn đầu người trong năm 2019 của vùng cao hơn so với cả nước, Vùng ĐNB đạt 81,23 triệu/người/năm (cả nước là 50,4 triệu/người/năm). Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều khu vực nông thơn năm 2019 của vùng cịn khoảng 1,2%, giảm 0,4% so với năm 2015 (1,6%)19. Từ những phân tích trên có thể khẳng định: Vùng ĐNB đang hội tụ những lợi thế vượt trội và có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và là tiền đề quan trọng để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội góp phần bảo đảm vai trò “đầu tàu kinh tế” của Vùng ĐNB.

Tuy nhiên, kinh tế vùng ĐNB đang chứng kiến xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng liên tục trong dài hạn, đối nghịch hoàn toàn với động thái đảo ngược xu hướng này của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2019 (xem Hình 3.1). Kết quả này cho thấy đây chưa phải là mức tăng trưởng bền vững.

Việc xác định định hướng phát triển vùng là một trong những nội dung cơ bản của Chiến lược Quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 10 năm 2021 - 2030. Chiến lược đã khẳng định với chủ đề: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung

bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao”20. Trong định hướng phát triển chung, trên cơ sở bảo đảm sự nhất quán, kết nối, kế thừa và phát huy các thành tựu đã đạt được của 35 năm đổi mới; cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, tầm nhìn chiến lược để định hướng, xác định các giải pháp đột phá, thúc đẩy phát triển xã hội phù hợp với tiềm năng, lợi thế địa phương của vùng, tạo sự phát triển bứt phá, mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tiếp theo.

19 Cục thống kê (2020), Niên giám thống kê, NXB Thống kê, tr.168-169.

20 Đảng Cộng sản Việt Nam, V n kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự

64 GDP vùng ĐNB GDP cả nƣớc NămNămNămNămNămNămNămNămNăm 201120122013201420152016201720182019 5.98 5.37 5.25 7.79 6.81 7.4 6.21 6.68 6.24 8.14 7.02 7.87 7.08 9.37 10.1 10.17 11.73 12.2 14 12 10 8 6 4 2 0

Hình 3.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Đơn vị tính: %

Nguồn: Niên giám thống kê cả nước và các tỉnh vùng ĐNB (2011 – 2019)

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w